![]() |
Bi ai đời thuyền viên viễn xứ (Kỳ cuối)
1 Attachment(s)
Nhiều làng chài ở Hà Tĩnh bây giờ vắng tanh trai tráng. Những trụ cột trong các gia đ́nh giờ đang lênh đênh trên những chiếc tàu đánh cá của Đài Loan, Hàn Quốc... cho một giấc mơ đổi đời.
Lấy vợ, sinh con nhưng cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau, anh Nguyễn Văn Dương (37 tuổi) ở xóm Trung Tiến, xă Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh chọn con đường xuất ngoại làm thuyền viên viễn xứ. Sau một cú rơi hơn 10m xuống boong tàu khiến anh măi măi làm bạn cùng chiếc xe lăn. Dọc các tỉnh miền Trung, hầu như làng chài nào cũng có người làm thuyền viên trên tàu của Hàn Quốc, Đài Loan. Làng ít có đến vài ba chục người, làng nhiều lên đến hàng trăm người. Họ ra đi mang theo ước mơ thoát nghèo, nhưng những cái giá phải trả nhiều khi cũng rất khốc liệt... http://film4asia.com/forum/attachmen...1&d=1294233819 Sau chuyến đi tàu viễn xứ, thuyền viên Nguyễn Văn Dương măi măi làm bạn với chiếc xe lăn Ngày về trên chiếc xe lăn Ông Hoàng Công Tuần - phó chủ tịch UBND xă Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - cho biết hiện cả xă có 2.040 người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, trong đó đa số làm thuyền viên xa bờ và gần bờ ở Hàn Quốc, Đài Loan. Tính từ năm 1994 đến giờ cả xă có 50 người chết, hơn 30 người bị thương, hầu hết là thuyền viên. Ngồi trên xe lăn nghĩ lại chuyến đi Hàn Quốc năm 2001 làm thuyền viên đến tận bây giờ vẫn là cơn ác mộng đối với Dương. LOD là công ty xuất khẩu lao động đă đưa anh sang làm thuê trên tàu đánh cá của Hăng MoNa (Hàn Quốc), lương mỗi tháng 300 USD. Dương kể: “Rơi xuống boong tàu tui không biết trời đất ǵ nữa, chỉ nhớ trước khi rơi tui đă giẫm lên tấm ván và nó bị găy, khi tỉnh dậy đă nằm trong bệnh viện”. Tỉnh dậy anh Dương thấy ḿnh nằm bất động trên giường bệnh, cổ được nẹp bằng những thanh sắt. Anh chỉ ú ớ hỏi thuyền trưỞng mới biết ḿnh bị găy xương cổ, hệ thần kinh bị chấn động khiến anh bị liệt nửa người. Theo anh Dương, số mạng anh rất may mắn khi gặp người thuyền trưởng có trách nhiệm với thuyền viên của ḿnh. Thấy anh vẫn c̣n thở, thuyền trưởng cho người kéo lưới lên và lái tàu chạy thẳng vào đất liền để cứu chữa. Những ngày điều trị ở châu Phi thuốc men lại thiếu khiến bệnh t́nh anh khó hồi phục. Một tháng nằm điều trị, cộng thêm một tháng t́m, thuê bác sĩ anh mới bay được về nước nhưng trong t́nh trạng toàn thân nằm liệt trên ghế. Mọi ăn uống, vệ sinh đều do bác sĩ lo. “Chi phí từ điều trị đến thuê bác sĩ họ tính cũng vừa với số tiền bảo hiểm. Thấy bệnh t́nh quá nặng, cha mẹ, vợ tui lại đi vay mượn cho tui điều trị tiếp ở Bệnh viện Chợ Rẫy hơn chín tháng nữa. Trong quá tŕnh điều trị này công ty ở Hà Nội không hỏi thăm lấy một lời. Họ xem đưa được tôi về nước như thể hết trách nhiệm”- anh Dương nói. Sau khi điều trị ở Sài G̣n về anh Dương không thể đi đứng được. Từ ngực trở xuống anh không c̣n cảm giác, duy nhất hai cánh tay cử động bưng được chén cơm ăn. Hơn bảy năm nay anh sống nhờ vào sự chăm sóc của người vợ, chị Nguyễn Thị Hành. Nh́n anh ngồi trên xe lăn, chị Hành ràn rụa nước mắt: “Hoàn cảnh hai vợ chồng ở riêng rất khó khăn, khi chồng bị tai nạn cái nghèo, cái khổ lại chồng chất thêm. Hai cái đinh đóng sau cổ anh ấy đă lâu lắm rồi mà chưa có tiền ra Hà Nội lấy ra. Những ngày lạnh giá anh ấy lại kêu đau, nhiều khi tui định bàn với anh bán nhà để có tiền đi lấy đinh ra nhưng vừa nói th́ anh nạt ngang, bảo có chết cũng phải giữ lại cái nhà cho vợ con chui ra chui vào. Sao ông trời lại bất công với người nghèo như chúng tôi thế này hỡi trời!” - chị Hành khóc nấc. Một trường hợp khác ở xóm Bàn Hải, xă Kỳ Ninh, anh Nguyễn Sĩ Thắng đi tàu ở Đài Loan, trong một lần cập cảng biển Nam Phi, thuyền trưởng giao cho Thắng leo lên sơn tàu. Vừa bước lên giàn tàu, không hiểu sao đầu anh choáng váng, miệng nói ngọng rồi bổ nhào xuống khoang tàu, ngất lịm. “Lần tai nạn đó do đêm trước bị bắt làm việc cả đêm kiệt sức nên khi leo sơn tàu mới bị rơi xuống - anh Thắng nhớ lại - Hai hàm răng không c̣n một chiếc, chân phải vỡ bánh chè, đó là kết cục của một đời thuyền viên như tui”. Những nghĩa trang thuyền viên Trong hợp đồng của thuyền viên với các công ty xuất khẩu lao động có một điều khoản mà theo đó gia đ́nh phải đồng ư nếu chẳng may thuyền viên bị chết th́ chấp nhận: thủy táng; chôn cất trên đất liền hay hải đảo hoặc hỏa táng (nếu nước sở tại cho phép)... Thuyền viên Đặng Hải Tùng, làm đầu bếp cho một tàu cá xa bờ Hàn Quốc. Trong một lần xuống hầm lạnh lấy thức ăn, anh Tùng đă hôn mê và chết v́ bị nhiễm khí độc. Chủ tàu báo về gia đ́nh là chết do đột quỵ và thông báo sẽ chôn hoặc hỏa táng. Nhưng nhờ vị bác sĩ Việt kiều tên Mỹ Hà tại Senegal đấu tranh với chủ tàu, buộc phải thừa nhận anh Tùng chết do nhiễm khí độc và đồng ư đưa anh Tùng về với gia đ́nh. Liên lạc qua điện thoại với bà Mỹ Hà ở Senegal, bà cho biết cũng có nhiều trường hợp không kịp can thiệp v́ không biết, nên một số thuyền viên khi gặp nạn bị chủ tàu hỏa táng hoặc chôn cất ngay tại gần biển Senegal. Bà Hà cho biết đến giờ vẫn rất buồn về trường hợp của một thuyền viên người Quảng B́nh tên Diệu, hiện nấm mồ đang nằm tại một nghĩa trang ở Senegal. Theo bà Hà, thuyền viên này gặp nạn nhưng do không có người thân và do không ai báo nên bà không biết để can thiệp, cuối cùng chủ tàu đem chôn cất tại Senegal với một nấm mộ sơ sài. Bà Hà nói: “Dọc bờ biển Tây Phi, thuyền viên xấu số không chỉ của Việt Nam mà c̣n của nhiều nước khác như Indonesia, Trung Quốc măi măi nằm lại đâu đó trong các nghĩa địa hoang lạnh, không người thân”. Ngoài Senegal, nhiều thuyền viên c̣n kể lại hàng chục thuyền viên xấu số gặp nạn trên biển đều bị chôn dọc các vùng đảo nơi tàu đánh cá xa bờ hoạt động hay những hải cảng gần đấy. Haiti là nơi thuyền viên Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc được chôn cất nhiều nhất. Thuyền viên Hoàng Đ́nh Châu (Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết trong xă có bốn thuyền viên của gia đ́nh bà Nguyễn Thị Nhung chết khi đánh cá ở vùng biển Haiti th́ hết ba người măi măi nằm lại ở một nghĩa trang gần biển Haiti. Đảo Fiji cũng là nơi mà tàu đánh cá của Châu từng chôn cất thuyền viên xấu số. Ngay tại xă Kỳ Khang dưới chân rú Đỏ (núi Đỏ) cũng có một nghĩa địa riêng cho các thuyền viên xấu số bị chết và đưa được xác về. Nhiều gia đ́nh ở đây cho biết những người chết xa xứ như vậy, nhất là thuyền viên chết trên biển nước ngoài khi đưa về họ sợ xui cho làng nên không đưa vào nghĩa trang của xă mà đem ra núi chôn. Giờ đây, dưới chân rú Đỏ ấy có nhiều thuyền viên xấu số nằm hoang lạnh và nhiều nấm mồ gió (không có thi thể) cũng mọc lên hằng tháng. (Theo Tuổi Trẻ) |
Bi ai đời thuyền viên viễn xứ (Kỳ 2)
Hơn một tuần rồi mà sức vóc thuyền viên Lê Quang Rực (32 tuổi, xă Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), người may mắn thoát chết khi tàu In Sung 1 ch́m ở Nam cực, vẫn chưa trở lại b́nh thường. Hai mắt anh vẫn bầm đỏ trông rất mệt mỏi.
Hai bàn tay thô ráp vẫn đờ đẫn như không c̣n cảm giác. “Lúc nào anh ấy cũng kêu rất mệt, ăn ít, giấc ngủ chập chờn, có khi đang nằm ngủ bật dậy la lớn ch́m tàu, ch́m tàu...” - chị Hà, vợ anh Rực, kể. Ám ảnh Nam cực Gặp chúng tôi, gắng lắm Rực mới kể được vài câu chuyện nhớ đời trong hơn bốn tháng đi câu cá tuyết trên những vùng biển cực lạnh. Anh kể: “Đời đi đánh cá tuyết sợ nhất là lạnh. Giữa đại dương mênh mông với nước biển luôn ở độ âm, nếu tay không đeo găng dày, chân không xỏ vào ủng hầm đông, người không có đủ áo chống rét th́ không tài nào làm được việc”. Mặc dù vậy, công việc trên tàu không khi nào ngừng tay bởi người cắt cá, người rửa cá, người đưa cá vào hầm nghiêng để ướp đá. Thuyền viên làm từ 6g sáng đến 18g. Sau 6g được ăn một lần nhưng lạnh quá cũng khó ăn v́ mỗi lần nuốt là đau buốt nơi cổ họng. Sợ nhất là bị đá bắn vào người. Đó là những tảng đá đóng băng bị mũi tàu xé tan rồi bắn tứ phía. Tàu đánh cá tuyết thường xuyên phải lao đi phá những tảng đá đóng băng mới t́m được ngư trường cá giữa biển nước lạnh. Chỉ cần một miếng đá to văng trúng, thuyền viên coi như tiêu đời. Ngày sum họp của thuyền viên Trần Đ́nh Khánh (Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) với gia đ́nh, hai tay Khánh ôm lấy vợ con, cha mẹ nhưng những ngón tay không thể co duỗi b́nh thường được. Ấy là hậu quả của những tháng ngày làm việc dưới tiết trời lạnh giá. Khi vào vụ cá tuyết, Khánh phải làm việc cật lực 18 giờ/ca. Thời gian làm việc của các thuyền viên do thuyền trưởng quy định và luôn thất thường. Có lúc 2, 3 giờ sáng bị gọi dậy làm trong cái lạnh thấu tận xương tủy. Trong 40 ngành nghề xuất khẩu lao động của VN hiện nay, đánh cá xa bờ được xem là công việc nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm nhất. Đây cũng là lư do mà cuối năm 2008, Hiệp hội Xuất khẩu lao động VN thành lập Ban Cung ứng thuyền viên tàu cá với thành viên là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nhằm liên kết hỗ trợ giải quyết các rủi ro, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho thuyền viên. Tuy chưa có con số thống kê chính xác, nhưng theo một cán bộ Cục Quản lư lao động ngoài nước, số người chết và bị thương trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phần lớn là thuyền viên đánh cá xa bờ. Làm việc khắc nghiệt, nguy hiểm luôn ŕnh rập vậy mà những thuyền viên trên cho biết đồng lương họ được trả rất thấp. Người cao nhất mỗi tháng nhận được 4,7 triệu đồng, đa số 3-4 triệu đồng/tháng. Riêng thuyền viên Trần Đ́nh Khánh cho biết năm đầu vợ anh chỉ nhận được 2,8 triệu đồng/tháng trong khi hợp đồng kư mức lương 210 USD/tháng. Công việc hằng ngày của Khánh là trực câu. Khánh kể mỗi lần giàn câu được kéo lên, người thuyền viên ướt sũng, chân tay run bần bật, mặt tím bầm, hai hàm răng va vào nhau. Hết trực câu, Khánh cùng các thuyền viên phải ướp cá dưới hầm lạnh với thế đứng chôn chân hàng giờ. “Tay chân anh em thuyền viên ngày một yếu đi theo từng vụ cá, nhưng hằng ngày vẫn phải lặp lại những công việc khắc nghiệt đó. Không làm th́ bị đuổi. Nợ ngân hàng đang ôm nên thuyền viên nào cũng cắn răng chịu đựng” - Khánh kể và co duỗi bàn tay yếu ớt như minh chứng lời ḿnh nói. Đến giờ, nỗi kinh hoàng với những thuyền viên như Khánh, Rực... là những giây phút chống chọi với tử thần để giành giật sự sống. Khi tàu In Sung 1 ch́m, gắng hết sức Lê Quang Rực mới bơi được tới phao cứu sinh th́ ngất lịm v́ toàn thân bị nước làm tê cóng, Rực được bạn tàu cứu lên. C̣n Khánh nhớ như in thuyền viên Nguyễn Văn Thành do không chịu được lạnh đă không thể dùng miệng cắn dây như Khánh, Thành chỉ kịp kêu tên bạn ḿnh rồi ch́m vào giá lạnh. Không hơn con vật Thuyền viên Hoàng Đ́nh Châu (1982, Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn sởn da gà khi nghĩ lại chuyến đi biển ở khu vực biển Nam cực, vùng biển mà tàu In Sung 1 bị ch́m. Làm việc trên tàu đánh cá ngừ đại dương của Hàn Quốc, Châu cho biết mỗi ca làm không ít hơn 18 giờ. “Đường dây câu của tàu này kể từ khi thả câu và kết thúc khi kéo dây câu lấy cá là 18 giờ. Nhưng có những ngày khi thu dây câu không có cá hoặc quá ít, chủ tàu bắt làm luôn ca thứ hai thêm 18 giờ nữa”. Đó là những ca làm việc “36 giờ không ngủ” và Châu lâm trọng bệnh phải xin về nước trước hợp đồng. Làm việc trong tiết trời mưa gió lạnh buốt mà chủ tàu chỉ cho mặc áo mưa nhưng cấm đội mũ để các thuyền viên không bị ngủ gật. Châu cho biết việc thiếu ngủ lại thêm sóng đánh, gió dập nên đứng bên này boong tàu bị quăng sang bên kia là chuyện thường. Tay chân, áo quần vướng vào dây câu chảy máu, trầy xước là chuyện thường ngày. Mỗi lần chân vịt tàu bị dính dây câu th́ thuyền trưởng buộc thuyền viên thay nhau lặn xuống cắt dây hàng giờ. Dù những lần ấy được trả 50 USD/lần nhưng Châu cho biết anh em không muốn cũng không dám căi v́ sẽ bị đánh và chửi ngay. C̣n lặn xuống giữa biển Nam cực th́ nguy hiểm luôn ŕnh rập. http://film4asia.com/forum/attachmen...1&d=1294305395 Hai đứa con của thuyền viên Lê Quang Rực ôm chầm lấy cha và khóc sau những ngày ṃn mỏi đợi chờ Cũng nuôi ước mơ như bao thuyền viên khác, ngày 8-9-2010, thuyền viên Đặng Xuân Sơn (sinh 1974) tạm biệt vợ con bay sang Phuket (Thái Lan) để làm trên tàu của người Đài Loan mang kư hiệu TN CT4-3203. Đến ngày 13-12-2010, anh lặng lẽ quay về. Ngày đầu làm thuyền viên trên tàu lạ, Sơn phải làm đủ việc từ trực tàu đến chùi rửa boong tàu... Mỗi lần biển động, sóng dữ thuyền trưởng luôn bắt Sơn đứng trực không một sợi dây bảo hộ. V́ bám trụ sàn tàu để chống chọi với những cơn sóng nên bàn chân Sơn bong hết móng. Sơn cho biết lịch làm việc cứ 5g chiều vào ca làm quần quật đến 3g sáng mới nghỉ. Nhưng khi hết ca Sơn thường bị bắt trực tiếp tục đến 5g sáng. Đến mỗi bữa ăn thuyền trưởng chỉ cho ăn lưng chén cơm, đói đến xanh xao người, chỉ biết uống nước lă cầm cự qua ngày. Có bữa đang ngồi ăn thuyền trưởng cầm cả tô canh tạt vào mặt, Sơn tức đến lồng ruột mà không biết nói chi, chỉ nhẫn nhục chờ tàu cập cảng là nhảy lên bờ... “Hơn ba tháng lênh đênh trên biển tôi và nhiều thuyền viên bị đối xử như những con vật. Họ chỉ biết vắt cạn sức lực thuyền viên cho từng chuyến biển mà không nghĩ đến chúng tôi cũng là con người. Tàu vừa cập cảng Phuket tôi nhảy lên bờ chạy đến công ty môi giới đ̣i mua vé máy bay về, nếu không sẽ báo công an. Nhờ thế mà người ta mới cho tôi về” - Sơn uất ức nhớ lại. (C̣n nữa...) (Theo Tuổi trẻ) |
Bi ai đời thuyền viên viễn xứ (Kỳ 3)
Lắng nghe hoàn cảnh của những người phụ nữ mất chồng, mất con sau những chuyến xuất ngoại mới thực sự hiểu được sự bi thương luôn âm ỉ ở nơi đây.
Chị Phạm Thị Lư (xă Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng B́nh) c̣n nhớ như in giây phút trước khi chồng gặp nạn và tử vong trên tàu đánh cá ở Hàn Quốc. “Lúc ấy khoảng 3 giờ chiều 7-7-2008 khi tàu đang trên đường vào bờ th́ chồng tui điện về hỏi thăm tính làm nhà như thế nào để anh ấy tưởng tượng cho đỡ nhớ nhà. Rồi anh hỏi thăm hết từng người trong nhà như thể sẽ không về nữa, vậy mà...anh ấy không về thật”. Những góa phụ trẻ 3 giờ chiều nghe điện của chồng th́ hơn 1 tiếng sau chị Lư bàng hoàng khi nghe bạn anh T́nh (chồng chị), đi cùng tàu, thông báo anh T́nh đă chết khi bị dây cáp neo quật trúng vào cằm. “Kể từ khi nghe tin chồng bị nạn nó cứ nằm ĺ trên giường và đổ bệnh. Vợ tui phải vừa lo cho nó vừa chăm hai đứa con nó. Nó nằm liệt giường như vậy hai năm trời không thiết ǵ ăn uống khiến cơ thể từ 57kg xuống c̣n 40kg” - ông Phạm Huynh, cha chị Lư, kể lại. Ngày 13-11-2007, Phạm T́nh xuất cảnh mang theo ước mơ kiếm một ít tiền về làm một căn nhà đàng hoàng rồi ở nhà đi biển nuôi vợ con. Ở nhà cha anh đă mua đầy đủ vật liệu chờ T́nh về là khởi công xây nhà, ai ngờ chỉ c̣n khoảng bảy ngày kết thúc hợp đồng th́ anh gặp nạn. Giờ đây chị Lư chẳng thiết ǵ chuyện xây nhà cửa, ba mẹ con đang sống nhờ vào sự cưu mang của ông bà ngoại. Từ khi chồng xuất ngoại, tối nào người vợ trẻ Trịnh Thị Hương (20 tuổi, ở xóm Tiến Thành, xă Kỳ Khang, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cũng đưa những tấm h́nh chồng chỉ cho đứa con nhỏ gần 2 tuổi biết về người bố đang làm thuyền viên trên tàu Đông Phong 3 của Đài Loan. Vậy mà sáu tháng trở lại đây chị Hương chỉ biết ngồi ôm con khóc sướt mướt khi hay tin chồng ḿnh mất tích trên biển. “Ngày nhận tin dữ về chồng, nó ôm con ngất lên xỉu xuống và đ̣i đi ra thị trấn t́m công ty môi giới để đ̣i chồng cho bằng được, người thân, hàng xóm phải khuyên can măi” - ông Trần Xuân Lĩnh (52 tuổi), bố chồng chị Hương, kể lại. http://film4asia.com/forum/attachmen...1&d=1294413896 Bà Nguyễn Thị Nhung, 83 tuổi, khô nước mắt khi hai con và hai cháu bỏ thân nơi xứ lạ quê người... Nh́n chị Hương ôm cu Tiếp khóc khi nói về chồng, c̣n cu Tiếp th́ lâu lâu cười hỏi “Ba khi nào về?” khiến chúng tôi cũng nuốt nghẹn vào ḷng. Hai vết thương ḷng Mỗi lần nhắc hai chữ Hàn Quốc, bà Nguyễn Thị Lam (70 tuổi, thôn Ngọc Huệ, xă Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nước mắt lại lăn tṛn xuống hai g̣ má bấy lâu đă hằn sâu hai vết thương ḷng. Hai đứa con trai của bà là Nguyễn Văn Biên (sinh 1975) và Nguyễn Văn Thắng (1978) đều làm thuyền viên trên tàu đánh cá người Hàn Quốc, đều mất tích không t́m thấy thi thể. “Sinh năm đứa chỉ có thằng Thắng là con trai. C̣n thằng Biên là con bác ruột, khi mới lọt ḷng 17 ngày đă mất mẹ, tui mang nó về nuôi đến lúc 27 tuổi th́ nó cũng bỏ tui ra đi” - bà Lam sụt sùi kể. Cuối những năm 1990, thấy người trong làng bỏ biển, bán lưới thuyền sang Hàn Quốc, Đài Loan làm thuyền viên, anh Biên và anh Thắng nói với bà Lam dù khổ sở mấy cũng ráng vay mượn tiền cho một người xuất ngoại. Thương con, bà Lam lần lượt gơ cửa người thân, hàng xóm để vay nóng người này năm bảy trăm, người kia một hai triệu cho anh Biên bay sang Hàn Quốc trước. Bà Lam c̣n nhớ như in anh Biên đă ba lần xuất ngoại làm thuyền viên. Lần đầu gặp phải tàu phá sản, anh về quê với hai bàn tay trắng, nợ vẫn hoàn nợ. Lần thứ hai anh đi được hai năm chỉ đủ trả nợ. “Thằng Biên nói đi hai chuyến đầu không ăn thua phải đi chuyến nữa. Vậy mà chuyến thứ ba, vào năm 2001, thằng Biên đi được bốn tháng người ta báo về đă mất tích”, bà Lam vừa t́m lại những kỷ vật của hai đứa con vừa kể trong nước mắt. “Công ty bảo thằng Biên tự tử nhảy xuống biển và để lại lá thư tuyệt mệnh, giờ họ cũng không biết con bà nơi đâu” - hàng xóm của bà Lam nói. Anh Biên mất tích được hơn năm th́ anh Thắng lại tiếp bước đời thuyền viên trên tàu giă cào Hàn Quốc mưu sinh trả nợ do anh Biên để lại. Nhưng rồi một tai nạn thương tâm đă cướp đi mạng sống người con trai c̣n lại của bà Lam. “Thằng Thắng đi được hơn 21 tháng th́ được giao làm tổ trưởng thuyền viên, nó c̣n điện về khoe với mẹ. Nhưng trong một lần biển động, một dây cáp quật thẳng vào người khiến nó văng xuống biển chỉ c̣n lại một cánh tay bám vào thành tàu. Sau đó chủ tàu cùng công ty đă hóa cốt cánh tay và đưa về cho mạ nó” - chú Ngọc Tựu, dượng của anh Thắng, kể lại. Chồng vừa mất năm 1999, đến năm 2001 người con trai lớn mất trên biển, liền đó năm 2003 đứa con c̣n lại tiếp tục bỏ thân nơi đáy biển xứ người. Tuổi già của bà Lam giờ như ngọn đèn lắt lay trước gió... Bốn vành tang trắng Ở thôn Trung Tiến (xă Kỳ Khang, Kỳ Anh) khi nhắc đến gia đ́nh bà Nguyễn Thị Nhung ai cũng ngậm ngùi thương xót. Có bốn đứa con trai th́ ba đứa cầm cố tài sản đi làm thuyền viên viễn xứ. Nhưng rồi Lê Văn Tiếp (sinh 1968) - người con út và anh trai kế Lê Văn Giăng (1959) đă măi măi nằm lại ở một nghĩa địa hoang lạnh nào đó trên quần đảo Haiti cô quạnh. Bà Nhung thổn thức: “Thằng Giăng có bốn đứa con, thằng Tiếp cũng ba đứa con. Thằng Tiếp đi tháng 3 th́ đến tháng 7-1997 có giấy báo về mất tích. C̣n thằng Giăng đi tháng 2 th́ đến tháng 9-1999 lại có giấy báo như thằng Tiếp. Người ta báo cho tui là hai anh em nó đều chết không rơ lư do và được chôn cất ở cái đảo có tên i tê, i ti (Haiti - PV) ǵ đó”. Mang nỗi đau có lẽ cũng làm bà Nhung khó mà chịu đựng thêm được, vậy mà mái đầu bạc ấy lại tiếp tục đội thêm hai vành khăn tang cho hai đứa cháu nội cũng chết v́ nghề thuyền viên xa xứ. Đó là hai anh em thuyền viên Lê Văn Phé (1981), Lê Văn Phương (1984). Bà Nhung cho biết hai đứa cháu nội này là con trai anh Lê Văn Tăng, con cả của bà.Năm 2004 anh Tăng đồng ư cho đứa con trai đầu là Phé tiếp nối ḿnh làm thuyền viên trên tàu Hàn Quốc. Một năm sau vợ chồng anh Tăng nhận tin dữ con trai chết trên tàu không rơ nguyên nhân và cũng nằm lại Haiti với hai ông chú xấu số. Năm 2009 đứa con trai út tên Phương thấy cảnh làm thuê trên tàu đánh cá người Hàn Quốc quá cực khổ đă bỏ trốn lên bờ làm thuê. Làm chui lủi chưa được sáu tháng th́ bị xe tông chết, rất may nhờ có người Việt ḿnh ở bên đó lo thủ tục đưa thi hài về. “Mất hai đứa con vợ chồng tui xem như không c̣n ǵ để mất. Nên cuối đời này chúng tôi chỉ mong ai đó có thể đưa thi thể thằng Phé cùng hai chú nó ở Haiti về đoàn tụ với nhau là toại nguyện lắm rồi” - đây không chỉ là ước vọng của vợ chồng anh Tăng mà c̣n là nỗi khắc khoải trước khi về với tổ tiên của bà Nhung. (Theo Tuổi Trẻ) |
Bi ai đời thuyền viên viễn xứ (Kỳ cuối)
Nhiều thuyền viên không hề biết khi họ qua xứ người th́ ở nhà người thân của họ nhận được lương không đúng như hợp đồng. Thuyền viên Trần Đ́nh Khánh, người trở về từ cơi chết khi tàu In Sung 1 gặp nạn vừa qua, là trường hợp điển h́nh.
Phí “ăn” vào lương Hợp đồng lương của Khánh là 220 USD nhưng ở nhà năm thứ nhất vợ anh chỉ nhận được 2,8 triệu đồng/tháng. Chị cho biết sổ lương công ty môi giới giữ luôn nên chẳng biết họ trừ khoản ǵ. Đến năm thứ ba lương hơn 3 triệu đồng/tháng nhưng hỏi ra th́ không phải tăng mà do công ty trả dần khoản tiền đặt cọc chống trốn vào lương hằng tháng. Điều đáng nói việc trả lương cho thuyền viên Trần Đ́nh Khánh, Công ty Lod lại chuyển cho một công ty cung ứng lao động ở Kỳ Anh. Đến tháng, vợ anh Khánh chỉ có việc lên kư và nhận lương trong khi sổ lương thuyền viên do công ty giữ lại. Về quê gần mười ngày, nhiều thuyền viên thoát chết khi tàu In Sung 1 ch́m cho biết vẫn chưa được các công ty môi giới hoàn trả tiền lương, tiền chống trốn hay thanh lư hợp đồng... trong khi tiền vay mượn th́ đang phải gánh trả. Theo Cục Quản lư lao động ngoài nước, VN bắt đầu xuất khẩu lao động thuyền viên từ năm 1992, đến nay 40 doanh nghiệp cung ứng thuyền viên đă đưa trên 18.000 lượt thuyền viên đi làm việc chủ yếu trên các tàu đánh cá của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Mức lương cơ bản theo hợp đồng của thuyền viên dao động từ 170-230 USD/tháng. Ngoài lương cơ bản, thuyền viên c̣n được hưởng tiền năng suất, tiền thưởng, làm thêm giờ b́nh quân 100-150 USD/tháng. Tổng thu nhập b́nh quân một thuyền viên cơ bản đạt 180-350 USD/tháng. Thuyền viên Lê Quang Rực cho biết anh kư hợp đồng hơn 350 USD/tháng, nhưng qua làm việc được bốn tháng và trở về v́ tàu ch́m vẫn chưa nhận được đồng nào. Thuyền viên Nguyễn Văn Nam bay sang Hàn Quốc được tám tháng, ở nhà bố mẹ mới chỉ nhận được hai tháng lương hơn 7 triệu đồng. Để có tiền cho Nam đi, ông Nguyễn Thanh Tŕnh (bố Nam) phải thế chấp sổ đỏ đất ở ngân hàng, tháng nào cũng phải đi nạp tiền lăi. Nguyễn Mẫu Hiền và Trần Đ́nh Khánh cũng cho biết hiện phải ôm khoản nợ lớn ngân hàng. Nếu kéo dài một số người nói sẽ phải viết đơn kiện. http://film4asia.com/forum/attachmen...1&d=1294485232 Lễ an táng một thuyền viên người Việt tại một nghĩa trang ở Haiti C̣n thuyền viên Hoàng Đ́nh Châu (xă Kỳ Khang), người phải về trước hợp đồng v́ không chịu nổi “kiếp nô lệ” trên tàu đánh cá, cho biết lương của anh khi kư hợp đồng là 300 USD. “Không biết họ trừ ǵ mà dữ vậy, 300 USD nếu nhận đủ cũng cỡ 6 triệu đồng nhưng vợ tôi nhận chưa tới 5 triệu” - anh Châu bức xúc cho chúng tôi xem các bảng chi trả lương của Công ty Inmasco. Bảng lương thể hiện rất chi tiết các khoản khấu trừ: lương hợp đồng 300 USD, trừ các khoản phí ngân hàng 2,5 USD; quỹ thuyền viên 2 USD; phí dịch vụ 474.500 đồng và phí chuyển tiền 22 USD. Tổng cộng vợ anh Châu ở nhà nhận được 4,4-4,7 triệu đồng/tháng. Anh Châu bức xúc cho rằng khoản khấu trừ dịch vụ chuyển tiền 22 USD là quá nhiều và không thể chấp nhận. “Ra ngân hàng hay bưu điện gửi 5 triệu đồng th́ họ chỉ lấy dịch vụ mấy chục ngàn, đằng này công ty trừ ḿnh tới hơn 400.000 đồng là quá dă man”. Hầu hết công ty môi giới lao động có hoặc không có phép khi được các công ty chuyển tiền về trả cho thuyền viên cũng trừ dịch vụ thấp th́ 100.000 đồng và cao là 20 USD. Sai luật Tại thị trấn Kỳ Anh có tới bốn công ty môi giới mà chủ yếu là các cá nhân làm “c̣ lao động”. Hầu hết đều được các công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) có uy tín giao toàn quyền thu tiền, thậm chí là trả lương. Ông Điệp, một môi giới lao động tại Kỳ Anh, cho biết công ty ông “hợp tác” với các công ty XKLĐ lớn ở Hà Nội... “Tôi làm nghề này đă mười mấy năm nay nên được nhiều công ty uy tín giao phó việc tuyển dụng, thu tiền phí luôn” - ông Điệp tiếp thị và cho biết thêm đi làm thuyền viên xa bờ Hàn Quốc th́ tiền phí 13-15 triệu đồng. Trong số tiền này ông Điệp cho biết phần mềm ông hưởng chỉ được 3 triệu đồng, trong đó 1 triệu để ngoại giao bôi trơn. Phía công ty cũng có phần mềm khoảng 3 triệu đồng, phần c̣n lại trong khoản phí là 3 triệu đặt cọc chống trốn của thuyền viên (khi về được trả lại), c̣n lại trừ các khoản chi phí vé máy bay, học giáo dục định hướng, đồng phục... Nổi tiếng nhất ở Kỳ Anh là ông Phạm Luận, người mà ông Điệp khoe rằng ra nghề từ “ḷ đào tạo” của ông. Cùng với nhiều lao động vào nhà ông Luận đăng kư đi thuyền viên Hàn Quốc, chúng tôi được hai cô nhân viên cho biết đi Hàn Quốc hay Đài Loan giá cũng 12-15 triệu đồng, nếu đăng kư sẽ nộp trước khoảng 7 triệu để công ty làm hồ sơ. Hai cô nhân viên cũng cho biết văn pḥng làm đối tác cho nhiều công ty XKLĐ như Inmasco, Lod, TTLC... C̣n tại Quảng B́nh cũng có ba công ty làm đối tác cung ứng lao động cho các công ty XKLĐ ở Hà Nội và TP.HCM là Công ty TNHH Vĩnh Nam, Công ty Bảo Lâm... Các công ty này dù không có chức năng XKLĐ cũng đứng ra thu lệ phí, tiền chống trốn và trả lương cho thuyền viên khi họ sang Hàn Quốc hay Đài Loan làm việc. Nhiều lao động ở xă Hải Trạch, Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết khi vào đăng kư họ phải đặt cọc trước 7-8 triệu đồng để công ty làm hồ sơ. Trước việc các công ty môi giới và cung ứng lao động thu tiền của người lao động, ông Đào Công Hải, phó cục trưởng Cục Quản lư lao động ngoài nước, cho biết đây là việc làm hoàn toàn trái với luật. Chỉ có các công ty có chức năng XKLĐ mới được quyền kư hợp đồng và thu tiền của người lao động. Mặt khác họ có thể ủy quyền cho chi nhánh của họ thu hộ nhưng phải sử dụng phiếu thu có con dấu của công ty mẹ. Các công ty có chức năng XKLĐ ủy quyền thu hộ cho các công ty môi giới, cung ứng lao động là hoàn toàn trái luật, nếu cục phát hiện sẽ xử lư nghiêm minh. Riêng việc thu phí chuyển tiền tới 20-22 USD của người lao động ông Hải cũng cho rằng như vậy là quá cao: “Lương của thuyền viên có bao nhiêu đâu mà họ thu như vậy”. Ông Hải cho biết sẽ chấn chỉnh ngay những kiểu thu này. “Bộ không chủ trương đẩy mạnh lĩnh vực xuất khẩu thuyền viên. Chủ trương của bộ là đẩy mạnh tuyển chọn, đào tạo, xuất khẩu lao động chất lượng cao”. Đó là ư muốn của những nhà quản lư, nhưng trong thực tế việc gửi mạng sống của ḿnh cho những hiểm nguy trên hải tŕnh viễn xứ như một cách thay đổi cuộc đời lại là một hiện thực nhức nhối ở những làng quê nghèo, nơi chúng tôi đă ghé qua... Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, cục trưởng Cục Quản lư lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) (Theo Tuổi trẻ) |
All times are GMT. The time now is 02:19. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.