![]() |
Tránh lạm dụng xuất cảnh sinh con để trẻ có hai quốc tịch!
1 Attachment(s)
Công nhận quốc tịch cho trẻ em có bố mẹ người Việt nhưng sinh ở nước ngoài:
Tránh lạm dụng xuất cảnh sinh con để trẻ có hai quốc tịch! (PL&XH) - Bộ Tư pháp vừa chủ tŕ cuộc họp liên ngành về việc nhập, xác định quốc tịch Việt Nam, nhất là đối với trẻ em sinh ra ở nước ngoài có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam. Các chuyên gia đều nhất trí, giải quyết các vấn đề về quốc tịch cần đảm bảo sự hài ḥa giữa nguyên tắc một quốc tịch trong xu hướng đa quốc tịch hiện nay. Gần đây, Bộ Tư pháp nhận được 07 bộ hồ sơ do UBND các tỉnh chuyển đến đề nghị cho trẻ em được nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời được giữ quốc tịch nước ngoài. Đó là những trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài hoặc sinh tại Việt Nam, có một bên cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, c̣n bên kia là công dân nước ngoài. Trong các trường hợp này, khi đăng kư khai sinh cho con, cha mẹ trẻ em đă lựa chọn quốc tịch nước ngoài. Hiện nay, các cháu đều cư trú tại Việt Nam nhưng do mang quốc tịch nước ngoài nên có một số vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như phải thực hiện các thủ tục xin đăng kư tạm trú ở cơ quan công an một năm một lần... Do vậy, cha mẹ trẻ em đă có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam cho các cháu để các cháu thuận tiện khi sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam. Nhưng với lư do “giữ sự ràng buộc về t́nh cảm, cũng như quyền lợi về tài sản, thuận tiện cho việc đi về thăm người thân…” nên cũng muốn xin giữ quốc tịch nước ngoài cho các cháu, nếu được nhập quốc tịch Việt Nam. Theo Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp th́ dù các cháu có đủ điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng lư do xin giữ quốc tịch gốc “chưa có tính thuyết phục cao” để coi là những trường hợp đặc biệt cho phép mang hai quốc tịch theo pháp luật Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp cho rằng, nếu chấp thuận những trường hợp này th́ sẽ có “tiền lệ”, dễ dàng đưa trẻ về Việt Nam, nhất là trong điều kiện việc kết hôn, đi lại, sinh sống giữa các công dân các nước hiện rất thuận tiện. Tuy nhiên, ông Trịnh Đức Hải, Phó Cục trưởng Cục Lănh sự Bộ Ngoại giao lại cho rằng, thực tế không nhiều những trường hợp vậy và việc người có hai quốc tịch cũng không ảnh hưởng ǵ khi sinh sống ở Việt Nam. Do đó, nên tạo điều kiện cho các cháu giữ được quốc tịch gốc nếu cư trú lâu dài ở Việt Nam với cha hoặc mẹ là người Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm của ông Hải không nhận được nhiều ư kiến ủng hộ, v́ nhiều người cho rằng cần tuân thủ nguyên tắc một quốc tịch. Bộ Tư pháp cũng nhận được bốn hồ sơ đề nghị xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em được sinh ra tại nước ngoài, mà có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, định cư ở Việt Nam. Các trẻ em này đă có quốc tịch Hoa Kỳ, New Zealand, Australia theo nguyên tắc lănh thổ trong luật quốc tịch các nước này v́ được sinh ra và đăng kư khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, không phải tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước đó. Vụ Hành chính Tư pháp đưa ra hai phương án: Những trẻ này muốn có quốc tịch Việt Nam phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch, v́ khi sinh con ở nước ngoài, bố mẹ đă lựa chọn quốc tịch cho trẻ khi không chọn đăng kư khai sinh theo luật Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 15 Luật Quốc tịch qui định trẻ sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam th́ có quốc tịch Việt Nam, bất kể trẻ sinh ở trong hay ngoài nước. Do đó, nhiều chuyên gia đồng t́nh với phương án Sở Tư pháp nơi các cháu đang cư trú có thể vận dụng các qui định để cấp bản chính giấy khai sinh của Việt Nam, với quốc tịch Việt Nam theo nguyên tắc huyết thống. Nếu cha mẹ có nguyện vọng th́ ghi cả quốc tịch nước ngoài vào Giấy khai sinh. Nếu theo phương án này sẽ thuận lợi cho các cháu có hai quốc tịch, nhưng sẽ gây tiền lệ chung cho các trường hợp khác, như lợi dụng qui định này khi gần sinh con th́ xuất cảnh đi du lịch, thăm thân đến những nước có qui định trẻ em có quốc tịch theo nơi sinh để sinh con cho con có quốc tịch nước ngoài. Vậy nên, việc đương nhiên công nhận quốc tịch Việt Nam cho những trường hợp này cần tránh t́nh trạng lạm dụng, lách luật. Thừa nhận đây là t́nh huống chưa được tính đến khi xây dựng luật, nên nếu t́nh trạng này phát sinh nhiều th́ cần xử lư cho phù hợp và không làm vi phạm nguyên tắc một quốc tịch, ông Trần Thất, Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp đề xuất. Phương Thảo (PLXH) |
All times are GMT. The time now is 22:36. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.