![]() |
Dân mạng choáng với clip ‘chém lợn’ rùng rợn
1 Attachment(s)
Nhiều người đă bày tỏ sự hăi hùng, thương xót và phẫn nộ khi chứng kiến cảnh hành quyết một chú lợn trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh.
Được đăng tải trên Youtube cách đây ít ngày, đoạn clip ghi lại cảnh một chú lợn sống bị lật ngửa, bốn chân bị trói và banh ra bốn phía, được rước vào sân đ́nh giữa một đám đông cuồng nhiệt. Sau khi thực hiện một số động tác nghi lễ, một người đàn ông cầm lưỡi dao dài chém ngang bụng lợn 3 lần làm chú lợn bị xẻ làm đôi, máu xối ra lênh láng, nhuộm đỏ một mảng sân trong tiếng reo ḥ của đám đông. Trong số những người chứng kiến cảnh tượng này có cả trẻ em… Đoạn clip này được cho là ghi lại cảnh tế lợn trong lễ hội chém lợn truyền thống, được tổ chức vào ngày 6/1 Âm lịch hàng năm tại thôn Ném Thượng, xă Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội liên này quan đến tín ngưỡng phồn thực: Chém lợn tế thánh. Tục truyền rằng, vị tướng cuối đời Lư tên Lư Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi này đồn trú đă chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, người dân đă mở hội chém lợn hằng năm để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này. http://media.baodatviet.vn/Uploaded_...dv-chemlon.jpg Một chú lợn bị hành quyết trong lễ hội. Ảnh: Yêu du lịch. Theo tín ngưỡng dân gian của vùng quê Kinh Bắc, máu lợn trong lễ tế thánh tượng trưng cho sự sung túc, khả năng sinh sản, sức sống tràn trề, mùa màng bội thu... Đoạn clip nhanh chóng bị gỡ bỏ do vi phạm chính sách của Youtube về nội dung gây sốc và phản cảm. Tuy vậy, nó cũng đă kịp lan truyền trên nhiều diễn đàn và gây nên một làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Thậm chí, trên mạng xă hội Facebook, một hội mang tên Kêu gọi nghiêm cấm Lễ Hội "Chém Lợn Tế Thần" ở Tiên Du - Bắc Ninh đă được thành lập và thu hút hơn 300 thành viên chỉ sau ít ngày. Đa số những người xem clip đều bày tỏ sự hăi hùng. “Ḿnh mất ngủ v́ những h́nh ảnh này, v́ cảm giác buồn nôn ghê sợ…”, thành viên Meggi Huynh , mạng xă hội Facebook thổ lộ. Nhiều người tỏ ra kinh ngạc khi một tục lệ “đẫm máu” như vậy vẫn c̣n tồn tại ở Việt Nam. Phần đông đều cho rằng cần phải xem xét lại tính nhân văn của lễ hội này, dù một số ư kiến cho rằng đây là một nét văn hóa đă có từ xưa, cần được bảo tồn. “Không không, văn hóa là những truyền thống tốt đẹp , những truyền thống man rợ thế này không được xếp vào hàng văn hóa. Không nên tầm thường hóa văn hóa như vậy”, thành viên nick Soulation, diễn đàn Linkhay thốt lên. Đồng t́nh với ư kiến trên, thành viên vietbio b́nh luận: “Văn hóa cũng có cái hủ lậu cái đẹp đẽ, ko phải phong tục nào cũng phải phục hồi hết, phục hồi hết th́ trở về thành xă hội phong kiến rồi chẳng c̣n cái văn minh nào cũng nhân loại nữa”. So sánh lễ hội này với việc mổ lợn để giết thịt, điều được xă hội chấp nhận, thành viên desger, diễn đàn Vozforums cho rằng: “Con người thịt thú vật để ăn, để sinh sống th́ không nói. Vấn đề là cái lễ hội này lấy việc chém giết máu me làm vui. Cùng là giết thịt con lợn, nhưng cách thể hiện, tính chất nó khác hẳn cái người ta làm trong ḷ mổ. Kết luận, những kiểu lễ hội như vậy nên dẹp bỏ là vừa. Truyền thống, văn hóa cái nào tốt th́ giữ, cái nào xấu th́ phải sàng lọc bỏ đi chứ. Nói văn hóa như thế nên giữ, vậy cha ông ta ngày xưa ăn lông ở lỗ, bây giờ có phải cũng nên như thế?”. Ngoài ra, có cả những ư kiến lo ngại về ảnh hưởng xấu của lễ hội chém lợn đối với tâm hồn nhạy cảm của trẻ con, hoặc liên hệ tới vụ Lê Văn Luyện, khi kẻ giết người hàng loạt này đă từng quen với cảnh máu me v́ gia đ́nh làm nghề mổ lợn. Có người đề xuất nên thay lợn sống bằng lợn giả trong lễ hội chém lợn để tập tục hiến tế này dễ chấp nhận trong đời sống hiện đại. Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, có lẽ những nhà quản lư văn hóa ở Việt Nam không thể không suy nghĩ về việc thay đổi cách thức tiến hành lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh - vùng đất vốn nổi tiếng về truyền thống nhân văn với làn điệu quan họ dịu dàng và những mái chùa cổ kính. Quốc Lê - ĐấtViệt |
All times are GMT. The time now is 00:43. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.