![]() |
Nghệ sĩ cải lương Giỗ Tổ, giữ nét đẹp văn hóa Việt
1 Attachment(s)
FOUNTAIN VALLEY (NV) - Chiều tối hôm Thứ Bẩy, 10 tháng 9, Ban Chấp Hành Lâm Thời Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Hải Ngoại phối hợp cùng đài truyền h́nh VHN-TV tổ chức buổi Giỗ Tổ sân khấu tại pḥng thâu h́nh lớn của đài. Buổi lễ được trực tiếp truyền h́nh khắp Hoa Kỳ.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...uong-1-400.jpg Các nghệ sĩ tŕnh diễn chung một khúc ca cải lương Dâng Tổ và tạ ơn khán thính giả, sau khi lễ tổ xong. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt) Rất đông nghệ sĩ sân khấu cải lương thuộc nhiều thế hệ đến tham dự, một phần để cùng nhau lễ tổ, một phần tham gia tŕnh diễn một vài trích đoạn cải lương từng được khán thính giả ưa thích lâu nay cho bà con thưởng ngoạn không phải mua vé, đúng như truyền thống của ngành cải lương mỗi khi giỗ tổ. Trong số những nghệ sĩ sân khấu cải lương nổi danh từ trong nước cũng như ở hải ngoại có danh hài Văn Chung, soạn giả Yên Lang, Bùi Minh Đức, các “cải lương chi bảo” Phượng Liên, Kim Tuyến, Hương Huyền, Minh Cảnh Em, Ngọc Đáng, B́nh Trang, Xuân Mỹ, Cảnh Trân, Vĩnh Khang, Mai Thế Hiệp, Thanh Vũ, Hồng Loan, Ngân Linh, Quỳnh Trang... Các ca nhạc sĩ tân nhạc như Trang Thanh Lan, Mỹ Lan, Băng Châu cũng có mặt. Trang Thanh Lan “lí lắc” khoe với bà con “Trang Thanh Lan cũng từng có mặt trên sân khấu cải lương trong hai vở Hàn Mặc Tử và Áo Cưới Trước Cổng Chùa.” Doanh gia Nguyễn Minh Chiêu, hội trưởng Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ lâm thời khai mạc buổi lễ sau khi các nghi thức chào quốc kỳ Mỹ Việt hoàn tất. Ông nói: “Ban chấp hành lâm thời chúng tôi tổ chức lễ Giỗ Tổ năm nay vừa là để giữ vững truyền thống của ngành sân khấu, cũng là ǵn giữ một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt.” Tiếp đó, ông thay mặt anh chị em nghệ sĩ trong hội bày tỏ mục đích của sự thành lập Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Hải Ngoại. Trước hết, hội sẽ nhắm đến sự tương tế trong giới nghệ sĩ sân khấu, tiếp nối một công việc mà hội nghệ sĩ trước đây đă làm nhưng không tiến hành được. Sau đó là sẽ chung sức với đài VHN-TV đưa tiếng hát cải lương thường xuyên đến với cộng đồng người Việt khắp nơi. Để thực hiện được những mục tiêu đề ra này, ông Nguyễn Minh Chiêu kêu gọi sự hỗ trợ của các mạnh thường quân trong cộng đồng. Ông Chiêu cũng cho biết, trong tương lai, hội sẽ tổ chức thường xuyên hơn các buổi tŕnh diễn ca nhạc cải lương để gây quỹ hoạt động với những tuồng tích từng nổi tiếng, được các thế hệ khán giả cải lương mê say cũng như những tuồng tích mới phản ảnh cuộc sống sinh động của cộng đồng tị nạn Việt Nam. Cũng trong dịp này, ông Nguyễn Minh Chiêu giới thiệu đến bà con tham dự các thành viên của Ban Chấp Hành Lâm Thời Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Hải Ngoại, gồm có chủ tịch Hội, ông Nguyễn Minh Chiêu; phó chủ tịch, Giáo Sư Trần Văn Chi và Giáo Sư Nguyễn Thanh Giầu; báo chí truyền thông, nhà báo Tô Kiều Phương. Giải thích về Ngày Giỗ Tổ của anh chị em nghệ sĩ sân khấu, th́ “Tổ là ai?” Giáo Sư Trần Văn Chi cho biết: “Nói chung th́ tổ không tên tuổi, đó chỉ là một huyền thoại. Huyền thoại về tổ th́ cứ đến ngày 12 Tháng Tám Âm Lịch là Ngày Giỗ Tổ, được truyền tụng từ thế hệ nghệ sĩ này qua thế hệ kế tiếp. Cũng theo truyền thống th́ bàn thờ tổ bao giờ cũng phải được đặt sau sân khấu, trong hậu trường.” Theo giáo sư này, xét về lịch sử, khi có các cuộc di dân từ Bắc vào Nam trong thời kỳ Trịnh Nguyễn Phân Tranh, những người di dân này đă phải bỏ quê hương để t́m đất sống, nhưng ḷng vẫn nặng tâm t́nh nhớ quê hương xứ sở nên đă mượn nhạc ngũ cung để h́nh thành nên phong trào “Ca Tài Tử” rồi “Ca Ra Bộ” ở nhiều vùng đất mới. Từ Ca Ra Bộ nên có Sân Khấu. Khi các phong trào này tiến được vào Sài G̣n th́ hầu hết anh chị em nghệ sĩ rất lo, không có được niềm tin khi bước lên sân khấu trước một số đông khán giả là người thành thị nên đă đặt bàn thờ để cầu xin, tạo ấn tượng và niềm tin được tổ phù trợ mà ca hát thành công. “Theo giới nghệ sĩ lúc bấy giờ, tổ rất linh thiêng, thường biến những lời cầu xin của nghệ sĩ khiến cho giọng hát hay hơn và điệu bộ được điêu luyện hơn. Từ đó anh chị em nghệ sĩ chọn ngày 12 Tháng Tám là Ngày Giỗ Tổ,” Giáo Sư Chi nói tiếp. Cũng theo ông, vào những năm trước năm 1975, giới nghệ sĩ sân khấu cải lương có nơi thờ tổ chung tại đường Cô Bắc. Nhưng mỗi đoàn hát vẫn tổ chức cúng tổ riêng tại những nơi đoàn hành nghề để sau lễ cúng tổ, đoàn sẽ tŕnh diễn một chương tŕnh ca kịch cải lương trên sân khấu để bà con cô bác ái mộ đến coi không phải mua vé như thường lệ. Bàn về tổ của ngành ca kịch cổ truyền của dân tộc, nhiều học giả cho rằng tổ của ngành ca kịch cổ truyền như Hát Bộ là từ Đào Tấn, một di dân từ Bắc vào Nam thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh (thế kỷ 17). Ông Đào Tấn là người sáng lập ra môn Hát Bộ tại B́nh Định, đă soạn nhiều vở tuồng hát bộ để đem đi tŕnh diễn tại nhiều nơi. Một số dân B́nh Định sau này theo các Chúa Nguyễn vào Nam mở nước đă đem theo h́nh thức hát bộ để làm vui cuộc sống của người di dân. Cũng có nhiều học giả cho rằng ông Đào Duy Từ là người khai sinh ra hát bộ dựa những tuồng tích hát chèo ở ngoài Bắc khi ông từ bỏ Lê triều và Chúa Trịnh mà vào Nam theo Chúa Nguyễn. Ông vốn là con nhà “xướng ca” Đào Tá Hán nên không được tham dự vào các cuộc thi cử do triều đ́nh tổ chức. Ông Đào Tá Hán làm đến chức Linh Quan trong đội nữ nhạc triều Lê Anh Tôn nên Đào Duy Từ đă được thân phụ truyền nghề. Theo các học giả này th́ chính Đào Duy Từ là người xây dựng nên nền hát bộ tại các tỉnh miền Trung vào thế kỷ thứ 17. Sau này di dân các tỉnh này vào Nam mở nước đem theo các h́nh thức hát bộ để biến cải thành “Ca Tài Tử” rồi “Ca Ra Bộ.” Như vậy có thể coi Đào Duy Từ và Đào Tấn là tổ của ngành sân khấu không? http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...uong-2-400.jpg Ban Chấp Hành Lâm Thời cử hành lễ Giỗ Tổ. (H́nh: Nguyên Huy/Người Việt) Cải lương đối với người dân miền Nam là một bộ môn giải trí được nhiều người ưa thích. Vào những năm 1900, miền Nam có những danh kỹ làm “siêu đ́nh đổ quán” giới thượng lưu, ăn học ở Pháp về như Ba Trà, Tư Nhị, Hai Thời, Sáu Hương rồi đến Năm Phỉ, Bẩy Phùng Há, Tư Thanh Tùng, Năm Kim Thoa, Ba Tơ Vương, Ba Thanh Loan, Sáu Ngọc Sương, Bẩy Nam, Sáu Nết... Những danh kỹ này cho dù có ít học, nhưng được sống trong nhung lụa do những kẻ ưa sắc, ưa tài mang đến nên họ đă trở thành những con người cao sang mà giới thưởng ngoạn b́nh dân coi như là “thần tượng.” Vào thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, ca kịch cải lương đạt tới đỉnh cao trong các bộ môn giải trí của dân Sài G̣n đến độ Đài Quốc Gia Sài G̣n đă thực hiện những chương tŕnh truyền thanh sân khấu cải lương suốt mỗi Thứ Bảy hàng tuần trong nhiều năm trời. Khi ấy, không một đường ngang ngơ tắt nào trong thành phố lại không có tiếng ca cải lương trên một sân khấu nào đó đang được đài Sài G̣n trực tiếp truyền thanh. Nên mới có câu nói thông dụng “Xin vặn vừa đủ nghe để khỏi làm phiền ḷng hàng xóm” do Ṭa Đô Chính ra lệnh, để vui đùa với nhau khi to tiếng. Từ ngày ra hải ngoại, giới nghệ sĩ sân khấu cải lương dần tụ lại được và làm sống lại phần nào môn nghệ thuật này khi tiếng hát trẻ cải lương cứ mỗi ngày một đông, khi các nghệ sĩ sân khấu trước 1975 thành lập được một vài đoàn ca kịch cải lương tŕnh diễn trong các nhà hàng ăn. Nghệ sĩ Kim Tuyến nói: “Dù đă ngưng hoạt động sân khấu nhưng vẫn luôn có mặt trong các sinh hoạt của anh chị em nghệ sĩ và rất mừng thấy giới trẻ hải ngoại đă tiếp nối được bước chân của các nghệ sĩ đi trước. Mong rằng tổ chức ái hữu nghệ sĩ hải ngoại sẽ đưa nền sân khấu cải lương trở lại thời huy hoàng trước đây.” Ông Bruce Trần, tổng giám đốc VHN-TV, trong dịp này cũng bày tỏ: “Đây là một ước nguyện từ lâu của VHN-TV mong muốn được làm sống lại ca kịch nghệ sân khấu cải lương để góp phần vào việc duy tŕ nền văn hóa dân tộc. Dù trước đây chương tŕnh của VHN-TV vẫn có những chương tŕnh cải lương do anh chị em nghệ sĩ thực hiện nhưng nay với sự cộng tác của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ Hải Ngoại, VHN-TV sẽ liên tục mang đến cho khán thính giả những chương tŕnh cải lương thật đặc sắc.” –––– Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com |
All times are GMT. The time now is 21:24. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.