VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Archive - Old News 2006-2011 (closed) (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=263)
-   -   Triều Tiên thời hậu Kim Jong-il - Tâm điểm Kim Jong Un (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=503914)

saigon75 12-25-2011 07:36

Triều Tiên thời hậu Kim Jong-il - Tâm điểm Kim Jong Un
 
1 Attachment(s)
Tạm gác lại những tranh căi xung quanh thông tin về địa điểm thực sự nơi ông Kim Jong-il đă qua đời là ở trên tàu hay ở biệt thự riêng, sự chú ư ở Triều Tiên hiện tập trung vào nhân vật kế nhiệm ông Kim Jong-il - người con trai út Kim Jong Un.


Việc kế nhiệm trên thực tế đă được chuẩn bị từ gần 3 năm qua, khi ông Kim Jong-il bị tai biến lần đầu tiên. Sau khi ông Kim Jong-il qua đời, Kim Jong Un đă được chính thức xác định là người nắm quyền lănh đạo thay cha ḿnh. Tuy nhiên, xung quanh nhà lănh đạo chưa đến 30 tuổi này vẫn c̣n khá nhiều điều bí ấn.
<center style="font-size: 10pt; font-style: italic;"> <center> http://image2.chaobuoisang.net/cs/20...-jong-un-0.jpg</center> Kim Jong-un được cha “tập sự” cho vai tṛ nhà lănh đạo tư 3 năm trước.
</center> Ẩn số Kim Jong Un

Kim Jong Un, có biệt danh là Vua Sao Mai, được thăng hàm Đại tướng cách đây hơn 2 năm. Kim Jong Un năm nay 28 tuổi, có dáng người béo tṛn, nói tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Triều Tiên và thổ ngữ vùng Berne (Thụy Sỹ) mà ông học được trong thời gian theo học tại trường quốc tế Berne. Người bạn học thân nhất của ông vẫn c̣n nhớ ông là một "típ người dễ gần, trượt tuyết giỏi, rất mê game Playstation và bóng rổ, đặc biệt là đội Chicago Bull".

Kim Jong Un có một người anh, một cô em gái và, cũng như nhiều gia đ́nh "rổ rá cạp lại" khác, nhiều anh chị em cùng cha khác mẹ, tất cả đều xuất sắc và được đào tạo ở nước ngoài như Thụy Sỹ, Úc, Pháp. Mẹ ông, một nữ diễn viên múa Triều Tiên được học ở Nhật Bản, dường như là mối t́nh đẹp nhất của cha ông. Năm 2004, bà chết v́ ung thư, điều dường như khiến cha ông rơi vào t́nh trạng hụt hẫng. Rốt cuộc, sẽ không có ǵ là bất thường đối với chàng trai trẻ Kim Jong Un, tốt nghiệp khoa Vật Lư ở trường Đại học danh tiếng Kim Nhật Thành ở B́nh Nhưỡng và cũng vừa tốt nghiệp Học viện quân sự cùng tên, nếu trong những năm sau đó không được gọi về để kế nhiệm cha ḿnh.

Ở B́nh Nhưỡng, tin Kim Jong Un được đề bạt tướng bốn sao dường như không làm cho người dân Triều Tiên ngạc nhiên. Năm 2009, việc Vua Sao Mai được đưa vào Ủy ban quốc pḥng đă được nh́n nhận như một dấu hiệu cho thấy ông sẽ trở thành người kế tục cha ḿnh. Tuy nhiên, lúc đầu Kim Jong Nam, một người anh em cùng cha khác mẹ với Kim Jong Un, mới là người được chọn, rồi được đào tạo để lên thay cha. Nhưng đến năm 2001, sau vụ bị bắt ở Nhật Bản với hộ chiếu giả trên đường đến khu giải trí Disneyland, Kim Jong Nam đă đánh mất ḷng tin của cha ḿnh. Người anh cả là Jong-chol, khi đó 29 tuổi, như người cha nhận xét, là một người có tính cách yếu đuối, do đó Kim Jong Un được chỉ định thay thế.

Thời gian chuẩn bị chuyển giao quyền lực trên thực tế chưa đến một năm, theo giới phân tích, là chưa đủ để Kim Jong Un có được kinh nghiệm lănh đạo, xây dựng nền tảng chính trị và thuyết phục những người c̣n nghi ngại ở trong nước cũng như ở nước ngoài về khả năng lănh đạo một đất nước với 24 triệu dân. Không thể đoán được thời kỳ tới sẽ như thế nào, nhưng trong thời gian trước mắt, Triều Tiên có thể sẽ tỏ ra thận trọng và đưa ra ít sáng kiến, có thể nói đó là một h́nh thức tê liệt. Một số chuyên gia cảnh báo việc được đào tạo ở phương Tây không có nghĩa sẽ biến Kim Jong Un thành một nhà cải cách. Nh́n chung, sẽ có nhiều điều không chắc chắn v́ không ai biết ai thực sự trở thành người lănh đạo Triều Tiên, kể cả đối với một trong những đồng minh hiếm hoi của nước này là Trung Quốc.

Bà Stephanie Kleine-Ahlbrandt, một chuyên gia phân tích thuộc International Crisis Group có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc rất lo ngại v́ nước này muốn một cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm giữa Kim Jong-il và Kim Jong Un. Các nhà lănh đạo Trung Quốc tính rằng Kim Jong-il ở lại quyền lực thêm hai năm nữa sẽ giúp ông hoàn thiện các cơ chế cần thiết cho tiến tŕnh này. Giáo sư Joseph Cheng, thuộc Đại học Hong Kong City cũng đồng t́nh với quan điểm trên và cho rằng nếu việc tổ chức kế nhiệm không thành có thể dẫn đến hỗn loạn. Đây là giả thiết mà Bắc Kinh muốn tránh bằng mọi giá v́ sẽ gây mất ổn định ở biên giới và gây ra làn sóng người tị nạn.

Tuy nhiên, các chuyên gia Hàn Quốc lại cho rằng việc kế nhiệm đă được điều chỉnh và thúc đẩy nhanh sau khi Kim Jong-il bị tai biến năm 2008, do đó có thể sẽ không gây ra rối loạn trong thời gian đầu. Đối với ông Baek Seung-Joo, chuyên gia thuộc Viện phân tích quân sự Hàn Quốc, Triều Tiên đă tổ chức tiến tŕnh kế nhiệm một cách hoàn hảo, với gia đ́nh là chỗ dựa chủ chốt. Quân đội và gia đ́nh họ Kim sẽ nỗ lực để khẳng định Kim Jong Un trong vai tṛ nhà lănh đạo và tập hợp xung quanh ông này. Theo giáo sư Yang Moo-Jin, thuộc trường Đại học Seoul, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-Ho cũng sẽ hỗ trợ gia đ́nh họ Kim. <center>
<center style="font-size: 10pt; font-style: italic;"> http://image2.chaobuoisang.net/cs/20...-jong-un-1.jpg</center> Ông Jang Song-teak - người được cho là sẽ giúp Kim Jong Un củng cố quyền lực
</center> Bộ Tam đầu chế

Báo chí Hàn Quốc cách đây một năm đă phác thảo kịch bản kế nhiệm sau khi Kim Jong Un xuất hiện trước công chúng, bên cạnh cha ḿnh trong một buổi lễ duyệt binh. Tuy nhiên, đây có thể không phải là kịch bản mà Chính phủ Triều Tiên mong muốn. Kim Jong-il muốn truyền ngôi cho con trai ḿnh lúc c̣n sống, vào năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Kim Nhật Thành, cha đẻ của Kim Jong-il và là nhà sáng lập nước CHDCND Triều Tiên. Chắc chắn ông muốn tránh cho người kế nhiệm ḿnh phải đối mặt với các cuộc đấu tranh nội bộ mà bản thân ông đă gặp phải vào năm 1994 khi cha ông qua đời.

Không giống như Kim Jong-il, người đă có 14 năm làm việc cùng cha là lănh tụ Kim Nhật Thành để "học việc" và từ đó có điều kiện để dần dần tự khẳng định ḿnh trong guồng máy Nhà nước và Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong Un có rất ít kinh nghiệm về chính quyền. Một êkíp đặc biệt được thành lập để hỗ trợ Kim Jong Un và bảo đảm tiến tŕnh chuyển tiếp diễn ra êm đẹp. Các động thái bổ nhiệm diễn ra mới đây chỉ là một cách để chính thức hóa trong con mắt của người dân Triều Tiên và các nước khác trên thế giới.

Đó là một kiểu nhiếp chính trong suốt lịch sử Triều Tiên, với cấp cao nhất là một bộ Tam đầu chế gồm các chuyên gia về ba lĩnh vực chủ chốt có thể giúp chế độ tồn tại là kinh tế và tài chính, quân đội và chính sách đối ngoại, Đảng và tư tưởng.

Trước tiên, em gái của Kim Jong-il là Kim Kyong-hui, người cũng được đề bạt tướng bốn sao vào ngày 28-9-2011, là người chịu trách nhiệm hướng dẫn người cháu Kim Jong Un trong những bước chập chững đầu tiên. Mặc dù trong nhiều năm liền bị quản thúc cùng với chồng là Jang Song-teak, người bị thất sủng sau khi Mỹ và Hàn Quốc nhận thấy ông có thể là một người lănh đạo cởi mở trong tương lai, song Kyong-hui lại là người cộng sự gần gũi nhất của Kim Jong-il. Là người phụ trách ngành công nghiệp nhẹ, nhà kinh tế học xuất sắc này đă giữ nhiều vị trí hàng đầu trong ban lănh đạo Triều Tiên và trong một thời gian dài là người đứng đầu một đơn vị rất nhạy cảm là đơn vị kiểm soát mọi hoạt động buôn bán bất hợp pháp ở B́nh Nhưỡng (ma túy, tiền giả…).

Xuất thân từ một “phái” hùng mạnh có ít nhất 4 viên tướng, chồng bà Kyong-hui bảo đảm cho Kim Jong Un có được sự ủng hộ bất di bất dịch của quân đội. Là Phó Chủ tịch Ủy ban quốc pḥng, Jang Song-teak hiện nay là nhân vật có quyền lực rất lớn ở Triều Tiên, chỉ sau Kim Jong-il và giờ là Kim Jong Un. Người ta nói rằng ông là người ủng hộ cuộc đối thoại liên Triều và nối lại thương lượng về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

C̣n người thứ ba, Choi Ryon-hae, người cũng vừa được phong tướng, là cựu Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hwanghae ở miền Bắc và là một cộng sự gần gũi của Kim Jong-il. Là con trai một nhà cách mạng nổi tiếng và là người bạn đồng hành trung thành của Kim Nhật Thành, ông là người bảo đảm về phương diện tư tưởng cho người kế nhiệm đă được chỉ định.

Ở mỗi một quốc gia, đấu tranh chính trị nội bộ luôn diễn ra giữa nhiều khuynh hướng khác nhau và Triều Tiên cũng không phải là ngoại lệ. Quân đội chắc chắn sẽ đóng một vai tṛ chủ chốt trong tiến tŕnh này.

Tuy là nhân vật có thế lực trong Quân ủy trung ương thuộc Đảng Lao động Triều Tiên, song Kim Jong Un chưa thực sự có kinh nghiệm với quân đội và ông sẽ phải thuyết phục giới chỉ huy quân đội rằng ḍng họ Kim phải được tại vị. Ông Felix de Montety, nhà phân tích của tạp chí "Statafrik", cho rằng thay đổi lớn có thể sẽ diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà lănh đạo mới và “phái” nắm giữ chính phủ. Quyền lực của Kim Nhật Thành đối với chính phủ trước đây đă giảm sút, đến thời Kim Jong-il lại càng giảm hơn và chắc chắn sẽ c̣n tiếp tục suy giảm với Kim Jong Un. Chắc chắn Kim Jong Un sẽ phải bước những bước đầu tiên dưới sự hướng dẫn của ông chú ḿnh và một số vị nguyên soái xuất thân từ thế hệ lănh đạo đầu tiên.

Căng thẳng nội bộ có thể sẽ gia tăng, nhưng có thể sẽ không tác động đến dân chúng v́ chắc chắn sẽ được khoanh gọn lại để không gây ra một "Mùa xuân Triều Tiên", nói đúng hơn sẽ diễn ra trong các giới gần gũi với Chủ tịch, nhưng sự hỗ trợ của quân đội chắc chắn sẽ bảo đảm một giai đoạn chuyển tiếp thuận lợi cho Kim Jong Un.


Theo PL&XH

nguoidan 12-25-2011 07:55

Dân bắc hàn dưới quyền cai trị của anh ủn ỉn này có triển vọng thành heo hết.


All times are GMT. The time now is 22:56.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04268 seconds with 8 queries