Sông Tô Lịch không những trở thành ḍng sông chết, nó là nguồn gây ô nhiễm nước, không khí và phát sinh bệnh tật đă tồn tại hàng chục năm, không có ǵ phải luận bàn.
Để cứu nó nhà chức trách Hà Nội đă làm ǵ?
Họ cho xây dựng nhà máy xử lư nước thải Yên Xá.
Dự án bao gồm một nhà máy xử lư nước thải với công suất 270.000m³/ngày đêm và tuyến cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ với diện tích phục vụ khoảng 4.874ha.
Sau 8 năm thi công đến nay vẫn chưa hoàn thành đi vào sử dụng.
Giải pháp t́nh thế được đưa ra từ mấy năm trước, lúc đầu lấy nước sông Hồng đổ trực tiếp vào Sông Tô Lịch nhưng bất khả thi bị bác bỏ.
Chính quyền Hà Nội quyết định lấy nước từ Hồ Tây xả vào sông Tô Lịch với công suất 130 ngh́n m3/ ngày, biện pháp này cũng thất bại, Bí thư thành ủy Hà Nội, Bùi Thị Hoài ngày 2/12/2024 ra lệnh ngừng cấp nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch để cứu Hồ Tây.
Cùng ngày, Chủ tịch Hà Nội Trần Sĩ Thanh phát lệnh khởi động lại phương án lấy nước Sông Hồng dẫn vào sông Tô Lịch, bằng mọi giá phải hoàn thành trước 2/9/2025.
Với phương án dùng hai ống thép để chuyển nước từ sông Hồng vào, không biết đường ống đường kính bao nhiêu, lượng nước cần cấp cho sông Tô Lịch là bao nhiêu mét khối/ ngày để cứu sông Tô Lịch?
Có một điều chắc chắn để Sông Tô Lịch sống lại theo đúng nghĩa xanh (nhưng không sạch) cần phải một lượng nước gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần từ sông Hồng so với lượng nước thải tất cả các tuyến cống dọc hai bờ sông Tô Lịch- Ước tính hàng ngày có khoảng 300.000 m3 nước thải chưa qua xử lư thải trực tiếp ra sông Tô Lịch, bên cạnh đó c̣n có khoảng 55.000 m3 từ sông Lừ đoạn Cống Dậu và 60.000 m3 từ sông Kim Ngưu đoạn Cầu Tó bổ cập vào sông.
Lượng nước bổ xung khổng lồ từ sông Hồng vào chỉ có tác dụng làm loăng và chưa xử lư ô nhiễm sẽ tiếp tục chảy vào sông Nhuệ, đổ ra sông Đáy khu vực Phủ Lư, nơi hàng triệu héc ta đất nông nghiệp đang sử dụng nguồn nước này …
Với một nhà máy xử lư nước thải có công suất 2700 m3/ngày, coi như lượng nước được xử lư chỉ trên con số vài % dẫn đến việc đem ô nhiễm từ nơi này đến nơi khác… và các hệ lụy lâu dài cho nông nghiệp và môi trường sống ô nhiễm trên diện rộng - Huống ǵ nó vẫn chưa khánh thành
Chưa kể đến mùa khô, nước sông Hồng rút xuống, việc cấp nước cứu sông Tô Lịch sẽ dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng trong canh tác vụ Thu - Đông của hàng triệu héc ta đất nông nghiệp khác.
Về mặt kỹ thuật vị trí lấy nước ở sông Hồng có thể không đáp ứng được lượng nước cần thiết v́ ḍng chảy thay đổi theo năm…. đặc biệt là mùa nước cạn.
KẾT LUẬN:
- Mệnh lệnh của ông Chủ tịch Hà Nội Trần Sĩ Thanh dẫn nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch dường như là một động thái chính trị hơn những cơ sở khoa học, khi mấy năm trời ông làm đô trưởng chẳng làm được cái ǵ tử tế cho thủ đô - Năm 2025 đến rất gần với 2 lễ kỷ niệm 80 năm độc lập, 50 năm thống nhất đất nước, chẳng nhẽ cái gai nhức nhối sông Tô lịch không rút ra được, khiến ông có quyết định mang tính liều lĩnh như thế.
__________________
|