Ngày 13/11/2024, Bộ Công an Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 72/2024/TT-BCA, quy định về quy trình điều tra và giải quyết tai nạn giao thông đường bộ dành cho lực lượng CSGT, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Thông tư này thay thế Thông tư 63/2020, mang lại những thay đổi đáng kể trong cách xử lý các vụ tai nạn giao thông. Theo Điều 3 của Thông tư, hai quy định mới được ban hành được mô tả là rất “trí tuệ” và “sáng tạo” đến mức có lẽ không quốc gia nào trên thế giới có thể bắt kịp “nền văn minh” này:
Quy định thứ nhất: Tiêu chuẩn của cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
Cán bộ CSGT phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
• Có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Nếu tốt nghiệp đại học ngoài ngành công an, phải được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh, cảnh sát theo quy định.
• Có thời gian công tác trong lực lượng CSGT từ 6 tháng trở lên.
• Đã hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra và giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
Quy định thứ hai: Chi phí cứu hộ tai nạn do chủ phương tiện chi trả
Thông tư 72/2024/TT-BCA bổ sung quy định mọi chi phí cứu hộ trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ do chủ phương tiện chịu trách nhiệm chi trả. Đây là điểm mới so với thông tư trước.
Chi phí này được áp dụng khi các phương tiện liên quan đến tai nạn bị hư hỏng, không thể hoạt động. Trong trường hợp đó, cán bộ làm nhiệm vụ điều tra sẽ yêu cầu các đơn vị có chức năng cứu hộ đưa phương tiện cẩu, kéo chuyên dụng đến hiện trường để di chuyển phương tiện đến nơi thích hợp.
Sau khi đọc hai quy định này, tôi không biết bạn nghĩ thế nào, nhưng riêng tôi chỉ biết thở dài ngao ngán. Hiện nay, trên thế giới chưa có bất kỳ quốc gia nào yêu cầu cảnh sát giao thông phải có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát, hoặc cử nhân luật trở lên. Ngay cả khi tốt nghiệp đại học ngoài ngành công an, họ cũng phải trải qua đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ. Thật mỉa mai khi các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ lại có trình độ thấp kém, thậm chí hơn 75% viên chức còn dùng bằng giả.
Một chế độ mà chính quyền chỉ chăm chăm tìm cách thu tiền của dân để nuôi dưỡng bộ máy quan chức tham nhũng. Người dân, khi không may gặp tai nạn giao thông, đã phải lo chi phí sửa chữa phương tiện, viện phí nếu bị thương nặng, nay lại phải gánh thêm chi phí cứu hộ. Thật là một chính sách bóc lột đến tận cùng. Họ không chừa một thứ gì, thậm chí cái “lai quần” của dân cũng không tha.
Chỉ có những đầu óc bệnh hoạn hoặc hoang tưởng mới nghĩ ra được những quy định “trật đường ray” như thế để áp đặt lên người dân thấp cổ bé họng. Vì vậy, không còn con đường nào khác để “giải phóng” Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo đói ngoài việc toàn dân đoàn kết, đứng lên lật đổ chế độ bạo quyền, độc tài, độc đảng, công an trị hiện nay.
Mong thay.
Lão Thất
__________________
|