R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,499
Thanks: 28,687
Thanked 18,841 Times in 8,471 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
|
ẤT HỢI 1995.
THẾ GIỚI:
Mở đầu năm 1995 vào ngày 17 tháng 1 tại Kobe Nhật Bản một trận động đất khủng khiếp xảy ra làm 6.321 người thiệt mạng và làm trên 32.000 người bị thương.
Cộng sản ở Liên Xô, Đông Âu không c̣n cầm quyền, nhưng thế giới vẫn không b́nh yên bởi sự nổi lên của các nhóm Hồi giáo cực đoan tiến hành các cuộc khủng bố vào các trung tâm đầu năo ở Mỹ và Châu Âu, Nhật Bản….
- 20 tháng 3: Vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo, hơn 4000 người bị thương.
- 19 tháng 4: Đánh bom tại Thành phố Oklahoma, 168 người thiệt mạng.
- 24 tháng 7: Đánh bom tự sát trong một chiếc xe buưt tại Tel Aviv, Israel giết chết 5 người, 30 người bị thương.
- 25 tháng 7: Nổ bom trong tàu điện ngầm Paris làm 7 người chết, 62 người bị thương.
- 4 tháng 8: Croatia mở Chiến dịch Oluja đánh chiếm nhà nước tự xưng Cộng ḥa Serbia Krajina[
Hiệp ước Schengen bắt đầu có hiệu lực vào ngày 26/3, hiệp ước về đi lại tự do do một số nước Châu Âu kư kết.
Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của một trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen.
Tính đến 19/12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước, được gọi là các quốc gia Schengen: Ba Lan, Cộng ḥa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ư, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh châu Âu).
VIỆT NAM:
Tại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế do không c̣n viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và những chính sách đầy tham vọng và dốt nát ngăn sông, cấm chợ, triệt hạ tư sản mại bản, kinh tế tư nhân, xây dựng kinh tế tập thể.., Các nhà lănh đạo Việt Nam hô hào cởi trói, cải cách mở cửa, nền kinh tế bắt đầu phục hồi chính từ sự cần cù, chịu khó của người nông dân trên ruộng đồng, và các chủ nhỏ được h́nh thành cung cấp các sản phẩm tối thiểu cần thiết cho cuộc sống…
Cũng phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của lực lượng lao động xuất khẩu từ Nga, Đông Âu gửi hàng hóa về bằng những đồng tiền kiếm được đầy mồ hôi nước mắt thậm chí xương máu, buôn gian bán lậu tủi nhục tại các quốc gia này…
Sau đúng 20 năm, kể từ ngày người Mỹ rời Việt Nam, ngày11 tháng 7: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
20 năm là một thời gian quá dài để Mỹ và Việt Nam gần lại với nhau, trong một t́nh thế Việt Nam bị dồn vào đường cùng với những toan tính lợi dụng Mỹ, đây là một mối quan hệ không thực chất khi những nhà lănh đạo Việt Nam vẫn kiên định con đường xây dựng CNXH và nối lại quan hệ với Trung Quốc theo phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng từ sau Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào tháng 9/1990.
16 chữ vàng đó là:
Sơn thủy tương liên,
Lư tưởng tương thông,
Văn hóa tương đồng,
Vận mệnh tương quan.
4 Tốt gồm: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”
Và từ đó đến nay quan hệ Việt- Mỹ đă nâng lên thành đối tác “Chiến lược toàn diện” nhưng rơ ràng nó mang tính quyết tâm bằng lời nói mà không có những tiến triển thực chất v́ sự khác biệt mang tính bản chất chế độ giữa hai quốc gia.
Trong khi đó quan hệ Việt – Trung ngày càng mặn nồng, và sự phụ thuộc toàn diện về kinh tế, chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc sau Hội Nghị Thành Đô vẫn là mối nan giải khó tháo gỡ của các nhà lănh đạo Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác… khiến kinh tế Việt Nam dù đă có những khả quan hơn, nhưng vẫn trong t́nh thế bị động và lệ thuộc vào các nguồn vốn FDI và ODA…
ẤT MÙI 2015.
THẾ GIỚI:
Năm 2015 là năm cuối của nhiệm kỳ thứ hai Obama là tổng thống Mỹ, cả thế giới gần như bị đánh lừa về những thành quả kinh tế do Obama đem lại cho nước Mỹ và mối quan hệ tốt đẹp giữa các cường quốc lớn, Mỹ vẫn trong vài tṛ dẫn dắt bởi sự tuyên truyền của hệ thống truyền thông cánh tả do đảng Dân chủ kiểm soát, nhưng hầu hết đó là sự dối trá, Trung Quốc và Nga đă xỏ mũi các chính trị gia ở Châu Âu, và cả Obama.
Năm 2014 Nga chiếm Crime của Ukraine trong sự bàng hoàng bất lực của Mỹ và Châu Âu.
Putin trở nên mạnh bạo hơn, ngày 30/9/2015 Nga bắt đầu chiến dịch trên không tại Syria và dần đưa quân vào với danh nghĩa hỗ trợ nhà độc tài tổng thống Syria Bashar Al-Assad chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), nhưng thực chất Nga muốn bành trướng mở căn cứ quân sự khống chế khu vực Địa Trung Hải và Châu Phi.
Quan hệ Trung – Mỹ đầm ấm chưa từng có dưới thời Obama và Trung Quốc lợi dụng làm phức tạp thêm t́nh h́nh Biển Đông: Trung Quốc gia tăng các hành động đơn phương ở Biển Đông, trong đó có việc xây dựng và tôn tạo trái phép các đảo và băi đá ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, làm leo thang căng thẳng, đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không, hủy hoại môi trường sinh thái ở Biển Đông.
Năm 2015 cũng xảy ra hàng loạt vụ đánh bom, bắt cóc con tin, xả súng, đặc biệt là các vụ tấn công đẫm máu tại ṭa soạn báo Charlie Hebdo (ngày 7/1) và nhà hát Bataclan (ngày 13/11) ở Paris (Pháp), vụ đánh bom máy bay Nga ở Ai Cập (ngày 31/10)..., đă gây chấn động thế giới.
Cùng năm này, Iran và nhóm P5+1 đạt thỏa thuận hạt nhân then chốt sau 11 năm đàm phán căng thẳng, ngày 14/7, Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức) đă đạt được thỏa thuận lịch sử, theo đó Iran hạn chế chương tŕnh hạt nhân, đổi lại các nước sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran.
Việc dỡ bỏ trừng phạt Iran là một sai lầm tai hại của chính quyền Obama và chính trị gia Châu Âu khi họ không nh́n ra trục Nga- Iran và sau này Bắc Triều Tiên h́nh thành.
Iran thoát trừng phạt, có tiềm lực kinh tế đă tăng cường phát triển quốc pḥng, cung cấp vũ khí cho các tổ chức khủng bố như Hamas, Hezbollah, Houthi ở Yemen… và các phương tiện chiến tranh cho Nga tiến hành xâm lược Ukraine…
Những cảnh báo của Trump với Châu Âu về nạn nhập cư cũng như lệnh tháo dỡ trừng phạt với Iran đă bị các chính trị gia Châu Âu phớt lờ, cái giá phải trả đă quá đắt.
Làn sóng người di cư ồ ạt từ các nước Trung Đông và Bắc Phi đổ vào châu Âu đă biến thành cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, gây ra hậu quả về an ninh, kinh tế - xă hội cho châu Âu và thế giới, đồng thời gây bất đồng về chính sách ứng phó trong nội bộ Liên minh châu Âu.
Động đất mạnh nhất ở Nepal trong tám thập kỷ: Hai trận động đất mạnh 7,8 độ richter (ngày 25/4) và 7,3 độ richter (ngày 12/5/2015), làm chấn động gần như toàn bộ đất nước Nepal, khiến 8.964 người chết và 21.952 người bị thương. Hai trận động đất này đă làm thay đổi nhiều cấu trúc địa chất tại Nepal và các nước láng giềng như Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh và Pakistan. Liên hợp quốc ước tính có khoảng 8 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó 1,4 triệu người cần được hỗ trợ về lương thực.
VIỆT NAM:
Năm 2015 là năm cuối cùng của khóa 11 đảng CS Việt Nam, kết thúc đại hội các cấp chuẩn bị cho đại hội đảng toàn quốc khóa 12 tổ chức vào năm 2016.
10 năm nữa qua đi, từ Ất Hợi 1995 sang Ất Mùi, Việt Nam đă hội nhập rộng hơn với thế giới.
Lần đầu tiên một TBT sang thăm Mỹ, đó là ông Nguyễn Phú Trọng, diễn ra từ ngày 6 đến 10/7/2015, theo lời mời của chính quyền Tổng thống Barack Obama.
Trong năm 2015, Việt Nam kết thúc đàm phán, kư kết các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á- Âu. Việt Nam cũng đă kết thúc đàm phán và trở thành một trong 12 nước thành viên sáng lập của Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP).
Từ ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức h́nh thành. Tất cả các sự kiện trên đă mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn, song kèm theo đó là những thách thức không nhỏ trong tiến tŕnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nền kinh tế vẫn c̣n nhiều điều đáng lo ngại, như nợ công tăng cao; tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm; năng suất lao động thấp và thua xa nhiều nước trong khu vực; sức cạnh tranh của cả nền kinh tế c̣n thấp; nhiều thạc sỹ, cử nhân thất nghiệp… các tệ nạn xă hội, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tàn phá thiên nhiên, bệnh tật gia tăng… phân hoá giàu nghèo, văn hoá suy đồi, đạo đức xuống cấp…
Sự lệ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc vẫn cản trở nền kinh tế, khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước lao đao không có cơ hội phát triển.
Đặc biệt tệ nạn tham nhũng đă ăn lên đến tận chóp bu các lănh đạo cao nhất, và cuộc chiến chống tham nhũng báo hiệu cuộc chiến nội bộ trong đảng ngày càng trở nên tàn khốc.
Ông TBT Nguyễn Phú Trọng đă nói “đây là ta đánh ta” và tuyên bố không có “vùng cấm, không có ngoại lệ” trên thực tế cho đến khi sang thế giới bên kia dường như ông Trọng vẫn chưa động được đến những vùng cấm mà ông đă từng phải nghẹn ngào nuốt hận trong ấm ức khi thế lực tham nhũng, lợi ích nhóm đă cấu kết với nhau, qua mặt ông rất tinh vi…
Ông Trọng giữ cương vị TBT ba khóa, nhưng không trọn vẹn, di sản của ông để lại liệu có được tiếp nối, năm Ất Tỵ 2025 sắp diễn ra như thế nào sẽ là câu trả lời, và được đề cập trong phần tiếp theo.
(C̣n tiếp)
__________________
|