R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 31,693
Thanks: 28,935
Thanked 19,237 Times in 8,746 Posts
Mentioned: 162 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 788 Post(s)
Rep Power: 79
|
Tâm Chánh: Nhập tỉnh, nghe cải lương "Ông C̣ quận 9"
Phân chia địa giới hành chính tiên quyết phải chú ư đến không gian cư trú của người dân. Không gian ấy tượng h́nh từ tập tính sinh hoạt đă trải qua thử thách chọn lọc nhiều đời. Cái đă tồn tại là cái có lư, muốn thay đổi phải hiểu biết cặn kẽ cái lư ấy.
Tỷ như ở Nam Bộ, cũng khởi nguyên là đời sống di cư gắn với sinh hoạt giao thương của người Hoa th́ Cù Lao Phố không trở thành trung tâm đô thị tầm cỡ như Chợ Lớn?
Những cư dân bản địa như người Mạ, người Stieng, người Mnong… v́ sao trong quá tŕnh phát triển ở xứ Gia Định, Đồng Nai cứ lùi dần về phía b́a rừng, đồi núi mà làm rẫy, định cư?
Hay người Khmer v́ sao thường tổ chức không gian cư trú trên các vùng địa h́nh cao hoặc thích nghi với vùng ngập nước bằng nhà sàn, gắn bó chặt chẽ với sông nước, ở gần ruộng đồng và chùa chiền, phum sóc, có lối tổ chức nh́n vào là thấy khác thôn xóm người Việt?
Trước năm 1945, chính sách tổ chức làng xóm của người Khmer ở Nam Kỳ là sự kết hợp giữa truyền thống tự quản của người Khmer và sự kiểm soát hành chính từ triều Nguyễn, sau đó là thực dân Pháp. Dù chịu nhiều tác động từ bên ngoài, cộng đồng Khmer vẫn duy tŕ được bản sắc văn hóa và cấu trúc xă hội đặc thù, với chùa là trung tâm gắn kết quan trọng.
Pháp th́ áp dụng chính sách “chia để trị”, khuyến khích sự khác biệt giữa người Khmer và người Việt, nhằm ngăn chặn sự đoàn kết chống lại chính quyền thuộc địa. Điều này dẫn đến việc các sóc Khmer thường tách biệt về mặt địa lư và xă hội với các làng người Việt, dù trong thực tế hai cộng đồng vẫn có sự giao thoa qua hôn nhân và trao đổi kinh tế.
So với thời kỳ thực dân Pháp, VNCH ít tận dụng cấu trúc truyền thống của người Khmer mà thay vào đó áp đặt mô h́nh quản lư tập trung kiểu Việt Nam. Chính quyền VNCH cũng đă từng thất bại trong việc tổ chức các khu trù mật hay ấp chiến lược dồn chung cho cả người Việt, người Khmer.
So với thời kỳ Việt Nam Cộng ḥa, chính sách sau 1975 chú trọng hơn đến b́nh đẳng và hỗ trợ, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao về sự ḥa nhập vào xă hội chung. Mô h́nh nhập tỉnh có đông cộng đồng người Khmer là Trà Vinh với tỉnh Vĩnh Long là một địa bàn nông thôn được thiết kế chủ yếu theo mô h́nh làng xóm của người Việt, cuối cùng đă không thể duy tŕ trong tỉnh chung Cửu Long từng được vận hành trong thời trước đổi mới.
Rồi miệt vườn, miệt đồng của cư dân người Việt đều được tổ chức làng xóm, không gian cư trú, sản xuất khác biệt. Không phải tự nhiên mà miệt vườn vốn định h́nh trước ở vùng ven sông Tiền, vùng ven sông Hậu lại quen thuộc với h́nh ảnh ruộng đồng thẳng cánh c̣ bay.
Trong thời kỳ chiến tranh, việc phân chia địa bàn chiến khu dường như cũng phản ánh một kinh nghiệm sâu sắc về việc đeo bám không gian cư trú phù hợp. Ngay từ đầu kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Long, Trà Vinh thuộc chiến khu 8 nhưng chỉ từ 1946 hai tỉnh này đă phải được điều chỉnh sang chiến khu 9 có địa bàn chủ yếu là phía nam sông Hậu.
Hay Bến Tre tồn tại hẳn một hệ sinh thái vườn dừa thuộc văn minh miệt vườn, trong thực tế luôn gắn với “chuỗi phân phối” sản phẩm dừa và trái cây với Tiền Giang, chứ không phải Vĩnh Long. Giờ nhập chung với Vĩnh Long, Trà Vinh mà đem kinh nghiệm nông thôn Bến Tre đă không c̣n vết tích Khmer nào (dù biết bao địa danh từ Bến Tre, Mỏ Cày, Sóc Săi, Cái Mơn… đều là âm đọc từ tiếng Khmer), th́ có khi các cộng đồng cư trú ở Trà Vinh lại một phen khốn khó.
***
Thôi sẵn đây th́ kể chuyện Tiền Giang xa cách với Vĩnh Long. Đó là tấn bi kịch tao loạn mà tuồng cải lương "Ông C̣ quận 9", đ́nh đám hồi trước 1975, khiến dân t́nh say như điếu đổ, dù chỉ nghe thâu thanh.
Thời gian dạy học ở trường làng Tân-Ngăi, Long-Hồ, Vĩnh-Long, ông giáo Hương vốn quê Mỹ Tho, đă có vợ nhưng đă đem ḷng yêu thương cô giáo Lan đồng nghiệp. Mối t́nh nồng nàn đă sinh ra hai người con, một trai, một gái, lấy tên hai địa danh ở Vĩnh Long mà hai người gắn bó, con gái Trường An và con trai Long Hồ.
Chiến cuộc tràn lan, ông giáo Hương về Mỹ Tho thăm gia đ́nh mà đâu biết đó là lần cách biệt tới 20 năm. Rồi ông lên Sài G̣n làm c̣ (cảnh sát). Trong một phi vụ quận, cảnh sát của ông bắt được một gian phạm là một cô thư kư văn pḥng. Khi lấy khẩu cung, ông nhận ra đó là Trường An, đứa con gái của ḿnh và cô giáo Lan. Ông t́m thăm lại người xưa giờ ở một xóm lao động nghèo. Long Hồ, em trai của Trường An, cũng bùi ngùi như mẹ khi gặp được cha ḿnh, nhưng đă ngỏ lời xin cha đừng lui tới viếng thăm gia đ́nh ḿnh nữa.
Trời, nghe Út Trà Ôn vai ông C̣ quận 9 vô câu vọng cổ mà xé ḷng:
“Tôi đứng đây mà ngỡ như đang đứng bên bờ sông Mỹ-Thuận
Khi ḿnh quay xuồng tách bến để trở lại với hai con
Bờ cây xa mờ nhuộm khói hoàng hôn
Con nước lớn lục b́nh trôi rời rạc.
Chiều đă xuống mặt trường giang c̣n bát ngát mà bóng người thương c̣n lẩn khuất giữa sông đầy”.
Long Hồ cách Mỹ Tho chỉ vài chục cây số mà vời vợi cả đời. Phải đâu chỉ v́ chiến loạn. Mà lầm lạc của ḷng người…
__________________
|