VietBF - View Single Post - USA Người dân thủ đô USA bị đảo lộn cuộc sống
View Single Post
Old 5 Days Ago   #2
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,104
Thanks: 28,660
Thanked 18,752 Times in 8,401 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Spiegel

Claus Hecking phỏng vấn Steven Levitsky

Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ

21-3-2025

Donald Trump đang biến nước Mỹ thành một nhà nước độc tài, giáo sư Harvard, Steven Levitsky, tác giả cuốn sách bán chạy “Các nền dân chủ chết như thế nào” cảnh báo. Ông Levitsky nói: Các nhà lập quốc Hoa Kỳ đă không lường trước được một diễn biến quan trọng.

Steven Levitsky, sinh năm 1968, là Giáo sư ngành Chính quyền học và Nghiên cứu về các nước châu Mỹ Latin tại Đại học Harvard. Ông cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Latin, David Rockefeller, ở Harvard. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là: Dân chủ và chế độ độc tài, các đảng phái và thể chế chính trị.

Cuốn sách “Các nền dân chủ đă chết như thế nào” do ông là đồng tác giả với Daniel Ziblatt, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, nằm trong danh sách bán chạy nhất và giành nhiều giải thưởng. Năm 2024, Levitsky và Ziblatt xuất bản cuốn “Nền chuyên chế của thiểu số: V́ sao nền dân chủ Mỹ đang đứng bên bờ vực thẳm và chúng ta có thể rút ra bài học ǵ”.

Hỏi: Thưa ông Levitsky, Tổng thống Donald Trump muốn đơn phương xóa bỏ các quyền được ghi trong Hiến pháp, giải tán các cơ quan chính phủ bằng sắc lệnh và bây giờ c̣n tuyên bố sẽ băi nhiệm các thẩm phán dám ngăn cản ông ta. Nền dân chủ Mỹ đang gặp nguy hiểm có phải không?

Levitsky: Chúng tôi đang chứng kiến sự sụp đổ của nền dân chủ của ḿnh. Dưới thời Donald Trump, nước Mỹ đang trượt dần vào một h́nh thức chủ nghĩa chuyên chế. Có lẽ diễn biến này không phải là không thể đảo ngược, nhưng hiện tại nước Mỹ đang không c̣n là một nền dân chủ nữa.

Hỏi: Khi ông nói về chủ nghĩa chuyên chế, ông muốn nói đến dạng nào?

Levitsky: Tôi gọi đây là “chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”: Các thể chế dân chủ về h́nh thức vẫn tồn tại, nhưng bản chất dân chủ của chúng bị xói ṃn. Vẫn c̣n có sự cạnh tranh chính trị, nhưng sự cạnh tranh đó không công bằng v́ những người đương quyền thao túng cuộc chơi bằng các công cụ nhà nước để giành lợi thế cho ḿnh.

Có lẽ chúng ta sẽ không thấy xe tăng trên đường phố, Hiến pháp vẫn sẽ c̣n hiệu lực, phe đối lập không bị cấm và vẫn sẽ có bầu cử, nhưng trong các cuộc bầu cử đó, đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ sẽ không c̣n có xuất phát điểm ngang nhau nữa.

Hỏi: Những dấu hiệu nào cho thấy điều đó đă bắt đầu ở Mỹ?

Levitsky: Tổng thống và chính phủ đang đưa những “người trung thành” vào các cơ quan nhà nước như ṭa án, cơ quan t́nh báo hay các cơ quan giám sát như Ủy ban Truyền thông. Ngững người này đă biến chúng thành công cụ để gây áp lực, làm suy yếu đối thủ chính trị, làm giảm cơ hội chiến thắng của đối thủ trong các cuộc bầu cử.

Đồng thời, họ t́m cách khống chế hoặc loại bỏ luôn các tiếng nói phản biện như giới truyền thông, giới học giả hay các tổ chức xă hội dân sự. Chỉ trong vài tuần, Trump và phe cánh đă khiến cái giá phải trả cho phe đối lập tăng vọt một cách khủng khiếp.

Hỏi: Nếu so sánh các hành động đầu tiên của Trump với các nhà chuyên chế khác, ông thấy có những điểm nào cụ thể giống nhau?

Levitsky: Hai tháng đầu tiên của chính quyền Trump không chỉ khiến tôi liên tưởng đến Viktor Orbán ở Hungary, đảng PiS ở Ba Lan, Narendra Modi ở Ấn Độ hay Hugo Chávez ở Venezuela, mà c̣n tệ hơn nhiều. Trump và phe cánh của ông ta thể hiện sự chuyên chế một cách công khai hơn bất kỳ chính trị gia nào kể trên. Họ gần như hoan nghênh chủ nghĩa chuyên chế. Điều đó thấy được qua sự cuồng nhiệt của họ khi phớt lờ các phán quyết của ṭa án và công kích các thẩm phán.

Hỏi: Nhưng ít nhất th́ quyền tự do ngôn luận ở Mỹ dường như vẫn được bảo đảm phải không?

Levitsky: Trong một nền dân chủ hoạt động đúng nghĩa, truyền thông, doanh nhân, giới học giả hay chính trị gia phải có quyền công khai phản đối chính phủ mà không sợ bị trả thù cá nhân. Nhưng ở Mỹ hiện nay, ngày càng nhiều người – từ nhà báo, viện trưởng các đại học đến sinh viên biểu t́nh – phải cân nhắc xem có nên chống lại Trump không, v́ có thể họ sẽ phải trả giá đắt.

Các nghị sĩ Cộng ḥa trong Quốc hội cũng bị phe cánh của Trump gây áp lực nặng nề, thậm chí đe dọa bạo lực, buộc họ phải bỏ phiếu ủng hộ Trump, dù trái với lương tâm. Trước giờ, chúng ta chỉ thấy những chuyện như vậy ở các nơi khác trên thế giới.

“Đảng Cộng ḥa và Dân chủ không c̣n có xuất phát điểm ngang nhau nữa”
Hỏi: Trump và phe cánh có đang đi theo một kịch bản nào đó không?

Levitsky: Có một mô h́nh kinh điển: Đầu tiên, một kẻ có âm mưu chuyên chế phải kiểm soát được các cơ quan có nhiệm vụ điều tra và truy tố. Việc đầu tiên Trump làm khi nhậm chức là thay hết những người đứng đầu các cơ quan này bằng tay chân bộ hạ của ḿnh. Ông ta đưa cựu luật sư riêng của ḿnh, Pam Bondi, vào vị trí Bộ trưởng Tư pháp, c̣n vị trí đứng đầu FBI giao cho Kash Patel…

Hỏi: … người từng viết sách thiếu nhi miêu tả Trump như một ông vua…

Levitsky: … và Trump đă đưa người trung thành của ḿnh vào quân đội và các cơ quan quản lư quan trọng. Hugo Chávez từng làm y hệt như vậy ở Venezuela, sau đó là Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ – và nhất là Orbán ở Hungary. Orbán từng là một chính trị gia trung hữu dân chủ, nhưng sau khi trở lại làm Thủ tướng năm 2010, ông ta dùng bộ máy nhà nước làm vũ khí để dựng nên một hệ thống chuyên chế.

Chính Trump và đảng Cộng ḥa đă học được từ đó cách sử dụng các thể chế nhà nước cho mục đích chính trị và ư thức hệ của ḿnh. Thật nực cười: Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và phe cánh lại đang học theo chiến lược của một nhà độc tài ở một đất nước nhỏ bé như Hungary. Họ đang cố sao chép mô h́nh của Orbán.

Hỏi: Liệu Trump có thể thống trị nước Mỹ giống như cách Orbán làm với Hungary không?

Levitsky: Tôi nghĩ là không. Ở Mỹ, việc sửa đổi Hiến pháp khó hơn nhiều so với ở Hungary. Cần phải có hai phần ba số phiếu ở cả hai viện Quốc hội. Sau đó, ba phần tư các bang cũng phải phê chuẩn sửa đổi đó. Hơn nữa, phe đối lập ở Hungary cũng yếu hơn nhiều so với đảng Dân Chủ của Mỹ. Có khả năng lớn là Trump sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2026.

Hỏi: Nền dân chủ Mỹ lẽ ra phải đủ vững mạnh để chống lại Trump chứ? Dù sao th́ suốt hơn hai thế kỷ qua, nước Mỹ vẫn luôn có cơ chế tiết chế và cân bằng quyền lực (Checks and Balances).

Levitsky: Thật không may, tôi phải nói rằng: Các cơ chế kiểm soát của Hiến pháp Mỹ hiện đang thất bại. Các nhà lập quốc của chúng tôi muốn ngăn chặn một kẻ bạo chúa toàn năng. V́ vậy, họ tạo ra một loạt thể chế: Phân chia quyền lực với Quốc hội độc lập gồm hai viện, hệ thống tư pháp phần lớn độc lập và chế độ liên bang với quyền hạn rộng răi dành cho các bang.

Nhưng họ đă không lường trước được rằng, sẽ có ngày xuất hiện hai đảng chính trị cực kỳ phân cực, trong đó một đảng hoàn toàn trung thành với Tổng thống đương nhiệm. Chưa bao giờ một Tổng thống Mỹ lại kiểm soát đảng của ḿnh gần như toàn bộ như Trump đang kiểm soát đảng Cộng Ḥa – vốn đang nắm đa số ở cả hai viện Quốc hội. Điều đó có nghĩa là cơ quan lập pháp của chúng tôi đang trao quyền lực của ḿnh cho Trump.

Hỏi: Trump đă kịp bổ nhiệm ba thẩm phán vào Tối cao Pháp viện ngay trong nhiệm kỳ đầu, và họ thường xuyên đưa ra các phán quyết có lợi cho ông ta. Ông có coi những ǵ đang diễn ra ở Mỹ là một cuộc đảo chính từ trên xuống không?

Levitsky: Tôi gọi đó là một âm mưu đảo chính: Lạm dụng quyền lực trên quy mô lớn. Tôi sẽ dùng từ “đảo chính” khi Trump công khai vi phạm Hiến pháp và từ chối tuân theo các quyết định của Quốc hội hoặc Tối cao Pháp viện.

“Tôi chưa từng thấy trong một hệ thống dân chủ nào lại có sự tập trung quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông vào một cá nhân như Elon Musk hiện nay”.
Hỏi: Ông từng cảnh báo trước ngày Trump lên tiếp quản chính quyền, rằng nước Mỹ có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa chuyên chế.

Levitsky: Mọi chuyện c̣n tồi tệ hơn những ǵ chúng tôi dự đoán. Thứ nhất, chính quyền mới hành động nhanh và toàn diện hơn nhiều so với dự kiến. Thứ hai, chúng tôi không lường được sự xuất hiện của Elon Musk. Ông ta là một yếu tố mới trong kịch bản độc tài.

Tôi chưa từng chứng kiến trong một hệ thống dân chủ nào lại có sự tập trung quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông vào một người như Musk. Trong khi đó, ông ta không hề được bầu chọn. Người đàn ông này đang gây ra thiệt hại khủng khiếp cho bộ máy nhà nước của chúng tôi với cái gọi là “Bộ Hiệu quả Chính phủ” (DOGE) của ông ta. Rất có thể ông ta đang vi phạm Hiến pháp và luật pháp của chúng tôi, nhưng không ai kiểm soát được ông ta cả.

Hỏi: Tổng thống ở Mỹ vốn đă có vị thế rất mạnh, và Trump đang tận dụng điều đó bằng cách ban hành vô số sắc lệnh. Liệu sự tập trung quyền lực như vậy có xảy ra được ở một nền dân chủ nghị viện như Đức không?

Levitsky: Ở một nền dân chủ nghị viện, những kẻ ngoài cuộc như Trump khó có thể leo lên đứng đầu một đảng truyền thống và chiếm quyền kiểm soát đảng. Nhưng cũng có những trường hợp, một người ngoài cuộc lập ra đảng riêng và giành đa số: Như Berlusconi ở Ư.

Nếu một chính trị gia theo khuynh hướng chuyên chế kiểm soát được một đảng truyền thống như Orbán ở Hungary, th́ họ cũng có thể gây ra thiệt hại lớn trong hệ thống nghị viện.

Hiện tại, tôi đang lo ngại cho nước Anh: Ở đó, Đảng Cải cách cực hữu của Nigel Farage đang dẫn đầu các cuộc thăm ḍ. Vương quốc Anh có một hệ thống chính trị tập trung và dựa trên đa số rất mạnh. Nếu Farage giành được đa số trong quốc hội, ông ta thậm chí có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn cả Trump.

“Các cơ chế kiểm soát của Hiến pháp Mỹ hiện đang thất bại”
Hỏi: Khác với nhiệm kỳ đầu của Trump, hiện tại không c̣n thấy những cuộc biểu t́nh rầm rộ nữa.

Levitsky: Tôi từng tin rằng mọi nỗ lực lạm dụng quyền lực ở Mỹ sẽ vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ. Nước Mỹ có nền dân chủ phong phú, đa tầng, một khu vực tư nhân hùng mạnh, giàu có và các trường đại học độc lập, giàu nguồn lực. Nhưng trong những tuần đầu của nhiệm kỳ hai của Trump, chúng ta đang chứng kiến mức độ tự kiểm duyệt, đầu hàng hoặc thậm chí là phục tùng nhiều hơn tôi tưởng tượng.

Một số doanh nhân giàu có và quyền lực nhất đang quỳ gối trước Trump. Các cơ quan truyền thông lớn bị chủ sở hữu gây áp lực phải nhân nhượng ông ta. Các trường đại học lớn im lặng trước cuộc tấn công tàn khốc vào giáo dục đại học và khoa học của chúng tôi. Nếu t́nh h́nh này tiếp diễn, Trump sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn những ǵ tôi từng nghĩ là có thể.

Hỏi: V́ sao lại như vậy?

Levitsky: Người Mỹ chúng tôi rất ngây thơ. Chúng tôi coi nền dân chủ ở đất nước ḿnh là điều hiển nhiên. Ngoại trừ một số ít người nhập cư, chúng tôi không hiểu, sống dưới một chế độ chuyên chế là thế nào. Đó là một bất lợi lớn so với các xă hội như Đức, Ba Lan hay Nam Mỹ.

Kết quả bầu cử cũng khiến những người chống Trump mất tinh thần, họ kiệt sức và buông xuôi. Ngay cả tôi cũng cảm thấy vậy. Suốt chín năm qua, tôi nói về Trump không ngừng nghỉ. Khi ông ta tái đắc cử vào tháng 11, điều duy nhất tôi muốn là về nhà, ăn kem và xem khúc côn cầu trên TV. May mắn là nhiều người đang dần vượt qua cú sốc này, và chúng tôi bắt đầu thấy những cuộc biểu t́nh trên toàn quốc, chẳng hạn trước các đại lư xe Tesla.

Hỏi: Tại sao đảng Dân Chủ lại im lặng trước những sắc lệnh và chính sách trục xuất đầy nghi vấn về mặt pháp lư của Trump?

Levitsky: Đảng Dân Chủ vẫn bị chi phối bởi một thế hệ chính trị gia già nua, được rèn luyện trong thế kỷ 20, với những chuẩn mực dân chủ truyền thống. Nhiều người trong số họ trông khá hoang mang. Họ dựa vào niềm tin rằng hệ thống sẽ bảo vệ họ. Và sau nhiệm kỳ đầu của Trump, họ nghĩ rằng lần này sẽ không tệ đến thế đâu.

Hỏi: Có phải họ bị bất ngờ?

Levitsky: Ví dụ như, một trận đấu quyền anh 15 hiệp, nơi một vơ sĩ lao lên ngay từ hiệp đầu, tung ra hàng ngàn cú đấm. Có thể đến hiệp bốn hắn sẽ kiệt sức, nhưng ngay từ hiệp một hắn đă giáng quá nhiều đ̣n khiến đối thủ choáng váng, nằm gục trong góc đài. Đó chính là t́nh cảnh của đảng Dân Chủ lúc này. Họ bị một cơn mưa đ̣n bất ngờ giáng xuống.

Hỏi: Nhiều người Dân Chủ kêu gọi hăy chờ đợi. Họ cho rằng: Rồi Trump sẽ gây ra quá nhiều thiệt hại rơ ràng đến mức cử tri tự quay lưng với ông ta.

Levitsky: Có thể đảng Dân Chủ sẽ thắng các cuộc bầu cử trong tương lai nếu bây giờ họ im lặng và chui vào góc mà trốn. Trump đang làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta nghiêm trọng với chính sách thương mại của ông ta. Nhưng lợi ích của đảng Dân Chủ không giống với lợi ích của xă hội chúng ta. Trump đang hủy hoại đất nước và nền dân chủ của chúng ta.

“Chúng ta vẫn c̣n cơ hội khôi phục nền dân chủ của ḿnh”
Hỏi: Liệu bây giờ c̣n có thể ngăn chặn Trump không?

Levitsky: Có chứ. Những kẻ chuyên chế nguy hiểm nhất là khi chúng được dân chúng ủng hộ với tỉ lệ cao, như Putin hay Chávez từng có tới 70-80% ủng hộ. Bolsonaro ở Brazil th́ gây hại ít hơn v́ không có được sự hậu thuẫn đó.

Trump không phải là một Tổng thống được yêu thích. Ông ta không đạt nổi 50% số phiếu trong bầu cử, và hiện tại mức ủng hộ của ông ta cũng dưới con số đó, thậm chí c̣n đang giảm. Hơn một nửa đất nước này phản đối ông ta. Trump đang tự tạo thêm rất nhiều kẻ thù mới, từ việc sa thải hàng loạt nhân viên công vụ đến chính sách thương mại hỗn loạn.

Hỏi: Và rồi sao nữa?

Levitsky: Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đó là sự thật: Người dân phải tự ḿnh bảo vệ nền dân chủ của ḿnh. Không chỉ là xuống đường biểu t́nh. Chúng ta phải bắt đầu xây dựng một lực lượng đối lập thật sự: Cùng với các tổ chức dân quyền, các trường đại học, các doanh nghiệp và các chính trị gia của đảng Dân chủ.

Hỏi: Có điều ǵ khiến ông lạc quan không?

Levitsky: Kiểu chủ nghĩa chuyên chế mà Trump đang hướng tới không phải là không thể đảo ngược. Tôi nghĩ chúng ta vẫn c̣n cơ hội để khôi phục nền dân chủ của ḿnh. Nhưng người Mỹ chúng tôi phải hành động.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
meyeucon (5 Days Ago), qqquaker (5 Days Ago)
 
Page generated in 0.04246 seconds with 9 queries