VietBF - View Single Post - USA Nhật kư chiến tranh Nga-Ukraina phần 2
View Single Post
Old 1 Week Ago   #473
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,497
Thanks: 28,678
Thanked 18,839 Times in 8,470 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Politico

Tác giả: James Kirchick

Trúc Lam biên dịch

Không c̣n bất kỳ sự giả vờ nào cho thấy Hoa Kỳ đại diện cho những lư tưởng đă truyền cảm hứng cho họ trong suốt 250 năm qua. Châu Âu và phần c̣n lại của thế giới cần phải điều chỉnh.

Đầu năm 2017, chưa đầy hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Donald Trump, tôi đă cho đăng tải một tác phẩm hư cấu, mang tính suy đoán. Lấy bối cảnh tưởng tượng về nhiệm kỳ thứ hai của Trump, tác phẩm của tôi mô tả một viễn cảnh ác mộng, trong đó quân đội Mỹ rời bỏ châu Âu, đảng cực hữu AfD thân Nga của Đức giành được 20% số phiếu trong cuộc bầu cử liên bang và Nga phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Mục đích của tôi khi viết câu chuyện này là để khơi dậy sự tự măn của độc giả ở cả hai bờ Đại Tây Dương về t́nh trạng nguy cấp của điều mà trước đây được gọi là “Thế giới Tự do”. Nhưng nó vẫn không chuẩn bị cho tôi về một loạt các sự kiện, bắt đầu với bài phát biểu của Phó Tổng thống JD Vance tại Hội nghị An ninh Munich và kết thúc bằng sự sỉ nhục Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky của Trump và Vance, trước các máy quay truyền h́nh tại pḥng Bầu Dục.

Trong khi nhiều người có thể coi khoảng thời gian hai tuần đó không khác ǵ so với phần c̣n lại của thời kỳ Trump [cầm quyền], th́ các nhà sử học tương lai không nghĩ vậy: Họ sẽ ghi nhận sự kiện này như một sự thay đổi mang tính thời đại trong chính trị toàn cầu, thậm chí có ư nghĩa hơn cả sự sụp đổ của Bức tường Berlin hay cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Nó đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên — kỷ nguyên của trật tự quốc tế tự do, do Hoa Kỳ lănh đạo.

Kỷ nguyên đó bắt đầu sau Đệ Nhị Thế chiến, khi một quốc gia theo chủ nghĩa biệt lập miễn cưỡng đảm nhận vai tṛ lănh đạo thế giới, một nỗ lực to lớn, đa dạng dẫn đến tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong lịch sử, khám phá khoa học, sự thịnh vượng của con người và ḥa b́nh. Nguồn tài nguyên vật chất của Hoa Kỳ đóng vai tṛ thiết yếu trong nỗ lực kéo dài hàng thập niên, trải dài khắp thế giới này, nhưng quan trọng hơn là niềm tin, không chỉ được hàng trăm triệu người Mỹ chia sẻ, mà c̣n là niềm tin của vô số người trên khắp thế giới, rằng Hoa Kỳ là một quốc gia đặc biệt, có vị thế độc nhất để trở thành một thế lực cho những điều tốt đẹp trên thế giới.

Trong suốt tám thập niên đó, đạo đức của chủ nghĩa lư tưởng đă hỗ trợ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, một chính sách có thể bắt nguồn từ thời lập quốc. Cho dù là đảng Cộng ḥa hay đảng Dân chủ, các tổng thống Mỹ thường xuyên nhắc đến vai tṛ định mệnh mà Mỹ, với tư cách là nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, được định sẵn để tŕnh diễn trên trường quốc tế. Tổng thống Thomas Jefferson gọi quốc gia non trẻ mà ông đă giúp thành lập là “niềm hy vọng tốt nhất của thế giới” trong khi đối thủ truyền kiếp của ông là tổng thống John Adams đă gửi vũ khí cho những người lănh đạo cuộc nổi loạn của nô lệ để giải phóng Haiti.

Hơn 150 năm sau, tổng thống Dwight Eisenhower tuyên bố rằng: “Chúng ta có thể là đất nước giàu có và hùng mạnh nhất nhưng vẫn thua trong cuộc chiến thế giới nếu chúng ta không giúp các nước láng giềng trên thế giới bảo vệ quyền tự do của họ và thúc đẩy tiến bộ xă hội và kinh tế của họ“. Người kế nhiệm ông là tổng thống John F. Kennedy đă tuyên bố rằng, nước Mỹ sẽ “trả bất kỳ giá nào, gánh chịu bất kỳ phí tổn nào, vượt qua bất kỳ khó khăn nào, ủng hộ bất kỳ người bạn nào, chống lại bất kỳ kẻ thù nào, để bảo đảm sự tồn tại và thành công của tự do“. Và trong bài phát biểu từ biệt của ḿnh, tổng thống Ronald Reagan đă nói về nước Mỹ như một “thành phố tỏa sáng trên đồi“, một cụm từ mà đối thủ của ông về mặt tư tưởng, tổng thống Barack Obama cũng đă nhắc tới trong cuộc bầu cử năm 2016.

Việc thực hiện những tham vọng cao cả này buộc nước Mỹ phải ủng hộ các nền dân chủ và phản đối các chế độ độc tài. Là một siêu cường toàn cầu với những trách nhiệm mà không quốc gia nào khác có thể – hoặc sẵn sàng – đảm nhận, nước này không thể có được chính sách đối ngoại đạo đức hoàn hảo như Thụy Điển. Chủ nghĩa lư tưởng chắc chắn xung đột với chủ nghĩa hiện thực, khi chủ nghĩa hiện thực thường thắng chủ nghĩa lư tưởng. Điều này đặc biệt đúng trong thời Chiến tranh Lạnh, khi Washington giúp thiết kế việc lật đổ các nhà lănh đạo được bầu cử dân chủ và ủng hộ các chế độ độc tài. Và điều này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đối với các chính phủ đàn áp ở Trung Đông. Nhưng ngay cả khi sử dụng các biện pháp vô đạo đức, các lănh đạo Hoa Kỳ vẫn làm như vậy để theo đuổi những ǵ họ coi là mục đích đạo đức, cho dù chống lại chủ nghĩa cộng sản, ngăn chặn sự phát tán vũ khí hủy diệt hàng loạt hay chống lại Hồi giáo cực đoan.

Những người phản đối trật tự quốc tế tự do do Hoa Kỳ lănh đạo liên tục chỉ trích những lỗi lầm của nó trong khi coi những đức tính của nó — các tuyến đường biển tự do và rộng mở, sự phát triển của nền dân chủ tự do, các liên minh dựa trên giá trị, việc bảo vệ nhân quyền — là điều hiển nhiên. Mong muốn chỉ trích trật tự v́ nhiều lỗi lầm của nó, họ không muốn vật lộn với hệ thống quốc tế đang nhanh chóng thay thế nó, một thế giới cá lớn nuốt cá bé, nơi Hoa Kỳ đă từ bỏ vai tṛ là cảnh sát toàn cầu và các quốc gia độc tài giành được phạm vi ảnh hưởng mà các quốc gia yếu hơn phải khuất phục theo ư muốn của họ. Ngay cả những người chỉ trích gay gắt nhất về sức mạnh toàn cầu của Mỹ cũng có thể nhớ tới nó, khi Nga, Trung Quốc và Iran giành được quyền thống trị ở Châu Âu, Châu Á và Trung Đông.

Kỷ lục kéo dài hàng thế kỷ về việc [Mỹ] ủng hộ, ít nhất trên phương diện lên tiếng, cho lẽ phải thay v́ những điều sai trái, chính là điều khiến cuộc họp tại pḥng Bầu Dục hồi tháng trước trở nên đáng lo ngại. Trong một màn tŕnh diễn đáng xấu hổ đối với mọi người Mỹ, hai viên chức chính phủ hàng đầu của đất nước, cầm quyền do hiến pháp quy định (ND: Trump và JD Vance), đă hành động như một vị vua và nhiếp chính của ḿnh, đ̣i hỏi sự phục tùng từ một người cầu xin, theo chế độ phong kiến. Trong ṿng vài ngày, Trump đă đ́nh chỉ viện trợ quân sự và ngưng chia sẻ thông tin t́nh báo với Ukraine, và mặc dù cả hai vụ việc này sau đó đă được khôi phục, thông điệp không thể nhầm lẫn mà ông ta gửi đi là: Ngay cả một đồng minh đang bị tấn công quân sự cũng không thể trông cậy vào sự hỗ trợ của Washington. Sau khi bỏ rơi Ukraine v́ tức giận cá nhân, sau đó Trump quay lại để đối đầu với những nhân vật phản diện khác trên thế giới: Canada, Đan Mạch và Panama.

Ngoài việc bỏ rơi các đồng minh dân chủ của chúng ta ở nước ngoài, hiện tại Trump c̣n phá hủy bộ máy thúc đẩy dân chủ của Mỹ ở trong nước. Trong Chiến Tranh Lạnh, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Châu Âu Tự do/ Đài Tự do (RFE/RL) [là nơi tôi từng làm việc] đă phát tin tức và thông tin vượt ra ngoài Bức Màn Sắt, và tiếp tục sứ mệnh này ở những khu vực trên thế giới, những nơi vẫn chưa được tự do. (Nhiều nước từng chịu sự thống trị của Liên Xô — gồm Ba Lan, Cộng ḥa Séc và các nước vùng Baltic — có thể ghi công VOA và RFE/RL, ít nhất là một phần, v́ sự tự do của họ). Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) được thành lập dưới thời chính quyền Kennedy để giảm bớt các điều kiện kinh tế và xă hội mà chủ nghĩa độc tài và khủng bố phát triển mạnh. Và Quỹ Quốc gia v́ Dân chủ (NED), được thành lập dưới thời tổng thống Reagan, cung cấp các khoản tài trợ cho các nhà hoạt động dân chủ trên toàn cầu. Trump đă dừng tài trợ cho tất cả các tổ chức này, các tổ chức đại diện cho những giá trị tốt đẹp nhất của Mỹ, để cổ vũ cho Moscow, Bắc Kinh và Tehran.

Thay v́ chủ nghĩa lư tưởng thúc đẩy sự lănh đạo của Mỹ ở Thế giới Tự do, Trump đă bộc lộ chủ nghĩa hoài nghi tàn ác của Thế giới Cũ. Trong chế độ mới này, nơi sức mạnh tạo nên lẽ phải, bất kỳ lời kêu gọi nào về những cân nhắc đạo đức trong việc thực hành chính sách đối ngoại của Mỹ đều bị chế giễu là sự yếu kém của kẻ yếu trong khi việc thực thi quyền lực vô đạo đức th́ được tôn sùng là đức tính của kẻ mạnh. Sự đồng cảm theo bản năng của người Mỹ đối với kẻ yếu đă bị thay thế bằng sự ngưỡng mộ đối với kẻ mạnh.

Một nền dân chủ đang gặp khó khăn (ND: Ukraine) bị cáo buộc là đă kích động cuộc xâm lược trên lănh thổ của chính ḿnh — về mặt địa chính trị tương đương với việc đổ lỗi cho nạn nhân bị hiếp dâm về vụ chính cô ấy bị tấn công — và lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ đă bỏ phiếu cùng với những kẻ lưu manh trên thế giới, chống lại các đồng minh dân chủ truyền thống của ḿnh tại Liên Hiệp quốc. Người giữ chức vụ này từng đồng nghĩa với “lănh đạo của Thế giới Tự do” đă vu khống cho tổng thống của một đất nước đang đấu tranh cho sự tồn tại của ḿnh là một “nhà độc tài”, trong khi ca ngợi một tên tội phạm chiến tranh độc tài là “một người vĩ đại” và là “một người tuyệt vời”. Ít nhất là khi tổng thống Franklin Roosevelt [được cho là] đă từng ​​nói rằng, nhà độc tài Nicaragua Anastasio Somoza “có thể là một thằng chó đẻ, nhưng hắn là thằng chó đẻ của chúng ta”, ông đă có sự sáng suốt về mặt đạo đức để nhận diện nhà độc tài đó là người như thế nào, và sự khéo léo để làm như vậy sau cánh cửa đóng kín.

Trong khi Trump vay mượn từ trường phái chính sách đối ngoại của Mỹ của tổng thống Andrew Jackson, nổi tiếng với chủ nghĩa dân tộc cực đoan và sự ngờ vực các thể chế quốc tế, th́ nhân vật lịch sử mà ông dựa nhiều nhất vào các ư tưởng (và khẩu hiệu) là Pat Buchanan. Từng là một nhân vật thiểu số bên cánh hữu Hoa Kỳ, là người từng viết diễn văn cho tổng thống Nixon và là ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng ḥa, đă đại diện cho cùng một bộ ba “Nước Mỹ trên hết” — chống nhập cư, chống can thiệp và chủ nghĩa bảo hộ — như Trump đang làm hiện nay. Trong thế giới mới mẻ và táo bạo của Nước Mỹ trên hết, nước Mỹ không c̣n đại diện cho niềm tin rằng nền dân chủ tạo ra đồng minh tốt hơn chế độ độc tài, rằng hành vi xâm lược lănh thổ nên bị trừng phạt thay v́ được khen thưởng, và rằng các liên minh là một tài sản chứ không phải là gánh nặng. Trong bài phát biểu tại Munich, Vance đă ủng hộ việc đưa các đảng cực hữu vào chính phủ các nước châu Âu, mà ông ta cáo buộc rằng [các nước châu Âu] đă gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với người dân của họ so với Nga hoặc Trung Quốc. Tất cả những điều này là kết quả của một chính sách đối ngoại hoàn toàn thiếu nguyên tắc đạo đức.

Việc từ bỏ đạo đức như một yếu tố trong các vấn đề đối ngoại cũng đánh dấu một bước ngoặt đối với đảng Cộng ḥa. Tháng tới, đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Những người bảo thủ Mỹ đă từng chỉ ra rằng, sự kiện đó — cảnh hỗn loạn của những người Việt Nam tuyệt vọng chạy trốn khỏi cuộc tấn công của cộng sản đang đến gần, 2 triệu thuyền nhân đă trốn thoát, sự đàn áp khủng khiếp xảy ra sau đó đối với những người không trốn thoát — như một ví dụ đáng xấu hổ về những ǵ xảy ra khi Hoa Kỳ bỏ mặc đồng minh. Bất kể công trạng của sự tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột đó là ǵ, hậu quả khủng khiếp của việc rút quân của Mỹ đă vang dội khắp khu vực. Trong ṿng vài tháng, Lào và Campuchia đă rơi vào tay quân nổi dậy cộng sản, chứng minh cho “thuyết domino” bị chế giễu rất nhiều.

Việc Trump từ bỏ Ukraine có khả năng làm lu mờ những sự kiện này về quy mô địa chính trị và sự đau khổ cho con người. Nếu Ukraine bị buộc phải kư một thỏa thuận ḥa b́nh mà không được cung cấp sự bảo đảm về an ninh rơ ràng, th́ Tổng thống Nga Vladimir Putin cố gắng sáp nhập [Ukraine] một lần nữa, chỉ c̣n là vấn đề thời gian. (ND: Tác giả dùng chữ “Anschluss”, nói tới vụ Đức Quốc xă sáp nhập nước Áo ngày 12-3-1938, sự kiện quan trọng dẫn đến Thế chiến II). Nếu không có sự lănh đạo của Hoa Kỳ ở Thế giới Tự do, một cuộc xâm lược như vậy có thể thành công trong việc lật đổ chính quyền Kyiv, dẫn đến hàng chục triệu người tị nạn và sự hiện diện quân sự lớn của Nga tại biên giới của một số nước thành viên NATO. Với sự bảo đảm an ninh tập thể của liên minh bị phá vỡ do những lời đe dọa tống tiền của Trump về việc không duy tŕ nó, NATO — liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử — về mọi mặt và mục đích sẽ chết, mở ra cánh cửa cho sự xâm lược của Nga ở châu Âu và những nơi khác.

T́m kiếm những tia hy vọng, một số người hoài niệm về kỷ nguyên lănh đạo toàn cầu của Mỹ vừa mới kết thúc, bám vào hy vọng rằng, mọi thứ sẽ trở lại b́nh thường khi một đảng viên Dân chủ hoặc Cộng ḥa truyền thống chuyển đến pḥng Bầu Dục. Mặc dù cuộc chiến về tương lai của chính sách đối ngoại bảo thủ vẫn đang diễn ra, nhưng không có sự quay trở lại như cũ. Không c̣n tin tưởng vào vị trí của ḿnh dưới chiếc ô dù an ninh của Mỹ, các đồng minh lo lắng như Ba Lan và Nam Hàn đang t́m hiểu khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân. Ư tưởng “tự chủ chiến lược” của Pháp từng bị chế giễu – một cực của sức mạnh quân sự châu Âu độc lập với Hoa Kỳ – hiện là mục tiêu hàng đầu trong chương tŕnh nghị sự trên khắp lục địa. Liên minh chia sẻ thông tin t́nh báo “Ngũ Nhăn” (Five Eyes) gồm Mỹ, Canada, Anh, Úc và New Zealand có thể thu hẹp lại thành “Tứ Nhăn” (Four Eyes), do thành viên mạnh nhất không đáng tin cậy.

Những ǵ đă xảy ra trong hai tuần cuối tháng 2 không thể xóa nḥa trong tâm trí của các đồng minh hoặc kẻ thù của Mỹ. Và trong một thế giới mà mọi người đều chỉ nghĩ cho bản thân ḿnh, th́ sự khác biệt giữa hai điều này [đồng minh và kẻ thù] là ǵ?

Câu chuyện tôi viết cách đây tám năm, kết thúc vào Ngày Chiến thắng với cảnh Putin tự hào duyệt binh trong một cuộc diễn hành quân sự lớn ở Quảng Trường Đỏ. Mặc dù Trump phủ nhận rằng ông ta sẽ tham gia lễ hội này năm nay, nhưng nếu ông có thể buộc Ukraine phải đạt được thỏa thuận, có thể ông ta không cưỡng lại được sự cám dỗ để vui mừng trong vai tṛ không xứng đáng của ḿnh là người ǵn giữ ḥa b́nh toàn cầu.

Đứng cạnh Putin tại Moscow, ngầm công nhận sự sáp nhập lănh thổ có vũ trang đầu tiên trên lục địa châu Âu kể từ Thế chiến II, cảnh tượng như vậy sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên mà ngày càng khó phân biệt đâu là sự thật, đâu là hư cấu.

_______

Tác giả: James Kirchick là tác giả của cuốn sách “Sự kết thúc của Châu Âu: Những nhà độc tài, những kẻ kích động và Thời kỳ đen tối sắp tới” (The End of Europe: Dictators, Demagogues, and the Coming Dark Age) và là cộng tác viên của Mạng lưới Phóng viên Toàn cầu Axel Springer.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.03627 seconds with 9 queries