VietBF - View Single Post - USA Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi
View Single Post
Old 1 Week Ago   #10
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,405
Thanks: 28,671
Thanked 18,822 Times in 8,457 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

PHẦN 10
“Không có kẻ thù mãi mãi, không có bạn bè mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi “
Winston Leonard Spencer-Churchill.
EU, UKRIANE KHÔNG CẦN MỸ?
-CƠ HỘI ĐẾN VỚI PUTIN.
Crime bị Nga chiếm đoạt, quân đội Nga đã vào Donbas bảo vệ cho các phần tử ly khai gióng lên hồi chuông báo động cho châu Âu. Ukraine kêu gọi Mỹ và phương Tây khẩn cấp kết nạp họ vào NATO, gia nhập EU.
Châu Âu bị phân hóa, Ba Lan và các nước Baltic ra tuyên bố ủng hộ Ukraine nhưng Pháp và Đức là hai trụ cột của châu Âu tỏ ra lưỡng lự, Hungary phản đối ra mặt.
Các nhà lãnh đạo châu Âu mập mờ về việc kết nạp Ukraine vào NATO, EU, họ không muốn làm Putin tức giận.
Truyền thông cánh tả đang thống trị bộ máy tuyên truyền tại châu Âu và Mỹ liên tục truyền đi tin tức về sự khủng hoảng năng lượng tại châu Âu nếu chiến tranh xảy ra, viễn cảnh về “một mùa đông băng giá và chết tróc” phủ bóng lên nền chính trị châu Âu càng làm cho các nhà lãnh đạo châu Âu tin rằng, cần một giải pháp chính trị bằng ngoại giao thông qua các cuộc thảo luận trực tiếp với Putin.
Ngoại giao là điều cần thiết, nhưng lãnh đạo châu Âu lại quá tự tin vào nó mà không nghĩ rằng nếu thất bại chắc chắn Nga sẽ tiến hành tấn công Ukraine ngay lập tức vì không có một cơ chế nào kích hoạt sự hiện diện quân sự của NATO và EU tại chiến trường.
Putin nắm bắt được tình hình, dựa vào lời kêu gọi khẩn cấp của Ba Lan, và các quốc gia Baltic (những nước đã từng là nạn nhân của Nga trong lịch sử) yêu cầu đưa Ukraine gia nhập NATO.
Tháng 12/2021 Nga đã đồng thời gửi 2 bản đề xuất an ninh đến Mỹ và NATO, trong đó yêu cầu khối quân sự cam kết bằng văn bản về việc ngừng mở rộng về phía Đông và không kết nạp Ukraine.
Moscow muốn NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập liên minh sau năm 1997. Nga đồng thời kêu gọi hai bên rút tên lửa tầm ngắn và tầm trung khỏi biên giới của nhau, bước được mô tả là nhằm thay thế Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Mỹ rút khỏi vào năm 2018.
Sau hơn một tháng Mỹ và NATO mới phản hồi thư của phía Nga.
Ngày 27/1/2020 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận nước này đã phản hồi bằng văn bản tới Nga về các đề xuất an ninh mà Moscow đưa ra hồi tháng trước, trong đó nhấn mạnh khối NATO sẽ không đóng cửa trước nguyện vọng gia nhập của bất cứ quốc gia nào. “Chúng tôi đã tuyên bố rõ nhất có thể. Cánh cửa của NATO luôn rộng mở, đó là cam kết của chúng tôi”
Ngay sau thông điệp của Mỹ, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận NATO cũng đã gửi văn bản trả lời Nga. Ông Stoltenberg cho biết, NATO “sẽ không thỏa hiệp” với Nga về chính sách mở rộng về phía Đông bởi điều đó mâu thuẫn với “nguyên tắc cốt lõi” của khối. Theo lời quan chức NATO, quyết định trên được toàn bộ 30 thành viên liên minh ủng hộ.
Putin chỉ cần có vậy, và hành động ngoại giao cuối cùng của Putin trước khi phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine chỉ là thủ đoạn nghi binh đánh lừa đối thủ.
Ngày 26/1 Nga đã cử phái đoàn cấp cao tới thủ đô Paris của Pháp nhóm họp cùng các quan chức Pháp và Đức theo định dạng Bộ tứ Normandy về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Bất chấp căng thẳng hiện hữu, hội nghị đã kết thúc với một tuyên bố chung, trong đó Moscow và Kiev cùng thống nhất rằng tất cả các bên liên quan cần tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Đông Ukraine theo tinh thần thoả thuận Minsk đạt được năm 2014.
Tổng thống Pháp Macron còn tự tin về một giải pháp chính trị ngằm ngăn chặn xung đột, đã bay đến Moscow đàm phán với Putin.
Trước khi đến Moscow, Macron nói:
- Bình thường hóa tình hình quốc tế mà không đối thoại với Nga là không khả thi. Chúng ta cần bảo vệ những người anh em châu Âu, xây dựng cân bằng mới để giữ hòa bình và chủ quyền. Cần làm điều này với sự tôn trọng dành cho Nga, thấu hiểu được những vết thương của quốc gia vĩ đại này.
Ngày 7-8/2/2022 Macron đến Moscow (15 ngày sau Nga tấn công Ukraine -24/2/2022).
Cuộc hội đàm giữa Putin và Macron bắt đầu từ chiều tối ngày 7 và kết thúc sáng ngày 8-2, kéo dài hơn 6 tiếng.
Ngay phần mở đầu, Putin lập tức nhấn mạnh yêu cầu NATO phải đảm bảo an ninh cho Nga, rồi sau đó Matxcơva mới xem xét đến tình hình nước láng giềng Ukraine.
Putin khẳng định cam kết không mở rộng từ khối quân sự này là "vấn đề sống còn với Nga".
Putin cảnh báo nếu Ukraine tham gia NATO rồi sau đó dùng vũ lực để lấy lại Crimea, các quốc gia châu Âu sẽ bị kéo vào xung đột vũ trang với Nga ngoài ý muốn.
"Các ông thậm chí sẽ không đủ thời gian để chớp mắt. Ngài tổng thống, đương nhiên, không muốn điều này, và tôi cũng không muốn. Trong cuộc chiến tranh đó sẽ không có người chiến thắng", Putin nói với Macron.
Ngược lại, Macron chẳng đưa ra được ý tưởng nào rõ ràng, ngoài những câu nói vô nghĩa “Quan điểm của châu Âu và Nga rất khác nhau, cần thương thảo và xây dựng một trật tự an ninh, ổn định mới cho châu lục”.
Macron đặt vấn đề, các bên nên tuân thủ thỏa thuận Minsk, và Putin đã không kìm được sự phấn khích với đề xuất ngây ngô này của Macron, vì thỏa thuận Minsk chẳng có lãnh đạo nhà nước Nga nào ký. Và trên thực tế nó đã không còn giá trị khi quân đội Nga đã bình định xong những vùng đất ở Donbas
Putin nói một cách bóng bẩy: "Thích hay không thích - hãy kiên nhẫn, người đẹp tôi ơi".
Macron trở về Pháp, giới chuyên gia nhận định, khả năng xảy ra một cuộc xung đột mới ở Ukraine là rất thấp, bởi phía Nga luôn kiên quyết khẳng định họ không có ý định tấn công quốc gia láng giềng.
Nga bắt đầu triển khai quân áp sát biên giới Ukraine lấy danh nghĩa tập trận cùng với Belarus.
Mỹ cảnh báo Nga sẽ thực sự tấn công Ukraine vào mùa xuân 2022, một số quan chức Mỹ tin rằng Nga đã tăng lực lượng ở gần biên giới Ukraine và đạt 70% sức mạnh cần thiết cho chiến dịch tấn công tổng lực.
Họ dự đoán cuộc tấn công xảy ra vào khoảng giữa tháng hai, khi mặt đất đóng băng hoàn toàn tạo điều kiện cho các phương tiện cơ giới của quân đội Nga di chuyển dễ dàng.
Mỹ và châu Âu đáp trả bằng cuộc tập trận chung nhằm cảnh báo Nga, đó là một hành động đáp trả như thường lệ, và không phải là một kế hoạch tác chiến cụ thể liên quan đến chiến dịch tấn công của Nga vào Ukraine.
NATO, và EU đều không muốn một cuộc chiến với Nga, tư tưởng này đã chi phối các suy nghĩ khiến họ không nhận ra sự nguy hiểm của Putin- hơn nữa sự lệ thuộc vào năng lượng của Nga và sự không nhất quán trong nội bộ đã đưa Putin đến sự phiêu lưu về quân sự, điều đáng lẽ không thể xảy ra, nếu các chính trị gia Mỹ và Phương Tây sớm đưa quân vào Ukraine mà không cần những thủ tục pháp lý về việc đưa Ukraine vào NATO, và trang bị tốt hơn cho quân đội Ukraine.
Ngày 24/2/2022 Nga tấn công Ukraine nói là bất ngờ không hoàn toàn đúng, nhưng rõ ràng châu Âu và NATO không có một kế hoạch cụ thể nào sẵn sàng đáp trả và hoàn toàn bị động.
Ukriane đã kiên cường chống trả với một đội quân Nga quá tin tưởng vào sức mạnh và đánh giá thấp đối thủ.
Putin rất thông minh và tài giỏi, nhưng tử huyệt kiêu ngạo và sự yếu kém trong hậu cần, cũng như lạc hậu trong tác chiến điện tử, phối hợp binh chủng đã đưa quân Nga vào thế xa lầy trong cuộc chiến chớp nhoáng…
(Còn tiếp)
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04702 seconds with 9 queries