VietBF - View Single Post - NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG H̉A 1954 - 1975
View Single Post
Old 6 Days Ago   #43
hoathienly19
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 1,158
Thanks: 1,989
Thanked 1,432 Times in 656 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



SÁCH NHIỀU , KIẾN THỨC NHIỀU , SỰ HỌC CÀNG ĐA DẠNG PHONG PHÚ






Sách Việt văn/Quốc Văn th́ rất nhiều. Ở Sài G̣n thời ấy có những giáo sư Quốc Văn rất nổi tiếng, thí dụ :

- Bộ ba Tế-Khoan-Đáng (Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng).






Bộ ba này “trấn ngự” trường trung học Trường Sơn tọa lạc trên đường Lê Văn Duyệt. Học sinh vào học trường này phần lớn v́ muốn được nghe ba vị này giảng dạy.

Giáo sư Lữ Hồ cũng là một giáo sư Việt Văn nổi tiếng. Tôi không nhớ rơ nhưng chắc những vị này đều có soạn sách giáo khoa Việt văn.

Nhà giáo, học giả Phạm Thế Ngũ soạn bộ sách “Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên” là cuốn sách tham khảo gối đầu giường cho cả giáo sư lẫn học sinh… Trường Công giáo rất chuộng và kính trọng các giáo sư Nguyễn Duy Diễn, Trần Bằng Phong, Đồng Tuy.






Năm 1974,
Bộ Quốc Gia Giáo Dục quyết định đưa môn Quốc văn lên dạy cả trên lớp Mười Hai.

Trước đó, lớp Mười Hai chỉ học Triết chứ không c̣n học Quốc văn nữa.

Các soạn giả và nhà xuất bản đua nhau soạn, in, xuất bản, phát hành sách giáo khoa Quốc văn lớp Mười Hai. Tôi không nhớ rơ tên của từng bộ sách, nhưng nói chung là “Quốc Văn Lớp Mười Hai” .

Tôi cũng tham gia việc soạn sách này. Thầy tôi là giáo sư Trần Bằng Phong quy tụ một nhóm giáo sư Quốc Văn để soạn bộ sách Quốc Văn Lớp Mười Hai do nhà sách Khai Trí xuất bản.

Sách in xong, thầy tôi chọn một bản quư, trịnh trọng đề “Bản của đồng nghiệp Quyên Di Bùi Văn Chúc.”

Tôi vừa cảm động vừa cảm phục thầy tôi. Nhóm soạn giả ấy, ngoài thầy tôi c̣n có giáo sư Phạm Biển Thước cũng đă quá văng. Những vị khác, tôi không nhớ tên.

Một số trường trung học lớn thành lập ban tu thư và các giáo sư của từng môn hợp tác soạn thảo tài liệu giáo khoa để cả trường dùng chung.






Tôi nhớ vào khoảng năm 1973-1974, trung học Nguyễn Bá Ṭng Sài G̣n (bây giờ là Trường cấp ba Bùi Thị Xuân) thành lập ban tu thư để soạn sách giáo khoa cho bốn môn :

- Quốc Văn

- Công Dân Giáo Dục

- Sinh Hoạt Học Đường (và h́nh như Sử Địa.) T

ôi hân hạnh được linh mục Giám học Vũ Viết Hà mời làm điều hợp viên của ban tu thư này. Sách giáo khoa bậc Trung học đa dạng hơn sách giáo khoa bậc Tiểu học rất nhiều.



https://www.youtube.com/watch?v=XtVn_UfWGUE



NHỮNG VỊ THẦY ĐÁNG KÍNH VIẾT SÁCH GIÁO KHOA

Triết học có những sách của hai linh mục Trần Văn Hiến Minh và Trần Đức Huynh do nhà Đường Sáng xuất bản và phát hành, một bộ ba cuốn :

- Luận lư học, Đạo đức học và Tâm lư học.

Linh mục Trần Đức Huynh là giáo sư Triết nổi tiếng trong giới Công giáo. Linh mục Trần Văn Hiến Minh cũng thế.

Ông c̣n là giáo sư Triết uy tín của trường trung học Chu Văn An.





Giáo sư Trần Bích Lan (nhà thơ Nguyên Sa) “trấn ngự” trường trung học Văn Học tọa lạc trên đường Phan Thanh Giản. Học sinh theo học rất đông.

Ông soạn những sách giáo khoa Triết học nào tôi không nhớ tên nhưng chắc chắn là có. Vĩnh Để cũng là một giáo sư Triết nổi tiếng và có sách giáo khoa riêng.






Các môn Toán (Đại số, H́nh học, H́nh học không gian, Lượng giác, Tân toán học…).





Các môn Lư Hóa, Vạn Vật,






và sau này, Anh văn, Pháp văn đều có vô số sách giáo khoa.





Thời Việt Nam Cộng Ḥa, các trường Đại học có tính cách độc lập, chính quyền không xen vào việc điều hành nhà trường, việc giảng dạy và việc dùng sách giáo khoa.

Đại học Y khoa, Dược khoa c̣n dùng một số sách giáo khoa của Pháp.

Ở các đại học khác, các giáo sư thường thường có “course” riêng, cũng với h́nh thức “quay roneo”.

Có những anh sinh viên chăm học, khi đi học th́ ghi chú rất cặn kẽ, chi tiết. Qua năm học, anh ấy đánh máy lại tập ghi chú của ḿnh, “quay roneo,” bán cho các sinh viên học cũng môn ấy, giáo sư ấy vào những năm sau, cũng thu được kha khá.





Ở Đại học Văn khoa, giáo sư Nguyễn Văn Trung dạy môn Triết học Tây phương.

Ông soạn cuốn “Ca Tụng Thân Xác” và dùng làm tài liệu giáo khoa để giảng dạy.





Giáo sư Linh mục Thanh Lăng, trưởng ban Việt Văn, soạn bộ sách “Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam” khá đồ sộ. Đó là bộ sách sách khoa căn bản cho những sinh viên học ngành Văn Chương Quốc Âm.





Giáo sư Bửu Lịch, trưởng ban Xă Hội, soạn bộ sách “Thân Tộc Học” đồ sộ, rất khó hiểu; khi đọc phải cầm trí. Khi giáo sư giảng cho sinh viên mà tài liệu là bộ sách giáo khoa này, sinh viên lại càng phải cầm trí mới hiểu được.






Giáo sư Linh mục triết gia Kim Định là một trường hợp đặc biệt.

Ông bênh vực triết học Việt Nam hết ḿnh. Nho giáo, ông cũng gọi là Việt Nho. Ông bắt đầu giáo tŕnh giảng dạy sinh viên môn Triết học Đông phương với cuốn sách giáo khoa Triết Lư Cái Đ́nh. Sau đó là Cửa Khổng, Chữ Thời, Việt Lư Tố Nguyên…

Cho đến nay, bộ sách giáo khoa của ông vẫn là bộ sách giá trị và uy tín bậc nhất về Triết Việt.

Các giáo sư Đại học Luật khoa, Khoa học… đều có sách giáo khoa của riêng ḿnh…









Bài viết này không có tính cách khảo cứu và hàn lâm. Đây chỉ là sự ghi lại theo trí nhớ của một người từng là học sinh tiểu học, học sinh trung học và sinh viên đại học của nguyên cả giai đoạn có một quốc gia mang tên Việt Nam Cộng Ḥa.


Quyên Di





CHÚ THÍCH:


[1] Chương tŕnh giáo dục và sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Ḥa – tác giả Trần Văn Chánh

[2] Thời Việt Nam Cộng Ḥa, giáo chức dạy Trung học đều được gọi là “Giáo sư”. Nếu muốn gọi cho rơ, người ta gọi là “Giáo sư Trung học” để phân biệt với “Giáo sư Đại học”.


https://saigonnhonews.com


***************
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.03480 seconds with 9 queries