R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,405
Thanks: 28,671
Thanked 18,822 Times in 8,457 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
|
NẾU SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP LIỆU CSVN CÓ DÁM BỎ ĐIỀU 4 KHÔNG?
Sáng ngày 24/3, trong lời mở đầu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh và nêu rơ, việc sửa đổi Hiến pháp cần thận trọng, khách quan, dân chủ, đ̣i hỏi quy tŕnh, thủ tục chặt chẽ, chất lượng, đồng thời phải có tư duy đột phá, đổi mới. Về cơ chế, phải bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lư và ư kiến nhân dân. "Theo quy định, việc sửa Hiến pháp sẽ phải lấy kiến nhân dân. Dự kiến việc lấy ư kiến nhân dân trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày. Thời gian lấy ư kiến trong tháng 5, tháng 6. Về yêu cầu phải thận trọng sửa đổi Hiến pháp, nhưng khách quan, dân chủ, khoa học và có hiệu quả, đ̣i hỏi quy tŕnh, thủ tục chặt chẽ, đảm bảo chất lượng trên cơ sở đổi mới tư duy đột phá”. Chủ tịch Quốc hội nói.
Cần nên nhớ rằng Hiến pháp là đạo luật gốc, luật căn bản của 1 nước, là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Ngay trong điều 119 Hiến pháp hiện nay cũng có ghi rơ quy định “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ṭa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”.
Trong một đất nước dân chủ, Hiến pháp là bộ luật để phục vụ dân, chứ không phải của bất kỳ đảng phái, tổ chức hay phe nhóm nào, Hiến pháp là để bảo vệ quyền lợi của mọi người. Cho nên Hiến pháp phải được quyết định bởi toàn dân. Đảng csVN thường rêu rao câu: Nước Việt Nam là “của dân, do dân, v́ dân”, th́ phải để dân quyết định Hiến pháp, người dân có quyền bỏ phiếu lựa chọn, Hiến pháp phù hợp với đất nước. Hiến pháp là bộ luật căn bản, muốn sửa th́ phải trưng cầu dân ư công khai với tất cả các cử tri, chứ không thể dùng chiêu thức lừa bịp “lấy ư kiến nhân dân” trong ṿng 1 tháng như vậy. Quyền quyết định Hiến pháp, trưng cầu dân ư khác với “lấy ư kiến nhân dân”. Nếu đa số dân đề nghị bỏ điều 4 Hiến pháp và các cơ chế lănh đạo đất nước phải được dân bầu. Liệu đảng csVN có đồng ư không???
Chuyện sửa đổi Hiến pháp chẳng qua là tṛ mị dân. Thực chất của vấn đề là chiếu theo Điều 110, chương 9, của Hiến pháp năm 2013 ghi rơ: Các cấp đơn vị hành chính được quy định trong Hiến pháp. Do đó, nếu Chính phủ đơn phương hiện thực hóa một số điểm trong các đề án trên, chẳng hạn bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, sát nhập các tỉnh thành th́ sẽ bị coi là vi hiến. Đó là lư do buộc đảng csVN cho sửa đổi Hiến pháp.
Liên tục trong những tháng gần đây, Tô Lâm thường xuyên nhắc đến câu nói "thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn", làm dấy lên câu hỏi liệu có sự sửa đổi lớn trong Hiến pháp hay không? Chiếu theo Điều 4 của Hiến pháp năm 2013, khẳng định vai tṛ độc quyền lănh đạo của Đảng csVN đối với nhà nước và xă hội. Điều này đă gây ra nhiều tranh luận về mức độ độc lập của các cơ quan nhà nước và sự đa dạng trong xă hội.
Trong ḍng chảy lịch sử lập hiến của csVN, kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, đă có 5 bản Hiến pháp được ban hành, bao gồm Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hiến pháp 2013. Qua 5 thời kỳ thay đổi, mỗi bản Hiến pháp đều ra đời trong bối cảnh và thời điểm lịch sử cụ thể, nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn để cai trị dân Việt Nam dưới chế độ độc tài độc đảng. Chính v́ gốc rễ cai trị độc tôn như vậy nên tất cả đảng viên csVN đều hưởng đặc quyền đặc lợi, tha hồ tham nhũng, đẩy đất nước đến cảnh nghèo nàn và lạc hậu.
Toàn dân tộc Việt Nam hăy nhân cơ hội nầy, cùng nhau lên tiếng kêu gọi Quốc hội csVN nên xóa bỏ điều 4 Hiến pháp và mọi người dân đều có quyền đóng góp hoặc tham gia vào các cơ chế lănh đạo. Nếu đảng csVN yêu nước thương dân như họ thường tuyên bố th́ nên theo ư dân để Việt Nam sớm trở thành một đất nước Tự Do Dân Chủ và thịnh vượng. Mong thay.
Lăo Thất
__________________
|