ĐĂ ĐẾN LÚC ĐẢNG CỘNG SẢN PHẢI XÓA BỎ CƠ CHẾ ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG
Hiện tại, chính quyền Việt Nam chưa có dấu hiệu chính thức từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, nhưng thực tế cho thấy trong thời gian gần đây, sự chuyển đổi đáng kể trong cách tiếp cận kinh tế và chính trị của đất nước XHCN nầy. Có 2 vấn đề cốt lơi chúng ta cần phân định là Kinh tế và Chính trị. Xuyên qua 2 sự kiện cốt lơi nầy, chúng ta thử định giá về đường hướng tương lai của đất nước Việt Nam:
1. Về kinh tế:
Việt Nam đă thực hiện đổi mới từ năm 1986, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa. Hiện nay, Việt Nam tương đối đă có một nền kinh tế năng động với sự tham gia mạnh mẽ của kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài. csVN tiếp tục mở cửa và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn thông qua các hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA, RCEP). Nhà nước có nới lỏng một số quy định để thu hút đầu tư nước ngoài nhưng vẫn duy tŕ sự kiểm soát với các ngành chiến lược. Tuy chính phủ csVN vẫn duy tŕ vai tṛ kiểm soát, nhưng thực tế nền kinh tế đă vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường nhiều hơn. Quan trọng là chính phủ csVN có thể ưu tiên các chính sách phát triển kinh tế số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao để bắt kịp xu hướng toàn cầu. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong nước vươn ra thế giới, đặc biệt là các startup công nghệ.
2. Về chính trị
Việt Nam vẫn duy tŕ hệ thống đảng cộng sản là lănh đạo duy nhất. Các chính sách quản lư Internet và truyền thông có xu hướng thắt chặt hơn, thể hiện qua Luật An ninh mạng và các nghị định liên quan đến kiểm soát thông tin. Nhà nước cs tiếp tục giám sát chặt chẽ các tổ chức xă hội dân sự và hoạt động đối lập. Việt Nam vẫn giữ chính sách "đa phương hóa, đa dạng hóa" nhưng có thể sẽ tăng cường hợp tác với các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, EU để giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, biển Đông vẫn là một vấn đề quan trọng, csVN có thể tiếp tục củng cố khả năng quốc pḥng nhưng theo hướng “né tránh” đối đầu trực diện với quan thầy TQ. Xu hướng chống tham nhũng qua chiến dịch "đốt ḷ" vẫn sẽ tiếp diễn, có thể làm thay đổi cơ cấu quyền lực bên trong.
Từ chuyển động của 2 vấn đề nêu trên, chúng ta thử suy đoán về xu hướng tương lai của chế độ csVN: Về kinh tế, Việt Nam có thể tiếp tục hội nhập sâu rộng và thúc đẩy cải cách cơ chế. Về chính trị, chưa có dấu hiệu từ bỏ mô h́nh cộng sản hiện tại, nhưng có thể có những thay đổi về thể chế quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập với thế giới tự do. Nên cho dù Việt Nam có thể không từ bỏ chủ nghĩa cộng sản một cách chính thức, nhưng thực tế cho thấy csVN đang chuyển theo hướng linh hoạt hơn, kết hợp giữa chủ nghĩa xă hội và kinh tế thị trường. Đây chính là bước đột phá của Tô Lâm hiện nay.
Tóm lại, cộng sản Việt Nam hiện vẫn “ngoan cố” tiếp tục duy tŕ một nền chính trị độc quyền lănh đạo, Hệ thống cai trị tuy có chút ít linh hoạt hơn trong các chính sách kinh tế và đối ngoại để thích nghi với môi trường quốc tế đầy biến động. Tuy nhiên, sự kiểm soát chặt chẽ về tự do thông tin và chính trị độc đảng vẫn là quan điểm chủ đạo “trật đường rầy” và sẽ đưa đất nước đến bên bờ vực thẳm. V́ thế ánh sáng cuối đường hầm vẫn c̣n rất mờ nhạt cho một tương lai sẽ c̣n đen tối dưới chế độ độc tài csVN.
Lăo Thất
__________________
|