VietBF - View Single Post - USA Tổng Thống Trump và Ván Bài Thuế Quan
View Single Post
Old 10 Hours Ago   #12
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,525
Thanks: 28,694
Thanked 18,857 Times in 8,482 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 774 Post(s)
Rep Power: 76
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Trần Huỳnh Duy Thức

4-4-2025

LGT: Bài viết sau đây của cựu tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, phân tích về chính sách thuế quan của ông Trump ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao và chính phủ Việt Nam cần thay đổi như thế nào để có lợi cho đất nước.

Bài viết có nhiều điểm có lư, tuy nhiên cũng không khó để t́m thấy các “hạt sạn”. Tác giả cho rằng, ông Trump đưa ra chính sách thuế như vậy là đúng và rằng phía chính quyền Việt Nam làm sai nên Việt Nam phải điều chỉnh. Đây chỉ là góc nh́n phiến diện. Việt Nam có vấn đề khi cho Trung Quốc mượn nhăn dán vào các mặt hàng xuất khẩu qua Mỹ để rồi bị “vạ lây”, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính để Trump đưa ra chính sách thuế, v́ chính sách này không chỉ áp dụng vào hàng hóa từ Việt Nam, mà áp dụng trên toàn cầu.

Ông Trump nói rằng, mục đích chính của chính sách thuế của ông ta là mang tiền trở về Mỹ, rằng Mỹ “bị cướp bóc bởi các nước khác”. Điều này hoàn toàn sai v́ với chính sách thuế mới, chính người dân Mỹ sẽ phải trả thuế trên những món hàng nhập vào Mỹ, chứ không phải Việt Nam hay nước nào khác. Khách hàng là những người trả tiền để mua hàng hóa, tức là người trả thuế, chứ không phải người bán hàng. Khi áp thêm thuế, th́ giá hàng hóa tăng, người tiêu dùng phải trả giá cao hơn để mua cùng một món hàng.

Chính sách thuế của Trump cũng không mang lại việc làm cho công nhân lao động Mỹ. Ví dụ, hăng Nike của Mỹ ở Việt Nam có thể sản xuất một đôi giày với giá $20 đô để bán cho người tiêu dùng ở Mỹ. Với chính sách thuế mới, Nike có thể sẽ phải đóng cửa ở Việt Nam, mở hăng sản xuất ở Mỹ, thuê công nhân Mỹ để sản xuất đôi giày đó. Do cộng thêm chi phí trả lương cao hơn cho công nhân Mỹ và các quyền lợi của họ, cùng với tiền thuê mặt bằng hăng xưởng ở Mỹ cao hơn, nên đôi giày đó sẽ được bán ra với giá $60. Với giá này, khách hàng Mỹ sẽ không mua; do không bán được hàng, một thời gian sau, Nike sẽ phải đóng cửa, công nhân Mỹ lại tiếp tục thất nghiệp.


Tác giả bàn về “mô h́nh cũ”, “mô h́nh mới”, nhưng ông không nói tới mô h́nh sắp tới sẽ xuất hiện trên toàn cầu, đó là với công nghệ AI, sự thay đổi mạnh về khoa học kỹ thuật, một lượng lớn công nhân lao động sẽ bị đào thải, robot sẽ thay thế công nhân trong các dây chuyền sản xuất; nhân công robot sẽ rẻ hơn nhân công Mỹ, th́ các nhân công Mỹ này cũng sẽ thất nghiệp (không cần đổ lỗi cho nhân công giá rẻ ở các nước khác). Tác giả là dân IT nên không khó để nhận ra điều này.

Nhớ lại bài học lịch sử về phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng diễn ra ở Anh và các nước châu Âu hồi đầu thế kỷ 19, công nhân ở các nước đó lo ngại rằng những cỗ máy mới sẽ dẫn đến t́nh trạng thất nghiệp tràn lan và công nhân sẽ nhận mức lương thấp hơn, nên họ đập phá máy móc; nhưng kết quả là công nhân thời đó không thể đảo ngược trào lưu tiến hóa của nhân loại. Bây giờ ông Trump cũng không thể đảo ngược sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ông không thể mang lại việc làm cho công nhân Mỹ khi các công nhân này không thể cạnh tranh với robot, th́ sớm muộn ǵ họ cũng sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi.


Sau đây là bài viết của tác giả Trần Huỳnh Duy Thức:

***

Tóm tắt: Trump đánh thuế 46% lên hàng Việt: Cơ hội thức tỉnh hay cú đánh gục? Không cảnh báo. Không thương lượng.

Đây không chỉ là một cuộc chiến thuế. Đây là cuộc tái cấu trúc thương mại toàn cầu. Chuỗi cung ứng cũ đang sụp đổ. Những ḍng thương mại mới – minh bạch hơn, bền vững hơn – đang h́nh thành.

Ai nắm bắt được chúng, sẽ vươn lên. Ai cố giữ mô h́nh cũ, sẽ bị loại khỏi Ḍng chảy Thời đại.


Việt Nam không thể tiếp tục tăng trưởng bằng sự im lặng, giá rẻ. Không thể phát triển nếu không có quyền con người, không có tiếng nói phản biện, không có chủ quyền kinh tế thực sự.

Trump không quyết định tương lai Việt Nam. Chúng ta quyết định.

Hoặc đứng lên làm chủ luật chơi mới. Hoặc bị đẩy ra ngoài – lặng lẽ.

PHÂN TÍCH:

Chính quyền Trump vừa giáng một đ̣n thuế nặng nề xuống hàng loạt quốc gia – và Việt Nam nằm trong nhóm bị đánh nặng nhất, với mức thuế lên tới 46%. Thị trường tài chính thế giới rung chuyển, doanh nghiệp Việt Nam tá hỏa, và câu hỏi lớn nhất đặt ra: Chính quyền Việt Nam sẽ phản ứng ra sao – cúi đầu điều chỉnh hay nh́n ra con đường mới mà thay đổi v́ lợi ích quốc gia?

Nhưng trước khi nh́n ra bên ngoài, ta cần nh́n thẳng vào bên trong. Sự phụ thuộc của Việt Nam vào xuất khẩu, đặc biệt là vào thị trường Mỹ, là hệ quả tất yếu của một mô h́nh tăng trưởng thiếu chiều sâu, thiếu chủ quyền kinh tế, và thiếu minh bạch về chính sách.


Hậu quả hôm nay đă được tôi và nhiều người khác cảnh báo từ 20 năm trước: Phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu nhờ tài nguyên, lao động rẻ.

Trump không bất thường. Chính Việt Nam mới bất ổn.

Nhiều người cho rằng Trump “điên rồ” khi tung ra mức thuế khủng khiếp như vậy. Nếu hiểu đúng bản chất của “Trumpism”, đây là hành động được tính toán kỹ:

• Gây sốc để kiểm soát đàm phán,

• Dùng áp lực để buộc nhượng bộ,

• Tạo hỗn loạn để tái lập trật tự theo ư ḿnh.

Và Việt Nam, với thặng dư thương mại lớn, chuỗi cung ứng mang tính lắp ráp thuê, và dấu hỏi về gian lận xuất xứ hàng hóa, là mục tiêu lư tưởng để Trump khai hỏa.

Nhưng điều đáng lo không phải là Trump, mà là Việt Nam đă chuẩn bị ra sao để đón cú đánh đó?


Với Trump, Việt Nam là một “kẻ xuất siêu khó chịu” – giống Trung Quốc, Mexico, hoặc bất kỳ quốc gia nào khiến Mỹ “mất việc làm”. Những năm qua, hàng hóa Việt Nam đă tăng vọt tại Mỹ, nhưng chất lượng quan hệ song phương không đi kèm với đó. Việt Nam không có cơ chế bảo vệ quyền lợi người lao động rơ ràng, không minh bạch về truy xuất nguồn gốc, và cũng không chủ động thương lượng ṣng phẳng.

Kết quả? Mức thuế 46% là cách Trump “rút lại món quà xuất siêu.” Và nếu không phản ứng thông minh, chúng ta sẽ mất nhiều hơn chỉ là đơn hàng.

Không thể măi tăng trưởng bằng sự im lặng

Sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ lẽ ra phải đi kèm với một chiến lược chủ quyền kinh tế. Nhưng điều đáng tiếc là, chúng ta đă quen với việc phát triển trong thế lệ thuộc và không coi trọng lợi ích trong nước.

Im lặng khi các tập đoàn nước ngoài thao túng thị trường.


Im lặng khi người lao động bị bóc lột với mức lương rẻ mạt.

Im lặng khi chính sách thuế, hải quan, ưu đăi… được điều chỉnh theo yêu cầu của nhà đầu tư – chứ không phải của người dân.

Cuộc chiến thương mại này sẽ định h́nh lại bản đồ kinh tế thế giới

Đây không chỉ là một cuộc áp thuế. Đây là cuộc tái kiến trúc lại trật tự thương mại toàn cầu, nơi những ǵ cũ kỹ – từ chuỗi cung ứng truyền thống cho đến cách phân phối quyền lực kinh tế – đang bị đập vỡ để h́nh thành một trật tự mới.

Các ḍng thương mại mới sẽ xuất hiện – không c̣n tuân theo logic “rẻ và nhiều,” mà xoay quanh tiêu chuẩn “bền vững, minh bạch và linh hoạt.” Những chuỗi cung ứng lắp ráp, phụ thuộc vào lao động rẻ, che giấu xuất xứ… đang đến hồi kết.

Quốc gia nào nắm bắt và dẫn dắt được những ḍng chảy thương mại mới này – sẽ vươn lên mạnh mẽ, không cần “xin vai” ai trong sân khấu toàn cầu.

Ngược lại, quốc gia nào cứ loay hoay giữ các mô h́nh cũ, cố bám lấy những chuỗi cung ứng cũ – sẽ bị loại khỏi tiến tŕnh phát triển của Ḍng chảy Thời đại.

Việt Nam đang đứng giữa ngă ba. Một bên là bám víu – một bên là chuyển hóa. Không c̣n đường ở giữa.

Quyền con người và chủ quyền kinh tế là hai mặt của một vấn đề

Đừng nghĩ rằng thương mại và quyền con người là hai chuyện tách biệt. Một nền kinh tế không đảm bảo quyền công nhân, không minh bạch thông tin, và không có đối thoại chính sách – th́ không thể bền vững. Và khi khủng hoảng đến, người dân nghèo, người lao động yếu thế là những người chịu đ̣n đầu tiên.

Chủ quyền kinh tế không thể có nếu người dân không có quyền kiểm soát thông tin, quyền phản biện, và quyền được đại diện trong chính sách.

Cú đánh thuế này của Trump, theo một nghĩa nào đó, là lời cảnh tỉnh: Nếu Việt Nam không cải cách thật sự – không dựa vào dân, không giải phóng sáng tạo, không minh bạch luật chơi – th́ cú đánh tiếp theo sẽ không chỉ đến từ Mỹ.

Chúng ta sẽ chọn ǵ?

Chúng ta có thể:

• Im lặng, tiếp tục đi theo mô h́nh “làm thuê xuất khẩu” và hy vọng Trump sẽ “nguôi ngoai.”

• Hoặc đứng dậy, thương lượng với thế giới bằng sự tự tin của một quốc gia có nhân dân làm nền tảng.

Chúng ta có thể:

• Loay hoay cầu cứu các hiệp định thương mại đă kư.

• Hoặc xây dựng lại nền tảng nội lực: công bằng xă hội, minh bạch pháp lư, và tôn trọng quyền con người.

Trump không quyết định số phận Việt Nam – chúng ta quyết định

Mức thuế 46% có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam lao đao. Nhưng nó cũng là cơ hội để người Việt Nam tự hỏi: Chúng ta có muốn tiếp tục phát triển trong thế bị động; giá trị thấp, hay đă đến lúc làm chủ cuộc chơi?

Để làm chủ, chúng ta phải:

• Dám thay đổi mô h́nh kinh tế lệ thuộc.

• Dám đối thoại với chính quyền và yêu cầu minh bạch.

• Dám đ̣i lại quyền con người – như một phần thiết yếu của phát triển.

Trump có thể gây sốc. Nhưng nếu chúng ta tỉnh ra sau cú sốc đó, th́ đó không c̣n là thảm họa – mà là bước ngoặt.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
anhhaila (6 Hours Ago)
 
Page generated in 0.04590 seconds with 9 queries