LÀM SAO ĐỂ CON SỐ KHÔNG BIẾT NÓI DỐI?
Vĩnh Phúc, 100% không có tham nhũng khi khảo sát. Nhiều tỉnh thành không phát hiện tham nhũng trong nhiều năm hoặc khi tiến hành kê khai tài sản của cán bộ cho đến khi lộ ra các vụ việc chấn động.
Có nhiều bị cáo nói trước phiên toà rằng bọn họ không nghĩ hành vi của ḿnh là các hành vi của việc nhận hối lộ. Thêm vào đó, từng có phát biểu của một vị đại diện trên báo giới, rằng “cảnh sát nhận dăm ba chục sao gọi là nhận hối lộ” cho thấy cách nhận diện và hiểu về các vấn đề cốt yếu trong vai tṛ chức vụ không chỉ không đúng mà c̣n làm đảo lộn sự chuẩn mực cơ bản của nó.
Đă gần như hoàn hảo về dịch vụ công (90% hài ḷng, c̣n 10% rất hài ḷng hay hài ḷng vừa vừa?), sao phải cải cách, sao phải thốt lên “hành chính của ta nhiều khi độc ác lắm” và “bọn chúng ăn không từ thứ ǵ của dân”? Mà ông TBT mới đây c̣n nói trên truyền h́nh rằng “một thủ tục khai sinh mà tới 5-6 cơ quan tham gia, rất bức xúc”?
Dân sống đời dân, và những con số lạnh lùng trước đời sống thực tế của dân vẫn là một thách thức đối với thực tế, và nếu ai không vui vẻ đồng ḷng với nó, rất dễ bị trừng phạt nặng nề bởi những điều luật cũng lạnh lùng và bất công về tự do ngôn luận/chính kiến như thế.
Nếu ta nói họ nói dối, ta có ǵ để chứng minh ngoài nỗi bất b́nh với tư cách người bị tác động (trong khi đó là quyền năng hiển nhiên của nhân dân trước yêu cầu về sự minh bạch), nhưng nếu họ nói dối, họ không cần phải chứng minh sự thật trong đó là bao nhiêu và thậm chí không cần giải thích (cơ sở) về việc tạo ra chúng.
Trước đây, từng có một vị đứng đầu trong Nội các đă nói “Chính phủ không biết tin vào con số nào để tính GDP”. Và cũng từng có t́nh trạng đại biểu nghi ngờ các báo cáo không đúng trước Quốc hội về thông số kinh tế vĩ mô (báo chí đă đưa tin này một cách cụ thể và rộng răi). Mỗi chức trách phát biểu một kiểu, mỗi nơi một thông số, rất trái ngược hoặc sai lệch nhau, chỉ điều đó thôi đă thấy bản thân chúng là một vấn đề của chính thể chế trong vận hành và quản lư.
Con số không biết nói dối, nhưng nên nhớ cho, kẻ tạo ra con số th́ biết nói dối và có thể sử dụng quyền hành ḿnh có để nói dối. Xuất phát từ đây như một nguyên tắc cốt yếu, để kiểm soát được việc nói dối th́ những người chủ nhân (người dân) chịu sự tác động của các con số phải có thực quyền để biết rằng con số được đưa ra là không thể nói dối thay v́ chỉ cần đạo đức hay liêm sỉ (tự giác) của người nắm quyền.
Nếu những kẻ đưa ra con số lại có quyền áp chế cả những người cáo buộc rằng con số đó không chính xác, th́ các con số không trung thực sẽ trở thành một thứ bệnh dịch không thể ngăn chặn được.
Bất cứ con số nào được công bố ra mà những kẻ hay thiết chế có quyền hành đưa ra không phải chịu trách nhiệm, th́ nhân dân là người chịu trách nhiệm toàn diện nhất cho mọi hậu quả của nó.
Luân Lê
__________________
|