Mỗi năm, vào ngày 30/4, nhà cầm quyền Việt Nam lại tổ chức kỷ niệm ngày gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” bằng các hoạt động như mít tinh, diễu hành và duyệt binh. Tuy nhiên, với nhiều người Việt ở hải ngoại cũng như đông đảo đồng bào miền Nam trong nước, ngày này lại là một “ngày quốc hận” – một vết thương chưa bao giờ nguôi ngoai.
Nỗi đau của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975 đă được nói đến nhiều – và đó là những sự thật không thể phủ nhận. Một quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa, với nền tảng nhân bản và tinh thần chính nghĩa rơ ràng, đă bị cưỡng chiếm trong cay đắng và uất nghẹn. Kể từ đó, hàng triệu quân nhân, công chức và thường dân đă bị đưa vào các trại cải tạo, giam giữ khắc nghiệt. Hàng trăm ngàn người buộc phải vượt biên t́m đường sống, và hàng chục ngàn người đă vĩnh viễn nằm lại nơi biển cả. Đó là số phận của bên thua cuộc – một nỗi đau dữ dội và nhăn tiền.
Tuy nhiên, bên thắng cuộc cũng không tránh khỏi nỗi đau – một nỗi đau âm thầm, dai dẳng. Nó lớn dần lên theo thời gian, song hành cùng với nhận thức và sự tỉnh ngộ của những người trong cuộc: giữa lư tưởng và hiện thực, giữa lời hứa và hành động là một khoảng cách không thể lấp đầy. Sau 30/4/1975, khi đất nước được tuyên bố là “sạch bóng quân thù”, cả dân tộc được hô hào tiến lên chủ nghĩa xă hội trong niềm tin cuồng nhiệt – th́ cũng chính là lúc giấc mộng bắt đầu vỡ vụn.
Nh́n lại sau gần 50 năm, một bức tranh hiện thực u ám đă hiện rơ: chủ quyền lănh thổ bị xâm phạm, biển đảo bị mất mát nghiêm trọng; nợ công vượt gấp đôi GDP; nền tảng đạo đức xă hội sụp đổ; đời sống người dân bị đẩy vào cùng cực. Phải chăng đó là thành quả của “chiến thắng vinh quang”?
Nỗi đau lại càng sâu sắc hơn khi Internet lan tỏa những sự thật từng bị che giấu: chuyện Hồ Chí Minh từng bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy tiền; kế hoạch cải cách ruộng đất được chuẩn bị từ trước với mục đích chính trị chứ không v́ công bằng; hay việc loại trừ, tiêu diệt các đảng phái không cộng sản để độc quyền lănh đạo. Danh sách những sự thật bị che giấu cứ dài ra: từ chiến dịch Cải cách ruộng đất, vụ Nhân văn – Giai phẩm, việc cưỡng chiếm miền Nam, cải tạo công thương nghiệp hai miền, hai lần đổi tiền tước đoạt tài sản nhân dân, cưỡng chế đất đai, đến việc đàn áp tôn giáo, dân tộc thiểu số… Tất cả đều cho thấy không phải “đường lối đúng, chỉ thực hiện sai”, mà là sai từ gốc – từ bản chất và mục tiêu ban đầu.
Chính những sự thật đó đă khiến không ít người từng là “bên thắng cuộc” rơi vào khủng hoảng tinh thần sâu sắc. Khi họ nhận ra cả cuộc đời cống hiến – từ tuổi thiếu niên làm liên lạc viên, rồi trở thành cán bộ cao cấp, thậm chí bộ trưởng – rốt cuộc chỉ là góp phần vào một hệ thống gây ra thảm họa cho chính dân tộc ḿnh, th́ c̣n nỗi đau nào lớn hơn?
Họ không chỉ bị phản bội bởi hệ thống mà ḿnh từng tin tưởng tuyệt đối, mà c̣n đối diện với sự thật rằng chính ḿnh đă vô t́nh tiếp tay cho sai trái. Và nỗi đau ấy không thể được xoa dịu bằng bất kỳ màn ăn mừng chiến thắng nào.
Vậy th́, nỗi đau nào lớn hơn?
__________________
|