VietBF - View Single Post - ÂM NHẠC MIỀN NAM VÀ NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
View Single Post
Old 3 Weeks Ago   #15
hoathienly19
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 1,276
Thanks: 2,027
Thanked 1,473 Times in 687 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



TỰ DO



https://www.youtube.com/watch?v=Roh7Ncw1aU4




Đặc điểm thứ ba là tự do.



Dù có kiểm duyệt, nhưng nói chung các nghệ sĩ trước 1975 ở miền Nam có tự do sáng tác.

- Không ai cấm họ nói lên nỗi đau và những mất mát của chiến tranh.

- Không ai “đặt hàng” họ viết những bài ca tụng lãnh đạo như ngoài Bắc.

Thật vậy, nhìn lại dòng nhạc thời đó, chẳng có một ca khúc nào ca tụng ông Nguyễn Văn Thiệu cả.

Có một bài ca tụng ông Ngô Đình Diệm, nhưng cũng chẳng ai ca vì nó được dùng trong mấy rạp chiếu bóng là chính.

Thay vì ca ngợi “lãnh tụ” dòng nhạc miền Nam ca ngợi con người và dân tộc, nhưng cũng đồng thời nói lên nỗi đau của chiến tranh.



https://www.youtube.com/watch?v=S5vEXXlymrY




Trịnh Công Sơn viết hẳn một loạt “Ca khúc Da Vàng” (mà hình như cho đến nay vẫn chưa được phép phổ biến).

Trong thời chiến mà họ vẫn có thể phổ biến những sáng tác không có lợi cho chính quyền.

Những ca khúc như :

- “Dù anh trở về trên đôi nạng gỗ / Dù anh trở về bằng chiếc xe lăn” chắc chắn không có cơ may xuất hiện trong âm nhạc miền Bắc thời đó (và ngay cả sau này).

Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong thời chiến có lẽ là bài “Kỷ vật cho em” (phổ thơ của Linh Phương) với những lời ca ray rứt, bi thảm :

“Anh trở lại có thể bằng chiến thắng Pleime /

Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giã /

Anh trở về anh trở về hàng cây nghiêng ngả /

Anh trở về, có khi là hòm gỗ cài hoa

/ Anh trở về trên chiếc băng ca

/ Trên trực thăng sơn màu tang trắng.”

Nghe nói ca khúc này đã làm cho chính quyền VNCH rất khó chịu với nhạc sĩ.

Tiêu biểu cho tinh thần tự do sáng tác có lẽ là tự sự của Phạm Duy :

- “ Tôi đưa ra một câu nói thôi :

‘Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi’ đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi.

Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước.

Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là …

Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại.

Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn.”



https://www.youtube.com/watch?v=j35_jXNTWIA



Cái tính tự do còn thể hiện qua một thực tế là chính quyền thời đó không cấm đoán việc phổ biến các nhạc sĩ còn ở ngoài Bắc.

Những sáng tác của Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, v.v. đều được phổ biến thoải mái trong Nam.

Ngay cả bài quốc ca mà chính quyền vẫn sử dụng bài “Tiếng gọi thanh niên” của Lưu Hữu Phước vốn là một người cộng sản.

Ngược lại, nhà cầm quyền ngoài Bắc thì lại cấm, không cho phổ biến các sáng tác của các nhạc sĩ trong Nam hay đã vào Nam sinh sống.


https://www.youtube.com/watch?v=TioA05Cj668



ĐA DẠNG



Đặc điểm thứ tư của âm nhạc ngày xưa là tính phong phú về chủ đề.

Khác với nhạc ngoài Bắc cùng thời tất cả dồn cho tuyên truyền và kêu gọi chiến tranh, các sáng tác trong Nam không kêu gọi chiến tranh nhưng yêu thương kẻ thù.


https://www.youtube.com/watch?v=44RLg75z-yM



Nhạc thời đó đáp ứng cho mọi nhu cầu của giới bình dân đến người trí thức, từ người dân đến người lính, từ trẻ em đến người lớn quan tâm đến thời cuộc, từ tình yêu lãng mạn đến triết lí hiện sinh, từ tục ca đến đạo ca, từ nhạc trẻ đến nhạc “tiền chiến” , từ nhạc tâm lí chiến (tuyên truyền) đến nhạc chống chiến tranh, nói chung là đủ cả.

Không chỉ sáng tác bằng tiếng Việt mà còn trước tác hay dịch từ các ca khúc nổi tiếng ở nước ngoài để giới thiệu cho công chúng Việt Nam.






https://www.youtube.com/watch?v=vRLKo3cpskM




Tôi nghĩ 4 đặc điểm đó có thể giải thích tại sao những ca khúc dù đã sáng tác hơn nửa thế kỉ trước mà vẫn còn phổ biến và được yêu chuộng cho đến ngày nay.


Mai kia mốt nọ, nếu có người viết lại lịch sử âm nhạc, tôi nghĩ họ sẽ ghi nhận những sáng tác thời trước 1975 ở miền Nam là một kho tàng vàng son của âm nhạc Việt Nam.







Như là một qui luật,
những bài hát tuyên truyền thô kệch và nhồi sọ, những bài ca sắc máu, những sáng tác kêu gọi giết chóc và hận thù
sẽ bị đào thải, và thực tế đã chứng minh điều đó.



https://www.youtube.com/watch?v=CCUNfStCi_U




Ngược lại,
chỉ có những sáng tác đậm tính nhân văn, giàu nghệ thuật chất, và phong phú xuất phát từ tinh thần tự do thì mới tồn tại theo thời gian.





Nguyễn Tuấn



************
(từ trang FB của Nguyễn Tuấn)
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.07256 seconds with 9 queries
Loading...