View Single Post
Old 04-19-2025   #10
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Jan 2005
Posts: 34,825
Thanks: 29,785
Thanked 20,267 Times in 9,276 Posts
Mentioned: 162 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 808 Post(s)
Rep Power: 84
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Nợ Mỹ và đô la “quật ngược” chiến lược thuế quan của Trump ?
Chiến tranh thuế quan chỉ là bước đầu cho cuộc cách mạng tiền tệ và tái cấu trúc nợ của tổng thống Mỹ Donald Trump. Kế hoạch còn được gọi là “thỏa thuận Mar-a-Lago”, dường như được ông Trump ký với nhiều cố vấn kinh tế, gồm 3 giai đoạn : gây thương chiến tàn khốc buộc đối thủ cầu cạnh ; đồng ý đàm phán với điều kiện “chủ nợ” phải bán bớt đô la qua đó giảm tỷ giá hồi đoái đô la Mỹ ; đô la giảm giá giúp giảm nhẹ gánh nợ 36.000 tỷ đô la.
Thu Hằng
Giám đốc đầu tư Benoît Beloille của Natixis Wealthe Management nhận định với Le Figaro ngày 11/04 rằng “chính quyền Trump đang xem xét vấn đề nợ công rất nghiêm túc” và ​​con số này dự kiến sẽ lên tới 118% GDP vào năm 2035, mọi tín hiệu cảnh báo đều ở mức đỏ.
Thị trường chứng khoán “mạnh” hơn Trump
Đúng ngày lệnh có hiệu lực 09/04/2025 và tròn một tuần sau khi công bố thuế đối ứng với hơn 180 nước, tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo đình chỉ nhiều mức thuế trong vòng 90 ngày với gần 80 nước và chỉ áp mức thuế cơ bản 10%, trừ Trung Quốc. Về mặt chính thức, bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent khẳng định “kế hoạch ngay từ đầu của tổng thống” đã thành công trong giai đoạn đầu là gây áp lực đối đa để buộc đối thủ năn nỉ đàm phán. Có 75 nước đề nghị đàm phán với Mỹ.
Tại sao tổng thống Trump bất ngờ đổi ý dù trước đó ông vẫn tỏ ra bình thản khi Phố Wall chao đảo và kêu gọi “trụ vững” khi lên máy bay về Mar-a-Lago chơi golf cuối tuần ? Giám đốc đầu tư Benoît Beloille của Natixis Wealthe Management, được Le Figaro trích dẫn ngày 11/04, cho rằng “khi thị trường chứng khoán ghi nhận sụt giảm đến hai chữ số chỉ trong vài ngày thì thật là kinh khủng”.
Còn kinh tế gia Sylvie Matelly, giám đốc Viện Jacques Delors, nhận định với đài France 24 ngày 15/04 rằng khi đánh thuế cả thế giới, tổng thống Mỹ “đã nhầm vì trên thực tế, mọi thứ phức tạp hơn thế nhiều”. “Điều này cũng cho thấy thị trường mạnh hơn ông Trump rất nhiều. Thị trường tài chính có thể trừng phạt chính sách của một nước, như Vương quốc Anh, khá bị cô lập sau Brexit. Và ngạc nhiên là thị trường tài chính có thể cản trở tổng thống Hoa Kỳ - một cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới - đến mức buộc ông ấy đảo ngược hoàn toàn các quyết định, trước mắt là trong 90 ngày”.
Trái phiếu Mỹ bị bán tháo, lãi suất tăng
Một yếu tố khác có thể mang tính quyết định là thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ. Tổng thống Trump cho biết “theo dõi thị trường trái phiếu và đó là một thị trường phức tạp”. Ông cũng thừa nhận là đổi ý sau khi xem cuộc phỏng vấn của chủ tịch kiêm giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon trên Fox Business - kênh truyền hình ưu thích của tổng thống Trump - vào đúng buổi sáng 09/04. Jamie Dimon, từng thể hiện khá ủng hộ ông Trump trước kỳ bầu cử tổng thống, cảnh báo về kịch bản suy thoái “có thể” xảy ra do hệ quả từ thuế quan.
Theo giải thích của trang Boursorama, thị trường trái phiếu chính phủ là nơi các khoản vay của một quốc gia được giao dịch với thời hạn hoàn trả có thể lên tới 30 năm. Trái phiếu càng được nhiều nhà đầu tư săn đón thì lãi suất sẽ càng giảm. Ngược lại, họ luôn tìm cách có lãi hơn khi đánh giá nợ của một quốc gia có rủi ro hơn, và điều này làm tăng lãi suất.
Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đã có những biến động mạnh theo cả hai hướng kể từ khi Nhà Trắng tuyên bố chính sách bảo hộ. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy thoái, ban đầu trái phiếu chính phủ được săn đón vì chúng đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Nhà phân tích Hal Cook tại Hargreaves Lansdown, giải thích : “Trong những lúc như vậy, các nhà đầu tư thường bán cổ phiếu và mua trái phiếu chính phủ, vốn được coi là tài sản bảo toàn giá trị”. Cho nên, lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm vào đầu tháng, ví dụ xuống còn 3,88% vào ngày 04/04 đối với trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm.
Nhưng sau đó, kinh tế gia Jim Reid tại Deutsche Bank nhận thấy “thị trường trái phiếu Mỹ đã trải qua một đợt bán tháo đáng kinh ngạc”, khiến lãi suất vay tăng vọt tới 4,5% (thay vì dao động ở mức 4%) trong vài tiếng vào ngày 09/04 đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Một chút thay đổi nhỏ đối với lãi suất của trái phiếu 10 năm cũng đủ khiến chính phủ Mỹ gồng mình trả lãi. Để so sánh, lãi suất hiện tại buộc Mỹ phải trả hơn 1.000 tỷ đô la tiền lãi mỗi năm, nhiều hơn cả ngân sách quốc phòng.
Theo nhà phân tích Hal Cook, trái phiếu kho bạc là lựa chọn đầu tiên để bán ra “vì chúng thường là tài sản được coi như thanh khoản nhất mà các nhà đầu tư lớn nắm giữ”. Ngoài ra, “có thể sự không chắc chắn về chính sách thương mại và chi tiêu trong tương lai của Hoa Kỳ cũng là một phần lý do” khiến các nhà đầu tư tháo chạy.
Kinh tế gia Sylvie Matelly, giám đốc Viện Jacques Delors, nhận định “việc thoái vốn khỏi các khoản nợ của Mỹ dẫn đến tăng lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ có ý nghĩa cực kỳ mạnh mẽ bởi vì thị trường tài chính nhắc nhở chúng ta rằng hiện giờ mắt xích yếu, gót chân Achilles của nền kinh tế Mỹ chính là khoản nợ lớn. Tất cả những biện pháp mà ông Donald Trump đưa ra cuối cùng vẫn không làm gì để giảm nợ công của Hoa Kỳ”.
Bóng ma suy thoái kinh tế ở Mỹ do thuế quan cũng ảnh hưởng đến tình hình. Bà Aurélien Buffault, giám đốc trái phiếu tại Delubac AM, cho biết lãi suất vay dài hạn, chẳng hạn trái phiếu kỳ hạn 10 hoặc 30 năm, phụ thuộc vào “triển vọng tăng trưởng và lạm phát” và lãi suất thường tăng khi triển vọng xấu đi. Lãi suất ngắn hạn (2 năm hoặc ít hơn) thường liên quan đến dự báo giảm hoặc tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FED). Nhưng hiện giờ rất khó để dự đoán liệu FED sẽ tăng lãi suất hay không vì nguy cơ lạm phát liên quan đến thuế hải quan hoặc là sẽ hạ lãi suất vì nguy cơ suy thoái kinh tế do chính những loại thuế hải quan này.
Đem nợ của Mỹ đi đàm phán với Washington
Nói cách khác, việc các nhà đầu tư đang bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ là “bằng chứng cho thấy trái phiếu này đang mất đi vai trò truyền thống là phương tiện bảo toàn giá trị”. Vào lúc ý đồ thực sự trong cuộc chiến thương mại của Trump vẫn là một câu hỏi, thì “thị trường đã mất niềm tin vào tài sản của Mỹ” và “thị trường đang tích cực bán chính tài sản của Mỹ”, theo George Saravelos của Deutsche Bank. Đồng đô la mất giá vào ngày 09/04, đặc biệt là so với đồng euro.
Hiện tại, Liên Hiệp Châu Âu sở hữu nhiều trái phiếu Mỹ nhất, khoảng 30% (trong đó hai nước chủ nợ lớn nhất là Đức và Hà Lan), tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc... Kinh tế gia Anthony Morlet-Lavidalie tại Rexecode, được đài Europe 1 trích dẫn ngày 14/04, cho rằng “đây là một điểm yếu vì châu Âu sẽ bị tác động lớn nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Đây cũng là một điểm mạnh vì đó là một lá chủ bài để đàm phán nếu châu Âu dọa bán tháo trái phiếu Mỹ. Điều này sẽ gây thiệt hại rất lớn cho Hoa Kỳ vì nó sẽ làm tăng đáng kể lãi suất”.
Nguồn www. rfi.fr
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.05525 seconds with 9 queries