R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jan 2005
Posts: 35,190
Thanks: 29,944
Thanked 20,400 Times in 9,355 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 812 Post(s)
Rep Power: 85
|
Thái Hạo
3-6-2025
Từ lâu trong dân gian đă lan truyền phương châm “Ăn cũng chết, không ăn cũng chết, thà làm ma no c̣n hơn làm ma đói”, hoặc “Ăn th́ chết từ từ, không ăn th́ chết ngay, chết từ từ vẫn hơn”. Thật là một thứ triết lư cay đắng.
***
Năm ngoái tôi có mấy người bạn tới chơi, họ sinh sống, làm việc đă nhiều năm ở Nhật, và mới về Việt Nam. Họ kể nhiều chuyện rất “kỳ lạ” ở xứ sở Mặt trời mọc, như việc người dân không ăn trái cây trong vườn nhà do chính tay ḿnh trồng. Người Nhật sẽ để cây trái chín rụng hoặc cho chim chóc ăn tự do, thay vào đó, họ ra chợ hoặc siêu thị mua. Lư do là ở siêu thị tất cả các loại thực phẩm, rau trái đều đă được kiểm định rất nghiêm ngặt, mức độ an toàn cực cao. Và mua ở siêu thị, nếu rủi có xảy ra chuyện ǵ th́ c̣n có chỗ mà bắt đền! Tôi thử search Google, rất nhiều bài báo khẳng định thông tin này.
Ở Việt Nam th́ ngược lại, cái nhăn “nhà trồng”, “nhà làm” trở thành một thứ thương hiệu, tạo nên niềm tin và luôn đắt hàng. Đây là một thứ “thương hiệu” đầy tính mỉa mai đối với quản lư nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó đặt ra hàng loạt câu hỏi về năng lực bộ máy, trách nhiệm quản lư, quy tŕnh kiểm soát, chất lượng thực phẩm trên thị trường…
Và đúng thế, t́nh trạng thực phẩm bẩn tràn lan vốn không xa lạ ǵ với người Việt suốt hàng chục năm qua. Nhưng thời gian gần đây, do “cơ quan chức năng” mở phong trào truy quét, nên chúng ta được một phen nh́n thấy những con số khủng khiếp, dồn dập và gây choáng váng, từ sữa, thuốc men, thực phẩm chức năng, rau trái, lương thực, thực phẩm với mỗi vụ hàng chục, hàng trăm, hàng ngh́n tấn…
Vụ nhân viên tố công ty CP Việt Nam trà trộn heo bẩn – heo bệnh bán ra thị trường trong nhiều năm, là nằm trong trong bức tranh đen tối và nhức nhối này.
Công việc chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng bẩn, hàng độc hại vốn đang tràn lan khắp xă hội, theo tôi, cũng như công cuộc chống tham nhũng vậy: Phải có một quy tŕnh chặt chẽ, minh bạch, khoa học và tiến bộ, chứ không thể chạy theo để bắt nhốt mà hết được. V́ cách làm này, dù thể hiện trách nhiệm tới đâu, cũng không thể giải quyết cơ bản được vấn đề. Và điều quan trọng là khi “mất ḅ mới lo làm chuồng”, dù có bắt được hay xử phạt được những kẻ bất lương th́ người dân cũng đă lănh đủ khi đă đưa bao nhiêu thứ độc hại, bẩn thỉu vào người.
Ví dụ, khi sữa giả với số lượng hàng trăm tỉ đồng đă được tiêu hóa trong bụng của người bệnh, người già, trẻ nhỏ suốt nhiều năm, th́ nếu bắt được tội phạm, xin hỏi hậu quả sức khỏe của người dân sẽ được “khắc phục” ra sao? Có ai đền bù cho họ không, đền bù bằng cách nào? Rơ ràng, người gánh chịu tất cả vẫn là dân, tiền mất tật mang.
Khi thuốc men, lương thực, thực phẩm bẩn tràn lan trong xă hội, không có thứ ǵ đưa vào miệng mà chắc chắn được rằng chúng là thứ sạch sẽ – chất lượng v́ đă qua một quy tŕnh quản lư bảo đảm được sự an toàn, th́ đó chính xác là t́nh trạng hoang dă.
Thông thường, khi bắt một vụ nào đó th́ các đối tượng sản xuất, kinh doanh bị xử lư. Nhưng như thế là chưa đủ, nếu không nói rằng đă bỏ quên mất một đối tượng khác quan trọng hơn nhiều: Các cá nhân và cơ quan và quản lư nhà nước. Vụ kẹo rau củ Kera đă bắt Hằng Du Mục, Quang Linh, Thùy Tiên, nhưng xin hỏi đă có cơ quan hay cá nhân nào được giao quản lư mảng này đứng ra nhận trách nhiệm, bị quy trách nhiệm, từ chức hay bị xử lư chưa?
Phải nh́n thấy rằng, đầu mối của mọi vấn nạn là nằm ở quản lư nhà nước. Nếu không quy trách nhiệm và xử lư nghiêm minh các cá nhân và cơ quan quản lư v́ đă “buông lỏng” mà dẫn tới t́nh trạng bát nháo trong sản xuất và buôn bán, th́ không thể giải quyết được gốc rễ vấn đề. Chính v́ thế, mỗi khi phát hiện một vụ như sữa giả, thuốc giả, chân gà thối, thịt heo bệnh…, th́ dứt khoát các cơ quan và cá nhân quản lư liên quan phải bị quy trách nhiệm.
Ở đây không phải chỉ có chuyện hối lộ hay tham nhũng mà là trách nhiệm. Cho dù anh không vụ lợi trong quản lư, nhưng anh ăn lương mà không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra t́nh trạng thực phẩm bẩn bị tuồn ra thị trường trong thời gian dài và với số lượng lớn, th́ dứt khoát anh không thể được dung thứ. Anh phải chịu trách nhiệm, anh phải bị xử lư.
Đừng lái vấn đề sang “đạo đức kinh doanh”, v́ con người từ trong bản chất vốn tham lam, và đạo đức của nó chỉ được h́nh thành và nuôi dưỡng trên một nền pháp luật và quản trị công bằng, nghiêm minh, chặt chẽ, chứ không phải từ trên trời rơi xuống.
Cũng đừng quá thổi phồng cái khẩu hiệu “người tiêu dùng thông thái”, v́ đó là cách đùn đẩy trách nhiệm. Người Nhật thông thái không phải bằng cách biết chọn thực phẩm nào là sạch, là ngon, là chất lượng như cái cách ở ta đang tuyên truyền, mà ở chỗ chỉ cần ra chợ/ siêu thị! Sự “thông thái” về phẩm chất hàng hóa là trách nhiệm của nhà nước, c̣n cái thông thái của người dân chính là biết yêu cầu nhà nước thực hiện được vai tṛ quản lư ấy. Chớ lẫn lộn.
Từ lâu trong dân gian đă lan truyền phương châm “Ăn cũng chết, không ăn cũng chết, thà làm ma no c̣n hơn làm ma đói”, hoặc “Ăn th́ chết từ từ, không ăn th́ chết ngay, chết từ từ vẫn hơn”. Thật là một thứ triết lư cay đắng.
Đất nước muốn “vươn ḿnh” th́ người dân phải khỏe mạnh cả trí lực và thể lực. Hàng ngày ăn và uống những thứ độc hại vào người, thân thể yếu ớt, bệnh tật lan tràn, bất an thường trực, th́ làm sao đủ sức để bước vào “kỷ nguyên mới”?
Có một quy tŕnh giám sát chặt chẽ, trách nhiệm cá nhân và cơ quan nhà nước được ấn định cụ thể – nghiêm ngặt, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lư, xây dựng một đội ngũ quản lư trong sạch và được kiểm soát bởi một thể chế quyền lực khoa học, kiến tạo một nền tảng đạo đức xă hội tốt lành dựa trên tinh thần thượng tôn sự thật, nguyên tắc minh bạch, đảm bảo công bằng…, đó là nền tảng căn bản cần có, phải có cho sự lành mạnh, văn minh, phát triển, và phồn thịnh, trong đó có vấn đề an toàn thực phẩm.
__________________
|