View Single Post
Old 01-14-2011   #3
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default J-20 - kỷ nguyên mới trong ngành máy bay của Trung Quốc

Trung Quốc xác nhận vừa tiến hành bay thử máy bay tiêm kích tàng h́nh J-20 được đồn đại từ lâu và là thế hệ tiêm kích tàng h́nh thứ năm của họ. Đây lập tức trở thành tin nóng trên diễn đàn quân sự thế giới, với nhiều phản hồi và phân tích.

J-20 của Trung Quốc trong lần bay thử đầu tiên

Mạnh đến đâu?

Sự xuất hiện của J-20 được cho là sớm hơn nhiều so với dự kiến của giới phân tích quân sự phương Tây. Trước đây, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates từng cho rằng Trung Quốc sẽ chỉ có thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm vào năm 2020.

J-20 dược thiết kế có khả năng tàng h́nh tốt hơn, gây khó khăn hơn nhiều cho việc phát hiện nó bằng radar. Với thùng chứa nhiên liệu lớn hơn, J-20 có thể đạt tầm bay xa gần 2.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra, máy bay này cũng có khả năng mang khối lượng lớn vũ khí cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa có sức tàn phá lớn hơn.

Với kích thước lớn (dài 23m), tốc độ cao (tối đa 2.120Km/h), loại máy bay mới này sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát những khu vực rộng lớn ở xa ngoài biển. Các chuyên gia toàn cầu đánh giá J-20 có ưu thế đáng kể so với máy bay cường kích F-35, loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tiếp theo hiện mới đang ở giai đoạn phát triển sắp hoàn tất của Mỹ. H́nh dáng của J-20 cho phép J-20 có khả năng tàng h́nh tốt hơn máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga là T-50 PAK-FA.

J-20 có thể được trang bị các tên lửa tầm xa cũng như có thể tiếp nhiên liệu trên không. J-20 cũng có thể phóng các tên lửa hành tŕnh và mang các khí tài hạng nặng. Loại tiêm kích này cũng lớn hơn nhiều so với dự kiến của giới quan sát. “Bất kỳ nhận xét nào cho rằng một chiếc F-35 hay F/A-18 E/F Super Hornet sẽ có khả năng đối chọi với J-20 trong không chiến khi lọt vào vùng trời do J-20 bảo vệ sẽ là hoàn toàn sai lầm”, một chuyên gia phân tích quốc pḥng của Australia nói.

Tuy so với T-50 của Nga và F-22 của Mỹ, J-20 c̣n thua về công nghệ tàng h́nh và khả năng tiết kiệm nhiên liệu, nhưng giới phân tích quân sự quốc tế cho rằng thế hệ tiêm kích mới này là một dự án quân sự chủ chốt trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Trung Quốc. Trong một thông báo xác nhận chuyến bay thử hôm 11/1, Bộ Quốc pḥng Trung Quốc nói rằng sự phát triển vũ khí của nước này “không nhằm trực tiếp vào bất cứ quốc gia nào”. Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc He Weirong tuyên bố J-20 sẽ được phiên chế trong không quân nước này vào 2017-2019.

Siêu máy bay F-22 của Mỹ…

Và máy bay cường kích F-35 sắp hoàn tất, cũng của Mỹ

“Hiệu ứng” J-20

J-20 đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên “sao chép” trong ngành công nghệ máy bay chiến đấu của Trung Quốc và chuyển sang thời kỳ sáng tạo. Theo chuyên gia Trung Quốc, J-20 đă bay khoảng 15 phút và “mọi thứ trông có vẻ suôn sẻ”. Mặc dù vậy, thành công đó thực tế chỉ mang tính tượng trưng bởi Trung Quốc vẫn phải mất nhiều năm để giải quyết các vấn đề kỹ thuật của J-20 sau chuyến bay thử. Một viên tướng đă nghỉ hưu, nhận xét ít nhất 5 năm nữa Trung Quốc mới có thể đưa J-20 vào biên chế của lực lượng không quân.

Theo giới quan sát quân sự, chuyến bay thử đầu tiên của J-20 không hề mang tính ngẫu nhiên về thời gian mà nhằm gửi tới Washington một bức thông điệp: Bắc Kinh đang đáp lại các yêu cầu của Mỹ rằng Trung Quốc cần phải công khai hơn về công cuộc hiện đại hóa quốc pḥng của ḿnh. Cũng có ư kiến ở Washington cho rằng J-20 được thiết kế chủ yếu là nhằm vào các nhóm tàu sân bay của Mỹ hiện đang nắm quyền chi phối khu vực Thái B́nh Dương ngoài khơi Trung Quốc. Một số chuyên gia dự đoán sau J-20, một khi J-20 được đưa vào hoạt động, sức mạnh tấn công của quân đội Trung Quốc sẽ tăng lên rất nhiều và trong tương lai, Bắc Kinh có thể hé lộ một số chi tiết trong dự án đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc để “làm hài ḷng" Mỹ.

T-50 của Nga

Năm 2009, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates quyết định chỉ sản xuất 187 máy bay chiến đấu F-22 v́ cho rằng Trung Quốc sẽ triển khai tương đối chậm các máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ 4, và Nga sẽ không sản xuất loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 trong những năm tới. Tuy nhiên, tiến độ triển khai chương tŕnh hiện đại hóa máy bay của Trung Quốc và chuyến bay T-50 đầu tiên hồi đầu năm nay dường như đă khiến ông Gates phải từ bỏ ư định ngừng sản xuất máy bay F-22.

Trong khi đó, sau khi J-20 lộ diện, Nhật Bản công khai ư định t́m cách mua F-35 trong khi Đài Loan và Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch tương tự. Nga và Ấn Độ mới đây cũng đă kư một thỏa thuận quan trọng về hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Một tờ báo Mỹ cho rằng đến nay, Lực lượng Không quân Trung Quốc đă mua của Nga khoảng 100 máy bay chiến đấu SU-30 hiện đại và 76 máy bay SU-27, cả hai đều là máy bay chiến đấu thế hệ 4. Ngoài ra, Không quân Trung Quốc c̣n triển khai hơn 300 máy bay chiến đấu J-10, 11 và 17 thế hệ 4; khoảng 500 máy bay J-7 và J-8 thế hệ 3. Dư luận cho rằng việc Trung Quốc chế tạo thành công máy bay tàng h́nh J-20 hiện đại sẽ làm tăng rất mạnh khả năng tấn công cuả quân đội nước này.

Nguyễn Viết
Tổng hợp
theo DT
saigon75_is_offline  
Attached Images
 
 
Page generated in 0.07409 seconds with 10 queries