VietBF - View Single Post - Trang hồi kư xúc động của một “đứa trẻ” Mỹ Lai (kỳ một)
View Single Post
Old 02-05-2011   #4
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Trang hồi kư xúc động của một “đứa trẻ” Mỹ Lai (kỳ ba)

... Cũng cuối năm này tôi khó quên một sự việc, v́ đến từ Sơn Mỹ nên tôi đi học trễ hơn 2 năm, thể xác khá lớn so với các bạn cùng lớp. Một buổi chiều khắc sâu đậm trong tâm tôi.

Mỹ Lai và những đứa trẻ mồ côi

(tiếp theo kỳ trước)
Hôm đó lớp tan học khoảng 12 giờ, về đến nhà cơm nước qua loa, gần 14 giờ tôi có mặt ở núi Tranh để t́m người thu hoạch củ lang đến mót. Trời đổ mưa lâm râm nên không có ai đi đào củ cả, tôi cùng 2 bạn Định và Lên cứ than văn và buồn bă. Chúng tôi tạm xới lại những đám lang mà người ta đă thu hoạch tự hôm nào, kết quả quá ít ỏi.



Trời bắt đầu tối dần, tôi rủ 2 bạn về kẻo muộn. Trên đoạn đường xuống núi, phát hiện giữa đám tranh tươi tốt rậm rạp có một đám lang rất tốt, chúng tôi rẽ tranh đi vào và trông thấy thật nhiều củ lang, chúng ló ra v́ bao trận mưa làm trôi hết đất, mấy đứa vội vàng lượm hết số củ lang ấy, thoáng chốc mỗi đứa thu nhập gần nửa bao Đại Hàn. Định về th́ thấy dưới chân núi có một thanh niên hớt hải cầm đ̣n gánh chạy lên. Cả bọn hoảng quá tản ra bỏ trốn. Tôi chui vào núp trong góc một đám tranh. Thế mà anh ta dễ dàng phát hiện do cây cuốc chỉa tôi chưa kịp để nằm xuống, cái cán nó cao hơn và ló ra khỏi lùm tranh. Anh ta lôi tôi ra đánh, dùng cái đ̣n gánh phang vào bụng, vào lưng và vai tôi. Dường như cho đến lúc tôi bị ngất nằm lịm đi th́ anh ta mới hả cơn giận.



Sau trận đ̣n hơn 1 tuần tôi bị ốm rất nặng, không đi học, không đi làm được, toàn thân sưng lên đau rát. Tôi chỉ dám kể lại cho chị Mỹ và ngoại nghe một nửa sự thật. Chị và ngoại rất giận anh ta. Anh ấy ở sau nhà bà Bốn Thường thôn An Lộc, nơi chị tôi đi ở, chị tôi gặp mặt anh ta thường mà. Đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn gặp anh trong những ngày về thăm quê. Gặp, tôi vẫn chào nhưng anh ấy chưa lần nào đáp lại, chắc là anh c̣n cảm thấy ái ngại v́ trận lỡ tay khi ấy đánh tôi quá nặng ngày ấy. Tôi thấy có lỗi cho nên van xin và đưa nộp hết số củ lang cùng dụng cụ, vậy mà vẫn suưt chết với trận đ̣n của anh...

Trần Văn Đức và con trai
... Đầu năm 1970, sau khi nhận tin ba mất khoảng 3 tuần, có 2 du kích từ Sơn Mỹ đến nhà ngoại vào ban đêm. Một người chị em tôi quen lắm, con của ông bà Bốn Tương ở gần nhà tôi bên thôn Mỹ Lại. Họ nói với ngoại rằng muốn dẫn 3 chị em tôi trở lại Sơn Mỹ, rồi đưa 3 chị em ra Bắc học để sau này phục vụ công tác lên án giặc Mỹ. Ngoại lắc đầu. Ba nói với họ rằng bà không muốn mất luôn 3 đứa cháu thân yêu, may mắn lắm chúng nó mới sống sót được, hơn nữa thời gian này Sơn Mỹ hoặc miền Bắc chiến tranh cũng khốc liệt lắm.


Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà 3 chị em chúng tôi đón nhận được sự quan tâm. Từ bấy đến giờ gần 40 năm, chúng tôi không có lời hỏi thăm nào nữa, dù chỉ là 1 lần dự lễ tưởng niệm ngày 16-3 bi thương. Tôi cảm thấy rất buồn, v́ cũng rất nhiều nhà báo, phóng viên về Sơn Mỹ, họ chỉ làm việc cùng ban lănh đạo nhà chứng tích Sơn Mỹ trong pḥng kính mát mẻ khang trang hoặc một vài người sống sót mà hàng trăm lần họ đă nhắc đi viết lại.... Tại sao họ chưa lần nào bước chân vào những căn nhà túng thiếu đủ bề của bao người may mắn c̣n sống sót ngày ấy nằm sát bên ngoài khu chứng tích? Như vậy t́m đâu ra được tính trung thực hoàn hảo của sự kiện? Mà lịch sử rất cần tính trung thực của nó, thiếu nó làm sao bảo tồn được tính nhân văn? Khi nh́n h́nh người mẹ yêu thương của tôi, bà Nguyễn Thị Tẩu nằm chết, miệng c̣n ngậm vành nón, chắc hẳn bao tên sát nhân sẽ nhận ra, tên lính nào đă nă súng bắn bà? Hoặc Ronald Haeberle sẽ biết điều đó và ắt hẳn họ sẽ kinh ngạc hơn ,khi biết bà mẹ Nguyễn Thị Tẩu kia đă cứu được 2 đứa con ở giây phút cuối đời, điều này không phải ai cũng làm được và càng kinh ngạc hơn, chỉ ở Tháp Canh dưới đống xác người có 3 đứa bé 9 tuổi, 7 tuổi và 14 tháng c̣n sống và sống đến ngày hôm nay.


Bà Nhiều và con gái của bà ngày ấy trốn ra cửa sau và men theo ruộng lúa may mắn chạy thoát, gia đ́nh bà bị bắn chết 5 người. Bà nh́n thấy khá nhiều những thảm cảnh trong căn nhà của bà, trên 20 người từ ngă ba chạy vào nhà bà để trốn, kẻ xuống hầm, người chui dưới giường, vài ba người núp sau bàn thờ, nhưng sau đó bị lính Mỹ lôi ra bắn chết sạch...


Và bao người c̣n sống sót ở Mỹ Lai ngày ấy cũng có những hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Bà Phạm Thị Thuận cuộc sống neo đơn thiếu thốn, gia đ́nh bà có 5 người bị lính Mỹ bắn chết trong vụ thảm sát này. Chị Đỗ Thị Tuyết hiện đang sinh sống ở Pleiku, chị và gia đ́nh sáng 16-3-1968 bị lính Mỹ bắt ra tập trung ở đoạn mương ngay trước nhà cùng với rất nhiều bà con thôn Tư Cung, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Tổng cộng 170 người, lính Mỹ nă súng tàn sát, bắn giết gần hết số người ấy, xác người ngă xuống máu nhuộm đỏ cả đoạn mương dài, chị sống sót nhờ những cái xác người đó đè lên. Hay ông Phạm Đạt đă phải chứng kiến cảnh vợ bị bắn trọng thương, tay c̣n đang bế đứa con gái nhỏ mới 7 tháng tuổi, ḅ lết từ trong nhà đang cháy ra ngoài sân, cố gắng lăn về phía cửa hầm trú ẩn, nhưng không c̣n kịp và bị lính Mỹ bắn chết, sau đó chất tranh lên trên và đốt xác cả 2 mẹ con.
Cũng dưới cái mương ngập ngụa xác người và máu, cậu bé Đỗ Ba mới 8 tuổi c̣n cọ quậy được, Glenn Andreotta nh́n thấy và báo cho Hugh Thompson. Phận may của Đỗ Ba c̣n Hugh Thompson hạ cánh và cứu cậu bé, đưa cậu vào bệnh viện Quảng Ngăi.


Bà Trương Thị Lệ với 1 đứa con c̣n sống sót tại Tháp Canh, nhờ 2 xác chết đè lên và nằm yên chết.
Bà Hà Thị Quí nay đă 83 tuổi, ngày ấy cũng bị lính Mỹ bắt tập trung ở mương kênh, nơi lính bắn giết 170 người dân vô tội. Bà bị thương ở mông và nằm yên, xác chết cứ lần lượt ụp xuống đè lên bà. Sau khi bắn giết xong, lính Mỹ bỏ đi, bà cố gắng ḅ về nhà, dọc đường nhiều cảnh bầm gan tím ruột, nhiều xác phụ nữ, thanh nữ bị lính Mỹ xé toạc áo quần hăm hiếp rồi bắn chết, có vài người c̣n bị rọc cả cửa ḿnh.
Chị Phạm Thị Trinh, lúc đó 11 tuổi. Khi dưới hầm chui lên tận mắt c̣n nh́n thấy chị Phạm Thị Mười mới 14 tuổi đang bị một tên lính Mỹ hàm hiếp xong bắn chết bên cạnh hiên nhà. Xác mẹ và đứa em chưa tṛn 7 tháng th́ bị lính Mỹ dùng rơm đốt cháy hơn nửa thân người.


Nhà ông Lệ, trong hầm có 15 người đang trú ẩn đều bị giết sạch.
Nhà chị Trinh, đứa con chị cháu Đức mới 8 tuổi từ trong hầm chạy ra liền bị lính Mỹ bắn chết trong lúc miệng cháu vẫn c̣n ngậm đầy cơm.
Anh Trần Tấn Huyên ở xóm Khê Thuận kể lại “chỉ trong tích tắc, ông bà nội, cha mẹ và đứa em ruột của anh đă bị lính Mỹ xả súng bắn gục ngay trên mâm cơm“.


Than ôi, nỗi đau đến bao giờ mới nguôi? 504 người dân vô tội, chứ đâu phải vài ba người nhỏ nhoi ít ỏi, họ làm ǵ nên tội mà phải tiêu diệt họ? Bao đứa trẻ sơ sinh ḷm kḥm ḅ trên vũng máu hoặc miệng đang c̣n ngậm vú mẹ cũng bị kề súng sát đầu bắn cho tan xác. Hiếp dâm trẻ thơ, các chị, các bà, khi họ đang bị tang thương tột cùng, xác người thân ngổn ngang bên cạnh, sau đó giết họ không những bằng bao phát đạn mà đôi lúc dùng lưỡi lê để rọc thân thể họ...





... Tại sao đời sống lại hàm chứa những bất công tàn bạo thế? Tại sao niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của con người tạo dựng lên trên những ngịch lư không thể dung ḥa. Vụ thảm sát Sơn Mỹ làm chấn động cả địa cầu, vậy mà bao nhân chứng sống sót ít ỏi vẫn bị lăng quên, 3 đứa con bà Chín Tẩu, hơn 33 năm rồi nhà chứng tích Sơn Mỹ được thành lập chưa lần nào được mời dự lễ tưởng niệm, hoặc một lời hỏi thăm, tên mẹ chúng khắc sai trên bia trong đại sảnh nhà trưng bày, mới sửa lại tháng 6.2009 qua bao nhiêu lần khó khăn khiếu nại. Phạm Thị Trợ, 2 mẹ con bà Nhiều, Lê Thị Em, Phạm Thị Hiền, Bùi Thị Hà, Bùi Sanh, cháu ông Hương Thơ... và rất nhiều nạn nhân c̣n sống sót chưa có một lời hỏi thăm dù qua gần 42 năm đằng đẵng.ọ sống không quá 800 mét cách nhà chứng tích, họ đang sống vất vả neo đơn với những hệ lụy từ cuộc thảm sát bi thương, man rợ, những nấm mồ chôn chung 75 người tại Tháp Canh và số mồ mả của bao người dân vô tội rải rác ở xóm Thuận Yên, Tư Cung, Cổ Luỹ quanh năm thường nhang tàn khói lạnh, không ai chăm nom.


Nói nấm mồ đến măi hôm nay th́ đúng, chứ tối ngày 16-3-1968 bi thương ấy, những người du kích và một số bà con từ Trường An xuống giúp đỡ gom tất cả 75 xác người và đặt xuống một cái rănh rau lang, sau đó lấp đất lên. V́ số du kích và bà con giúp chôn cất không nhiều, 504 xác người- một số lượng quá lớn, hơn nữa một số xác chết riêng lẻ trong nhà, ngoài vườn người ta c̣n phải t́m kiếm, cho nên phải chôn vội, lấp vội cho xong, vậy mà một vài ngày sau người ta vẫn c̣n thấy đâu đây trong đám bắp, huỳnh tinh hay mía vẫn c̣n sót vài xác người chưa chôn….
Trần Văn Đức Germany- Remscheid 2009
(xem tiếp kỳ sau)
truongduynhat.vn
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images.jpg
Views:	22
Size:	19.1 KB
ID:	260524
 
Page generated in 0.04041 seconds with 10 queries