VietBF - View Single Post - Xuất cảng vàng nữ trang, nhập lại vàng khối kiếm lời
View Single Post
Old 03-30-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,359
Thanks: 11
Thanked 13,674 Times in 10,928 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Xuất cảng vàng nữ trang, nhập lại vàng khối kiếm lời

‘Mánh’ làm ăn ở Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Làm ăn lươn lẹo ở Việt Nam lại chính là những đại gia quốc doanh của nhà nước, do đảng viên cầm đầu.



Vàng trang sức bán ở các tiệm vàng trong nước. (H́nh: báo Thanh Niên)

Tiết lộ mới nhất của tạp chí tài chính Anh quốc Financial Times (FT) số phát hành ngày 28 tháng 3, 2011 làm dư luận trong nước kinh ngạc, “năm 2010, Việt Nam đă xuất cảng sang Thụy Sĩ 61 tấn vàng nữ trang để thu về 2.6 tỉ Franc Thụy Sĩ tương đương 2.8 tỉ USD. Năm 2009, con số này là 54 tấn và 1.9 tỉ Franc. Trong khi hồi năm 2008, tức một năm trước đó, con số này c̣n rất khiêm nhường: 3.2 tấn vàng trang sức và 77.5 triệu USD.”

Báo mạng VNExpress trích nhận định của FT nói rằng t́nh h́nh xuất nhập cảng vàng của VN thay đổi lạ lùng chỉ trong 2 năm trở lại đây. Từ nhiều năm qua, Việt Nam nhập cảng một lượng rất lớn vàng khối. Một phần sản xuất thành vàng lá (vàng miếng) làm tài sản cất giữ. Một phần, sản xuất thành nữ trang các loại vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất cảng.

Nhưng bài viết và tiết lộ của kư giả Ben Bland trên tờ FT khiến người ta phải “há mồm kinh ngạc” v́ hai năm qua, Việt Nam hầu như chỉ xuất cảng vàng nữ trang phẩm chất cao sang các ḷ nấu và tinh chế vàng nổi tiếng ở Thụy Sĩ (Argor-Heraeus, Metalor, MKS Finance và Valcambi) để họ đúc lại thành vàng khối.

Nhập cảng vàng khối, kéo ra thành nữ trang rồi lại xuất cảng sang Thụy Sĩ... nấu lại thành vàng khối? Có cái ǵ bất thường? Hay chỉ là chuyện kinh doanh khi thấy có lời là làm?

Ông Cameron Alexander, chuyên viên phân tích của hăng cố vấn kim loại quư GFMS cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam bị cấm xuất cảng vàng lá, tức vàng miếng, mặc dù họ có thừa sức. V́ vậy, họ xoay sở bằng cách “hô biến” vàng lá thành vàng trang sức rồi t́m cách xuất cảng đi.

Theo lập luận này, số vàng nữ trang thoát ra khỏi biên giới Việt Nam sẽ đến các quốc gia khác dưới dạng vàng lá. Ông Cameron Alexander khẳng định: “Đây là một lỗ hổng trong chính sách quản lư của Việt Nam, v́ thế nhiều người đă lợi dụng để thu về một lượng ngoại tệ khổng lồ.”

Một thương gia kinh doanh vàng tên Cẩm Thi ở quận 11, Sài G̣n cho báo Người Việt biết, ông Cameron Alexander đă phác họa sơ đồ “con đường ṿng” mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để đưa quỹ vàng lá của ḿnh ra thế giới, đặc biệt trong giai đoạn giá vàng trong nước thấp hơn nhiều so với giá vàng thế giới. Ông Cẩm Thi nói số lượng vàng miếng của người dân trong nước lưu giữ hiện nay xài 8 năm sau cũng không hết.

Cũng theo VNExpress, một chủ doanh nghiệp, thành viên của Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng VN xin được giấu tên tiết lộ thêm: “Trong 2 năm 2009 và 2010, các doanh nghiệp phải có quota mới được xuất cảng vàng lá, mà quota chỉ được cấp theo đợt với số lượng hạn chế. Trong khi đó, xuất cảng vàng nữ trang vừa dễ dàng lại không bị đánh thuế. V́ vậy không ít đơn vị đă chế tác vàng lá thành vàng nữ trang để xuất cảng. Giá bán cho phía Thụy Sĩ lại được tính theo vàng miếng. Chỉ tốn một ít tiền gia công nhưng lợi nhuận thu về béo bở nhờ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lớn hơn nhiều.”

Chủ doanh nghiệp này cũng cho rằng việc điều hành theo kiểu siết chặt và quá ngặt nghèo của chính phủ Việt Nam đă buộc các doanh nghiệp trong nước “đi một đường ṿng” như thế để kiếm lời và lời rất lớn.

Ông cũng cho biết trong 2 năm qua, có đơn vị xuất cảng một lúc 8 tấn vàng nữ trang, phù hợp với nội dung bản phúc tŕnh của chính phủ Thụy Sĩ.

Ông Cẩm Thi c̣n cho rằng con đường xuất cảng vàng nữ trang chẳng qua là thủ thuật xuất cảng vàng miếng đến một quốc gia thứ ba. Họ nhờ kỹ thuật tối tân của các ḷ nấu vàng Thụy Sĩ biến hàng trăm tấn vàng nữ trang thành vàng miếng rồi từ đó mà đi luôn. Ông cũng cho biết, loại vàng có đóng dấu 3 chiếc ch́a khóa mà dân trong nghề gọi là vàng “Bóng 3 ch́a” nổi tiếng, được thế giới ưa chuộng xưa nay.

C̣n nhiều đường ṿng khác, theo ông Cẩm Thi, nhập lậu vàng giá rẻ từ Thái Lan, Lào và Cambodia, hoặc của Trung Quốc để chế tác thành vàng nữ trang, xuất cảng sang Thụy Sĩ và từ đó đến một quốc gia khác.

Những tháng đầu năm nay, giá vàng trên thế giới lên giá vùn vụt v́ các biến động quốc tế, đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Giá vàng ở Việt Nam luôn luôn cao hơn vàng thế giới v́ người có tiền của đổ tiền ra mua vàng và đô la tích trữ trong khi đồng bạc Việt Nam bị đánh sụt giá.

Hiện nhà cầm quyền Hà Nội đă cấm nhập cảng vàng từ cuối tháng 2, 2011 và cũng cấm luôn việc mua bán tự do vàng miếng.

Theo ông Nguyễn Văn Giàu, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, từ 1998 đến 2010, Việt Nam đă nhập cảng 339.8 tấn vàng trong khi chỉ xuất cảng 268.8 tấn.

Con số “nhập siêu” vàng trong giai đoạn này là 71 tấn vàng nhưng Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia gần đây dẫn các con số thống kê của Hội Đồng Vàng Thế Giới lại cho rằng số lượng vàng c̣n do người dân ở Việt Nam tích trữ lên đến khoảng 1 ngàn tấn sau 10 năm nhập cảng, bài viết trên VNExpress ngày 24 tháng 11, 2010 nói như thế. (PL)


theo nv
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	128877-VN_VangNuTrang_TN_032911-400.gif
Views:	32
Size:	73.6 KB
ID:	273841
 
Page generated in 0.06624 seconds with 10 queries