VietBF - View Single Post - Libya - ‘miếng bánh nhiều sạn’ của phương Tây
View Single Post
Old 04-15-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,443
Thanks: 11
Thanked 13,676 Times in 10,930 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Libya - ‘miếng bánh nhiều sạn’ của phương Tây

Tưởng như dễ “xơi” được Libya chỉ bằng vài đợt không kích, ủng hộ phe nổi dậy…liên minh phương Tây đang ngày càng gặp nhiều khó khăn và rơi vào thế yếu.

Bế tắc


Lợi thế chiến trường Libya đang hơi nghiêng về lực lượng của ông Moammar Gaddafi khi họ tiếp tục công kích dữ dội Mistara, thành phố thuộc quyền kiểm soát của quân nổi dậy.

Đồng thời, quân đội Chính phủ không ngừng sử dụng các loại vũ khí hạng nặng để tấn công lực lượng nổi dậy nhằm chiếm lại các cơ sở dầu mỏ quan trọng.

Chỉ huy không quân Pháp cho biết, quân đội Libya ngày càng khó bị phát hiện từ trên không. “Rơ ràng đă có sự thay đổi về chiến thuật trong các lực lượng của ông Gaddafi mà trước đó chúng tôi chưa từng thấy”, ông nói.

Trong khi đó, một quan chức Mỹ phải thừa nhận là hiện phe nổi dậy dù có sự yểm trợ của liên minh vẫn chưa thể đánh bại quân đội Libya và ngược lại. T́nh h́nh Libya đang rơi vào bế tắc.


Không kích chưa đem lại hiểu quả như mong muốn của NATO.

Lục đục nội bộ

Trong t́nh trạng bế tắc về quân sự như trên, phe nổi dậy lẫn phe Gaddafi chẳng bên nào chịu thỏa hiệp càng khiến cục diện này chưa biết bao giờ mới kết thúc.. Kết quả là liên quân bị thiệt hại nặng, không phải do mất người mà chính là thời gian, chiến phí và uy tín…

Do đó, nhiều nước trong liên minh mà dẫn đầu là Anh, Pháp…thúc giục đồng minh tăng cường không kích, chấm dứt thế bế tắc... Họ c̣n phàn nàn rằng các đồng minh trong NATO không tấn công đủ mạnh để đánh bại quân đội của ông Gaddafi, qua đó để quân nổi dậy rộng đường tiến về phía Tây. Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố: "NATO phải hoàn thành vai tṛ của ḿnh. NATO phải dẫn đầu chiến dịch”.

Ngoại trưởng Anh William Hague c̣n cho biết, Anh sẽ tiếp tục cung cấp những thiết bị không sát thương cho quân nổi dậy. Qatar cũng cung cấp cho lực lượng này các tên lửa do Pháp sản xuất và cử 20 chuyên gia đến Benghazi huấn luyện khoảng 700 binh sỹ phe nổi dậy. Pháp chủ trương, tấn công trên mặt đất, gây áp lực quân sự mạnh mẽ hơn lên Chính phủ của ông Gaddafi. C̣n Ngoại trưởng Italy Franco Frattini phát biểu: “Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc không cấm cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Libya pḥng vệ”.

Ngược lại, Bỉ và Đức phản đối việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Libya và cho rằng, không cần thiết phải tăng cường tấn công vào Libya.

Cùng lúc, các thành viên NATO khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Đức…nỗ lực ép các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán nhằm t́m kiếm một lệnh ngừng bắn. Thậm chí là có tin Đức cử đặc phái viên Bernd Schmidbauer tới Libya để đàm phán với con trai ông Gaddafi là Saif al-Islam nhằm t́m lối thoát chính trị.

Quan trọng hơn, Mỹ dù cam kết sẽ tiếp tục không kích Libya nhưng thái độ của họ khá miễn cưỡng và mục tiêu tấn công của Mỹ vẫn chỉ là các hệ thống pḥng không chứ không phải xe tăng, pháo...những "sát thủ" của phe nổi dậy.

Thái độ miễn cưỡng và lấp lửng của Mỹ khiến đồng minh lo lắng. Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Gerard Longuet khẳng định là sẽ không thể ngăn chặn các cuộc tấn công của quân đội Gaddafi nếu Mỹ dừng không kích xe tăng và pháo của họ. Theo Pháp, Mỹ nên cung cấp “sát thủ diệt tăng” A-10 và AC-130 cho liên quân.

Nhà phân tích Karl-Heinz Kamp của Học viện quốc pḥng NATO th́ nhận định: “Chúng ta đang trong t́nh thế khó khăn. Quân nổi dậy không thể tự ḿnh lật đổ ông Gaddafi. Máy bay A-10 phù hợp với chiến dịch nhưng Mỹ không nhiệt t́nh. Rơ ràng là NATO yếu thế khi không có Mỹ”.


Mỹ tỏ ra miễn cưỡng chấp nhận không kích bởi họ không muốn dính dáng quá sâu vào cuộc chiến thứ 3 ở thế giới Arab với triển vọng không rơ ràng. Ảnh minh họa.

Nhà nghiên cứu của Stratfor là Marko Papic cho rằng, máy bay tấn công xe tăng, mặt đất là tối quan trọng. Các máy bay tấn công tầm cao của các thành viên NATO ở châu Âu không hiệu quả. Và khi họ tấn công các mục tiêu trên bộ, họ hay tấn công nhầm dân thường, những người đáng ra phải được bảo vệ.

Nhà phân tích Barak Seener của Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh nhận định: “Mỹ có thể tiếp tục triển khai các hoạt động t́nh báo và giám sát. Tuy nhiên, họ đang muốn rút khỏi Iraq, Afghanistan nên cũng chẳng muốn can thiệp sâu vào Libya”.

Cùng lúc, Mỹ không biết rơ phe nổi dậy và bản thân lực lượng này chứng tỏ ḿnh c̣n quá yếu, lỏng lẻo. Tất cả khiến Mỹ do dự khi cân nhắc việc tổ chức, đào tạo hoặc vũ trang cho họ. Theo tính toán của nhiều chuyên gia Mỹ, việc đào tạo phe nổi dậy phải mất hàng năm trời, một điều không khả thi trong bối cảnh hiện tại.


Ban đầu là Mỹ "trốn tránh" trách nhiệm khi "đá bóng" sang cho các đồng minh châu Âu bằng cách rút máy bay, tên lửa về. Và giờ lại tới lượt Anh và Pháp đùn đẩy nhiệm vụ mũi nhọn chiến dịch sang cho NATO.

Trong khi đó, dù các đồng minh NATO ở châu Âu có nhiều máy bay trực thăng nhưng họ không dám sử dụng bởi chúng dễ trở thành "mồi ngon" như ở Afghanistan.

Do đó, theo ông Kamp, NATO có thể phải tính tới việc triển khai quân trên bộ mới mong “xử lư” ông Gaddafi nhưng việc này lại trái nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc. Và với việc Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc phản đối th́ đừng mong Liên Hiệp Quốc sẽ ra một nghị quyết mới ủng hộ việc này.

Trong khi đó, hiện chỉ có vài nước trong 28 thành viên của NATO (gồm Pháp, Anh, Canada, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch) không kích Libya. "Buồn" hơn cho NATO khi Tổng thư kư Anders Fogh Rasmussen thông báo là vẫn chưa có thêm thành viên nào đề nghị cung cấp thêm máy bay cho chiến dịch.

Nh́n vào t́nh h́nh trên dễ thấy đang tồn tại nhiều rạn nứt, chia rẽ trong nội bộ NATO và chúng dường như đang cổ vũ tinh thần phe ông Gaddafi và bào ṃn nỗ lực của Anh và Pháp. Bất đồng này buộc Ngoại trưởng 28 nước thành viên NATO phải nhóm họp ở Thủ đô Berlin của Đức vào hôm qua, nhằm t́m tiếng nói chung.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, khi c̣n tồn tại quá nhiều bất đồng, th́ việc có một giải pháp triệt để cho t́nh h́nh Libya là quá xa vời.


Wall Street Journal th́ cho rằng, cuộc họp mới đây ở Qatar giữa NATO, Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Phi về t́nh h́nh Libya chẳng đi tới đâu. Ảnh minh họa.

Miếng bánh nhiều "sạn"

Rơ ràng là phương Tây tính toán nhầm về cán cân lực lượng ở Libya. Theo đó, phe nổi dậy ở Libya quá yếu so với quân đội Gaddafi. Nếu họ mạnh như Liên minh phương Bắc ở Afghanistan hay Quân giải phóng Kosovo th́ t́nh h́nh có thể khác.

Hay như gần đây, t́nh h́nh ở Libya khác hẳn Bờ Biển Ngà. Trong khi cựu Tổng thống Gbagbo yếu thế, không có lực lượng trên bộ mạnh, dễ dàng bị lật đổ th́ ông Gaddafi vẫn giữ vững thế trận, từng bước chia rẽ liên minh và quan trọng nhất là quân đội của ông từng bước chiếm thế thượng phong.


Phe nổi dậy quá yếu.

Do đó, nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng, phương án hay nhất là “dứt điểm” càng nhanh nhanh càng tốt ông Gaddafi. Nếu không làm được điều này và NATO cứ “cố đấm ăn xôi”, đó sẽ là sự lựa chọn thiếu khôn ngoan.

Theo họ, NATO đă và đang trong thời kỳ mở rộng ảnh hưởng ra ngoài châu Âu. Từ đó tới nay, họ “sa lầy” ở Afghanistan, Iraq. Nếu tiếp tục bế tắc ở Libya, kế hoạch phát triển, mở rộng ra khắp thế giới bị đe dọa.

Đơn cử như trong tương lai ngắn hạn, việc Đông tiến vào Trung Á sẽ gặp khó khăn, trong khi “đối thủ” là Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) ngày càng mạnh, đang sẵn sàng chờ đón.

Libya đang trở thành "miếng bánh nhiều sạn" và có thể khiến NATO "mắc nghẹn".

Trần Lâm_DV
(tổng hợp)
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	99a1.jpg
Views:	14
Size:	38.7 KB
ID:	278281
 
Page generated in 0.04274 seconds with 10 queries