Ngày 9/6, nhiều giờ sau khi cố t́nh lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các tàu cá nước này trong khi đang hoạt động đă bị các tàu vũ trang Việt Nam xua đuổi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Bắc Kinh đă hối thúc Việt Nam chấm dứt mọi hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới quần đảo Trường Sa và các vùng nước lân cận.
 |
H́nh ảnh tàu Trung Quốc vi phạm lănh hải Việt Nam hôm 9/6. Ảnh: Petrotimes |
Theo ông Hồng Lỗi, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi đối với Quần đảo Trường Sa và các vùng nước xung quanh thuộc Biển Đông, và ngư dân Trung Quốc đă đánh cá tại khu vực Băi Tư Chính (Vanguard) thuộc quần đảo Trường Sa từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Người phát ngôn này cho hay các tàu cá Trung Quốc trong khi đang hoạt động tại vùng nước nói trên sáng cùng ngày đă bị các tàu vũ trang Việt Nam xua đuổi. Trong cuộc xua đuổi này, lưới đánh cá của một tàu cá Trung Quốc đă vướng vào cáp của một tàu thăm ḍ dầu khí Việt Nam, do đó ngư dân Trung Quốc buộc phải cắt lưới đánh cá.
Người phát ngôn Hồng Lỗi nói: "Hành động này đă gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự an toàn của các ngư dân Trung Quốc", đồng thời yêu cầu Việt Nam phải ngừng mọi hành động vi phạm chủ quyền.
Vào lúc 6h ngày 9/6/2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 6 độ 47,5’ Bắc và 109 độ 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, th́ tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đă chạy ngang qua mũi tàu Viking II sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ.
Mặc dù phía Việt Nam đă phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố t́nh lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đă mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động b́nh thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đă vào giải cứu cho tàu 62226.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga khẳng định khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lư của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Trung Quốc bác cáo buộc hăm dọa tại quần đảo Trường Sa |
Ngày 9/6, Đại sứ Trung Quốc tại Phillipines, Lưu Kiến Siêu cho rằng những cáo buộc của Manila rằng Bắc Kinh đă có những hành động hăm dọa tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp hoàn toàn chỉ là "tin đồn" hoặc "phóng đại".
Phát biểu tại một diễn đàn báo chí khi được hỏi về các vụ việc gần đây trên quần đảo Trường Sa, ông Lưu nói: "Chúng tôi có quyền tài phán tại khu vực này v́ vậy chúng tôi sẽ làm bất cứ điều ǵ phù hợp để thực thi quyền tài phán của ḿnh. Thật đáng tiếc khi vấn đề này... bắt đầu với một lời đồn xấu", ám chỉ những thông tin như hai máy bay tiêm kích của Trung Quốc bay gần một máy bay quân sự của Phillipines trên Trường Sa và vụ một tàu Trung Quốc bị cáo buộc bắn vào ngư dân Phillipines.
Ông Lưu khẳng định Trung Quốc muốn vấn đề này được giải quyết một cách hoà b́nh thông qua đàm phán song phương với những nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, song ông phản đối Mỹ can dự vào vấn đề này. Ông tuyên bố Trung Quốc sẽ luôn luôn tuân thủ thoả thuận năm 2002, trong đó yêu cầu các nước kiềm chế không tiến hành các hành động có thể gây căng thẳng trong khu vực.
|
theo KHĐS