VietBF - View Single Post - Giải mã 10 vụ tự tử kỳ bí trên cầu Cần Thơ
View Single Post
Old 07-03-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Supseries Resize Giải mã 10 vụ tự tử kỳ bí trên cầu Cần Thơ

Cầu Cần Thơ, cây cầu dây văng lớn nhất nước bắc qua dòng sông Hậu, được đưa vào sử dụng cách đây hơn 1 năm. Lẽ ra cầu Cần Thơ đã có thể đưa vào sử dụng sớm hơn, nhưng vì sự cố sập nhịp dẫn của cầu vào cuối tháng 9/2007 làm chết 53 công nhân, đã làm cho thời gian hoàn thành xây dựng cầu trễ hơn nhiều so với kế hoạch.

Chuyện “chết chóc” liên quan đến cây cầu lại tiếp tục diễn ra khi chỉ sau hơn 1 năm đưa vào sử dụng mà có tới 10 trường hợp người ta tự chọn cái chết bằng cách lên cầu Cần Thơ và nhảy xuống dòng sông Hậu.

Ngập ngừng khi qua cầu Cần Thơ

Mỗi lần chạy xe qua cầu Cần Thơ, khi đến nhịp dẫn số 11 – 12 phía bờ bắc, bao giờ tôi cũng chạy chậm lại. Có lẽ do tôi bị ám ảnh bởi hai câu thơ “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ - Dưới đáy sông sâu bạn tôi nằm” nói về tâm trạng của một cựu chiến binh khi trở lại dòng sông Thạch Hãn, nơi những đồng đội của ông đã hi sinh khi băng qua sông đánh chiếm thành cổ Quảng Trị vào “mùa hè đỏ lửa” năm 1972.


Những công nhân tử nạn trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ không ai là bạn tôi, nhưng mỗi lần chạy xe qua cầu, đến chỗ xảy ra tai nạn ngày trước, tôi luôn chạy chậm lại như sợ làm động giấc ngủ của những người không may ấy.


Một ngày sau khi xảy ra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, tôi đã đến nơi này và tình cờ chứng kiến cảnh đau lòng mà mãi những năm sau này nó cứ ám ảnh tôi. Đó là cảnh một cô gái trẻ, rất đẹp ra bến sông đón thi hài của chồng từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ chở về bằng tàu. Hai mươi ngày trước khi xảy ra sự cố sập nhịp dẫn cầu, có một đám cưới rước dâu bằng thuyền đi trên sông Hậu từ phía bến phà về chân cầu Cần Thơ đang xây dựng sắp hoàn thành.


Đám cưới của đôi bạn trẻ Huỳnh Văn Luật - Trần Thị Kim Ngọc vào thời điểm cầu chuẩn bị hoàn thành thay thế cho chiếc phà già nua, như càng làm tăng thêm ý nghĩa hạnh phúc lứa đôi, xây dựng tương lai tươi sáng. Chỉ có 3 ngày cho "tuần trăng mật", chưa kịp phóng to ảnh cưới, Luật đã vội vã trở lại làm công nhân công trình thi công cầu Cần Thơ với bao dự định cho tương lai.


Cái nghèo và bệnh tật của mẹ đã buộc chàng học viên Trường Trung cấp Bưu chính – Viễn thông TP. HCM Huỳnh Văn Luật từ giã giảng đường trở về quê hương tìm cuộc mưu sinh, rồi cưới cô thôn nữ Kim Ngọc đẹp nhất xã Mỹ Hòa bên bờ sông Hậu. Ý định nhận lương tháng 9 về phóng lớn ảnh cưới treo trong nhà của Luật mãi mãi bị vùi chôn theo sự đổ sụp của hai nhịp cầu định mệnh.


Sau ngày cưới đúng 20 ngày, cô dâu trẻ đẹp Kim Ngọc lại ra bến sông nơi ghe cưới cập bến ngày nào, nhưng không với bó hoa cưới lộng lẫy, mà với vầng khăn tang màu trắng trên đầu để đón thi thể chồng từ bến Ninh Kiều chuyển về.


Gia đình đã kịp can ngăn khi cô gái trẻ dự định đập đầu quyên sinh chết theo chồng, nếu không có lẽ chuyện tình của họ sẽ trở thành huyền thoại đau thương còn lưu lại mãi với chiếc cầu lớn nhất nước này.


Một ngày đầu tháng 5/2011 vừa qua, tôi lại có dịp đi xe ngang qua cầu Cần Thơ, tôi lại chạy chầm chậm, ngập ngừng khi đi ngang qua nơi xảy ra sự cố năm nào. Tôi tự hỏi, không biết cô gái Kim Ngọc trẻ đẹp góa chồng chỉ sau 20 ngày cưới bây giờ đã hết đau thương, tìm được hạnh phúc mới hay chưa.


Cô vẫn còn ở dưới chân cầu hay đã chuyển đi nơi nào khác... Đang miên man nghĩ ngợi, chợt tôi thấy cảnh lạ trên cầu: nhiều người đứng bu vào lan can cầu, tay chỉ trỏ xuống dòng sông Hậu. Tôi rà xe lại hỏi thăm và được biết vừa có một vụ nhảy cầu tự vẫn, hiện nạn nhân đã được cứu vớt, không biết sống chết thế nào.


Tôi chạy vòng xe xuống chân cầu, tìm đến Đội dân phòng đường sông xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) ở phía bờ bắc cầu Cần Thơ để hỏi thăm tình hình.


Ông Dương Công To - Đội trưởng Đội dân phòng đường sông xã Mỹ Hòa - cho biết, vừa mới sáng sớm, ông nghe tiếng tri hô từ trên cầu Cần Thơ, nhìn ra mặt sông ông thấy một chấm đen lặn ngụp theo dòng nước chảy mạnh.


Ông To cùng một số người trong đội đã nhanh chóng chạy ghe ra giữa sông Hậu cứu vớt nạn nhân. Người tự tử là một phụ nữ, khoảng 30 tuổi, đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Minh (Vĩnh Long) trong tình trạng khó thở và bầm tím cơ thể.


Sau đó tôi đến bệnh viện tìm hiểu và được biết, người tự tử - chị P.T.H., 31 tuổi, ngụ quận Cái Răng - TP Cần Thơ – đã được cứu sống. Người ta cho biết, chị tử tử là vì buồn chuyện gia đình. Cũng trong buổi sáng ở Đội dân phòng đường sông xã Mỹ Hòa và Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Minh, tôi được biết, đó là vụ tự tử thứ 10 ở cầu Cần Thơ kể từ khi cây cầu này thông xe cách đây hơn một năm, nhưng chỉ có 2 trường hợp được cứu sống.


Tự tử ngay sau khi khánh thành cầu


Sau hơn 5 năm thi công, ngày 24/4/2010, cầu Cần Thơ, cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á, nằm trên quốc lộ 1A nối liền hai bờ sông Hậu, chính thức được khánh thành. Toàn tuyến dự án cầu Cần Thơ dài gần 16km với điểm khởi đầu tại Km 2061 trên quốc lộ 1A, thuộc huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long), vượt qua sông Hậu ở nơi cách bến phà hiện hữu về phía hạ lưu hơn 3km và kết thúc tại Km 2077 thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.


Toàn bộ dự án có tổng mức đầu tư 4.832 tỉ đồng (thời điểm 2001) bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (khoảng 15%). Phần cầu chính của cầu Cần Thơ có chiều rộng hơn 23m, gồm bốn làn xe ô tô và 2 làn xe máy. Cầu có tĩnh không thông thuyền cao 39 mét, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT qua lại.

Dự án cầu Cần Thơ được phát lệnh khởi công ngày 25/9/2004 và dự kiến đến cuối năm 2008 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên ngày 26/9/2007 xảy ra sự cố sập hai nhịp dẫn, nên phải ngưng thi công một thời gian làm trễ tiến độ so với kế hoạch.

Cầu Cần Thơ góp phần thông thương tuyến đường bộ từ TP. HCM đi về thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang. Nhờ chiếc cầu này, các loại phương tiện giao thông và hàng hóa sẽ không phải mất bình quân 20 phút để sang sông theo những chuyến phà, chưa kể nhiều ngày lễ, tết… phải mất cả buổi vì kẹt phà.


Hàng trăm ngàn người dân Cần Thơ, Vĩnh Long và các tỉnh lân cận đã hồ hởi đi qua cầu Cần Thơ ngay sau lễ khánh thành, làm cho không khí trên cầu và hai bên đầu cầu trong những ngày sau đó luôn nhộn nhịp như lễ hội.


Thế nhưng, lẫn trong những đoàn người hớn hở đi xem cầu Cần Thơ mà như đi xem kỳ quan thế giới vào chiều ngày 27/4/2010, có một đôi nam nữ cũng tay nắm tay dắt nhau lên cầu, nhưng mặt mày ủ dột, buồn thiu.


Lên đến đỉnh cầu, ở nơi cách mặt nước sông gần 40m, hai người dừng lại, đứng tựa vào lan can cầu nhìn về phía thượng lưu dòng sông Hậu. Một lúc sau họ đổi thế đứng, đối mặt nhau, rồi cô gái gục đầu vào vai người trai, nước mắt chảy dài. Chàng trai vuốt tóc cô gái ra chiều an ủi, vỗ về.


Một số khách đi tham quan cầu thậm chí còn trêu chọc họ quá ư đẹp đôi, tình tứ. Thế nhưng, những người đi trên cầu bỗng hoảng hốt khi đôi nam nữ trèo qua lan can cầu, đứng trên mép ngoài cầu, ở nơi không có gì che chắn bảo vệ, rất nguy hiểm.


Cầu Cần Thơ.

Họ nói gì đó với nhau, rồi chàng trai thả mình rơi xuống dòng sông Hậu từ độ cao gần 40m. Người nữ cũng dự định nhảy theo, nhưng chưa kịp nhảy, vì quá sợ hãi đã ngất xỉu ngay trên mép cầu và được những người đi đường kịp thời giữ lại và đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Đến 6 giờ sáng hôm sau, xác nạn nhân mới được tìm thấy ở cách cầu cả cây số. Danh tính người chết cũng được xác định: anh L.T.S sinh năm 1988 ngụ tại phường Bùi Hữu Nghĩa, TP. Cần Thơ.

Còn cô gái “chết hụt” là người yêu của nạn nhân, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Họ bị bế tắc trong hạnh phúc, cuộc sống, nên rủ nhau tìm đến cái chết với hi vọng ở một thế giới khác họ sẽ được hạnh phúc, mãi mãi bên nhau. Và để cái chết của mình thêm phần “ấn tượng”, họ rủ nhau lên cầu Cần Thơ “khai trương” chuyện tự tử. Không biết có phải đôi nam nữ nói trên “mở hàng” đúng vào “giờ tốt” hay không, mà sau đó liên tục xảy ra những vụ tự tử ở cầu Cần Thơ, trung bình chỉ hơn một tháng một vụ tự tử.


Nếu có một thế giới khác sau khi chết, ắt hẳn chàng trai nói trên sẽ rất ân hận vì khi cùng nhau tự tử họ đã không buộc tay vào nhau, để người yêu của mình “rớt” lại, gây ra cảnh “người đi kẻ ở”. Cũng chuyện hai người yêu nhau mà gặp trắc trở, dắt nhau đi nhảy sông tự tử, nhưng nửa chừng một người “phản kèo” ở lại, chỉ một người chết, trước đó mấy năm ở thành phố Tân An (tỉnh Long An) cũng đã từng xảy ra.


Lần ấy, để cho “chắc ăn”, đôi nam nữ này đã dùng dây buộc tay vào nhau trước khi cùng nhảy xuống sông Vàm Cỏ Tây để cùng tự tử. Và họ đã tay trong tay cùng chìm xuống nước, cùng tìm đến cái chết để được mãi mãi bên nhau, còn hơn sống lại trên dương trần mà phải chịu cảnh chia cắt. Thế nhưng, trước cái chết, khi đã quá ngạt thở vì nước, bản năng sinh tồn trong họ đã trổi dậy, họ vùng tay ra một cách vô thức, làm bung sợi dây trói chặt hai người.


Chàng trai nhờ biết bơi mà đã không chết, được một chiếc ghe chạy ngang cứu sống, còn cô gái không biết bơi đã chìm sâu dưới dòng sông. Sau đó chàng trai đã ôm mộ người yêu khóc suốt mấy ngày, nhưng chỉ mấy tháng sau là anh nguôi ngoai, rồi quen biết một cô gái khác, thành chồng thành vợ, sống đầm ấm đến nay. Mỗi lần đến ngày giỗ cô gái bị chết chìm năm nào, cả hai vợ chồng chàng trai đều đến đốt nhang như để tạ lỗi với người đã khuất.

...
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	27
Size:	6.1 KB
ID:	298255
 
Page generated in 0.14612 seconds with 10 queries
Loading...