Giống như động đất, sau khủng hoảng tài chính, dư chấn sẽ đến. Ai biết và dám đầu tư lúc này sẽ lăi. Từ đỉnh cao suy thoái năm 1937, nhà đầu tư Mỹ đă lăi tới 60% sau 1 năm.Tỷ phú Buffet muốn chính phủ Mỹ mạnh tay đánh thuế người giàu Người Mỹ lời to khi mua hàng “Made in China” 5 công việc được trả lương cao nhất Mỹ năm 2011
Theo Nytimes, cũng giống như động đất, sau khủng hoảng tài chính, dư chấn sẽ đến, cũng giống như cái mà chúng ta trải qua trong tuần vừa rồi. Dư chấn có thể tồi tệ tương đương với khủng hoảng. Thế nhưng lịch sử kinh tế và các nghiên cứu cho thấy nó có thể đặt nền móng cho việc kinh tế phục hồi ổn định và cuối cùng TTCK tăng điểm.
Những sự kiện diễn ra trong tuần qua: sự bế tắc tại Washington xung quanh vấn đề trần nợ, S&P hạ xếp hạng tín dụng Mỹ, nỗi sợ về khủng hoảng nợ châu Âu và việc TTCK giảm điểm sâu khiến người ta nghĩ lại những ǵ đă xảy ra vào năm 1937 – 1938, thời kỳ suy thoái trong Đại Khủng hoảng và sau đó mọi chuyện tệ hơn rất nhiều.
Năm 1937, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 49% so với mức đỉnh cao vào năm 1937. Sản lượng của ngành sản xuất giảm khoảng 37%, mức hạ sâu hơn so với thời kỳ năm 1929 – 1933. Tỷ lệ thất nghiệp giảm rất chậm. Giá cả không ngừng hạ dẫn đến giảm phát.
Ông Robert McElvaine, tác giả cuốn “The Great Depression: America, 1929-1941” (tạm dịch Đại khủng hoảng 1929 – 1941) kiêm giáo sư lịch sử, nhận xét: “Điều tương tự với Đại Khủng hoảng trước đây đang lặp lại.” Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách đang khốn khổ với việc làm sao để rút đi chính sách kích thích tài khóa, tiền tệ đă được đưa ra để ứng phó với khủng hoảng.
Có phải hiện nay chúng ta phải đương đầu với rủi ro tương tự không? Ông David Bianco, trưởng bộ phận chiến lược tại Merrill Lynch Bank of America, nhận xét: “Thị trường đang sụp đổ nhanh hơn so với bất kỳ yếu tố thực tế nào.” Khả năng nước Mỹ đương đầu với suy thoái kinh tế giống như thập niên 1937 dường như đă rơ ràng.
Tuy nhiên, ông Bianco khẳng định rằng thị trường đang tính khả năng kinh tế Mỹ suy thoái lên tới 80%, khả năng cao hơn so với năm 1991. (Merrill Lynch dự báo 35% về khả năng này).
Chỉ có 3 lần mà việc thị trường chứng khoán đi xuống không tiếp theo sau đó là suy thoái kinh tế: năm 1966, năm 1987 (sau khi thị trường chấn động vào tháng 10/1987) và năm 1998 (sau khi LTCM sụp đổ). Ông nhận xét: “Niềm tin đang lung lay và sụt giảm nghiêm trọng.” Ông khẳng định mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi giá cổ phiếu ngày một hạ sâu.
Đến năm 1937, kinh tế dường như đă phục hồi hoàn toàn, các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thêm lư do để tin kinh tế đă đủ mạnh để có thể rút đi các chính sách kích thích kinh tế tăng trưởng.
Từ năm 1933 đến năm 1936, kinh tế Mỹ mỗi năm tăng trưởng đến 9% ( tương đương với Trung Quốc ngày nay), dù trước đó đi lên từ xuất phát điểm thấp. Nợ công tăng lên mức 40% GDP vào năm 1936 (từ mức 16% vào năm 1929).
Trước áp lực từ phía Đảng Cộng ḥa và thành viên của chính Đảng Dân chủ, cựu Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Quốc hội Mỹ quyết định tăng thuế thu nhập, giảm chi tiêu liên bang để cân bằng ngân sách liên bang.
Nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân trong khoảng thời gian từ năm 1936 đến năm 1937 tăng khoảng 66% và thuế đánh vào người có thu nhập trên 4.000USD tăng gần gấp đôi. Thuế đối với người có thu nhập trên 1 triệu USD lên đến mức 75%.
Bằng hàng loạt các biện pháp thắt chặt, Fed đă đẩy kinh tế Mỹ suy thoái trở lại. Năm 1936, giá cả bán buôn tăng mạnh, người ta lo sợ về lạm phát. Đă từng có lúc giới chuyên gia lo sợ chính sách nới lỏng tiền tệ của Fed thập niên 1920 dẫn đến t́nh trạng đầu cơ tài sản và cuối cùng thị trường chấn động vào năm 1929. Fed phản ứng lại bằng cách nâng mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, nguồn cung tiền giảm mạnh.
Ông Milton Friedman, kinh tế gia đạt giải Nobel đổ lỗi cho Fed và việc nguồn cung tiền sụt giảm đă dẫn đến kinh tế suy thoái. Việc thị trường chứng khoán giảm điểm sâu đóng vai tṛ không nhỏ, thị trường giảm sâu đến nỗi nó xóa tan đi hiệu ứng tài sản khi giá cổ phiếu tăng trước đó, niềm tin sụt giảm sâu và người ta nhớ lại kư ức tồi tệ khi thị trường đi xuống.
Trong bối cảnh hiện tại, thật khó để đổ lỗi cho Fed rằng đă quá thận trọng trong chính sách tiền tệ, giống như Fed năm 1937. Ông Ben Bernanke, chủ tịch Fed, đă nghiên cứu rất kỹ về Đại Khủng hoảng và thừa biết phân tích tiền tệ của Milton Friedman. Ông Jeremy Siegel, giáo sư tài chính tại Wharton School of the University of Pennsylvania khẳng định Fed sẽ không lặp lại sai lầm cũ.
Trong tuần trước, Fed đă cam kết giữ lăi suất cơ bản ở mức 0% không phải trong thời gian không xác định mà trong 2 năm, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ lập tức rớt xuống mức thấp kỷ lục 0,19%. Nhà đầu tư sẽ t́m kiếm thu nhập từ các tài sản rủi ro mà sinh lời cao hơn.
Dù TTCK Mỹ có tăng điểm mạnh sau thông báo của chủ tịch Fed, ông Bianco cho biết ông tin nhà đầu tư không đánh giá đúng tầm quan trọng của động thái mà Fed đưa ra. Ông nói: “Bạn sẽ thấy chi phí sinh hoạt đi xuống. Niềm tin tăng lên. Fed không bỏ rơi chúng ta, Fed đang làm tất cả những ǵ có thể.”
Tuy nhiên chính sách tiền tệ cũng không thể làm được ǵ nhiều, đặc biệt nếu chính sách tài khóa đi ngược chiều.
Bà Christina Romer, giáo sư tại đại học University of California, người đă có nhiều nghiên cứu về Đại Khủng hoảng,

cách đây 2 năm đă tuyên bố: “Người ta thường nhanh chóng muốn tuyên bố chiến thắng và đưa mọi thứ trở lại b́nh thường sau một cuộc khủng hoảng kinh tế. Cần phải kiềm chế ham muốn đó.”
Tuy nhiên, cuối cùng cả 2 đảng của Mỹ mắc kẹt với hàng loạt chính sách giảm thâm hụt ngân sách, đảng này muốn giảm chi tiêu, đảng khác muốn tăng thuế.
Việc TTCK Mỹ giảm điểm mạnh trong thời gian qua có thể không hoàn toàn phản ánh việc S&P hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ hay nỗi lo về t́nh h́nh bế tắc chính trị, mà rộng hơn, nó đại diện cho nỗi sợ của nhà đầu tư về khả năng cách tiếp cận của cả 2 đảng có thể dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế mới khi các nhà hoạch định chính sách rút đi kế hoạch kích cầu quá vội vàng.
Không ai phản đối cần giảm thâm hụt ngân sách, bằng con đường giảm chi tiêu hay tăng thuế hoặc cả hai. Vấn đề là khi nào?
Về thời kỳ kinh tế Mỹ suy thoái năm 1937 – 1938, dù tồi tệ đến đâu đi nữa, cùng chỉ kéo dài khoảng 1 năm, từ tháng 5/1937 đến tháng 6/1938 (theo tất cả mọi phương pháp tính toán). Năm 1937, TTCK sụt giảm sâu, chính phủ Mỹ buộc phải hành động.
Fed đảo ngược lại chính sách nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng và giảm lăi suất chiết khẩu xuống 1%. Tháng 4/1937, cựu Tổng thống Roosevelt công bố chương tŕnh chi tiêu – cho vay trị giá 2 tỷ USD và điều chỉnh chi tiêu. Tuy nhiên chính sách tăng thuế vẫn được duy tŕ. Tháng 6/1938, kinh tế tăng trưởng trở lại, mạnh hơn so với thời kỳ 1933 – 1937. TTKC tăng vọt.
Tất nhiên, lịch sử chẳng bao giờ lặp lại hoàn toàn như trước và không may đối với các nhà hoạch định chính sách hiện nay, nguyên nhân kinh tế phục hồi năm 1938 không rơ ràng như nguyên nhân suy thoái kinh tế.
Dù người theo chủ nghĩa Keynes đă nói đến gói kích cầu của Tổng thống Roosevelt để ủng hộ quan điểm chính phủ can thiệp vào thị trường của họ. Ông François Velde, chuyên gia kinh tế trưởng tại Fed ở Chicago, kết luận dù các chính sách tiền tệ và tài khóa đă giúp giải quyết t́nh trạng của nền kinh tế thời kỳ năm 1937, cần đến một số yếu tố khác để giải thích tại sao kinh tế hồi phục mạnh đến vậy.
Dù vậy, quan điểm rằng chính quyền Washington đang làm điều ǵ đó để giúp giải quyết vấn đề rắc rối hiện nay có thể đóng vai tṛ nhất định trong việc khôi phục niềm tin, vốn được củng cố bởi giá cổ phiếu tăng cao.
Lịch sử không thể biết liệu đà phục hồi của kinh tế vào năm 1938, dù mạnh, có đủ để chấm dứt Đại Khủng hoảng hay không v́ sau đó Chiến tranh Thế giới thứ Hai đă nổ ra. Tuy nhiên nh́n các yếu tố hiện tại, chẳng có điều ǵ tồi tệ như năm 1938.
Cú sốc năm 1937 đă làm thức tỉnh các nhà hoạch định chính sách, họ hành động và lập tức kinh tế tăng trưởng, người dân có nhiều việc làm hơn, lương và năng suất lao động tăng, TTCK lên điểm. Những nhà đầu tư nào dám mua cổ phiếu khi nó ở mức thấp năm 1937 chỉ sau một năm đă kiếm lời tời 60%.
Ngọc Diệp
Theo TTVN