Năm 2030, nền kinh tế châu Á này sẽ có tầm vóc tương đương Anh Quốc của những năm 1870 hay nước Mỹ của những năm 1970.
Năm 1956, nước Nga lên tiếng với phương Tây rằng: “Lịch sử đang đứng về phía chúng tôi” và tuyên bố “sẽ chôn vùi phương Tây”.
Đến năm 1980, lịch sử dường như đă chọn Nhật Bản và có thể Trung Quốc sẽ là cái tên tiếp theo có mặt trong danh sách những nền kinh tế từng giữ vị trí số 1 thế giới.
Arvind Subramanian, kinh tế gia của Viện kinh tế quốc tế Peterson cho rằng, kinh tế Trung Quốc có thể sớm làm lu mờ vị trí số 1 của Mỹ hơn mọi người vẫn tưởng. Kể cả khi chú tâm đến sự cảnh báo này th́ những ǵ nước Mỹ có thể làm để chống lại nguy cơ đấy cũng chỉ là rất ít.
Trước đây, nhiều nhà kinh tế cho rằng nền tảng kinh tế thế giới sẽ được thiết lập trên quan điểm “đa cực” nhưng Subramanian đă chỉ ra rằng điều này là sai lầm. Ông lập luận rằng thế giới vẫn duy tŕ vị trí đơn cực với một nền kinh tế đầu tàu. Và đây có thể chính là Trung Quốc chứ không phải Mỹ trong 20 năm tới.
Ông chỉ ra 3 yếu tố hấp dẫn của kinh tế Trung Quốc là: nhân lực, sự hội tụ và “lực hấp dẫn”. Đồng thời, trong nghiên cứu của ḿnh, ông đưa ra kết luận sự “thống trị” của một nền kinh tế được tính toán dựa trên tỷ trọng GDP toàn cầu, thương mại và kim ngạch xuất khẩu.
Tính tới thống kê dân số gần đây nhất là tháng 4/2011, Trung Quốc có dân số đông gấp hơn 4 lần nước Mỹ (1,34 tỷ và 311 triệu người). Điều này nghĩa là mỗi người dân Trung Quốc chỉ cần lao động bằng 1/4 Mỹ là đă đủ để tổng sản lượng của quốc gia này vượt cường quốc hàng đầu thế giới.
Theo tính toán của Subbramanian, đến 2030, GDP của Trung Quốc sẽ chiếm 23% tổng GDP toàn thế giới, trong khi nước Mỹ được dự đoán sẽ chỉ chiếm dưới 12%.
Thời điểm đó, tỷ trọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt đến mức tương đương với những ǵ nước Mỹ đạt được trong những năm 1970 và tương tự thành quả mà Vương quốc Anh đă làm được trong 1 thế kỉ trước đó.
Khi đó, lợi thế thương mại của 2 quốc gia này sẽ ngang bằng nhau. Thậm chí, Trung Quốc c̣n có phần nhỉnh hơn khi thị phần nhập khẩu và xuất khẩu gấp 2 lần nước Mỹ.
Top 3 quốc gia có sức mạnh kinh tế lớn nhất thế giới qua từng thời ḱ
Năm 1870: Anh, Đức, Pháp
Năm 1973: Mỹ, Nhật, Đức
Năm 2010: Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Năm 2030: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ

Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và nắm giữ 18% sức mạnh kinh tế thế giới vào năm 2030 (được tính dựa vào 3 yếu tố là tỷ trọng GDP thế giới, thương mại và kim ngạch xuất khẩu ṛng).
Dự đoán trên dựa trên mô h́nh “lực hấp dẫn” của thương mại, trong đó đề cập đến sự phát triển thương mại và tương tác giữa các nền kinh tế có liên quan đến nhau.
Thương mại Trung Quốc sẽ vượt Mỹ nhờ 2 nguyên nhân: sự phát triển nội tại của nền kinh tế Trung Quốc và sự mở rộng nhanh hơn của các nền kinh tế láng giềng so với các nền kinh tế sân sau của Mỹ.
Subramania đưa ra những dẫn chứng về khả năng thu nhập đầu người của Trung Quốc sẽ tăng trung b́nh khoảng 5,5%/năm trong 2 thập kỉ tới, thấp hơn 3,3% so với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 thập kỉ vừa qua.
Ông cũng đưa ra một danh sách gồm nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hồng Kông, Đức, Tây Ban Nha, Đài Loan hay Hàn Quốc đều từng phát triển theo chiều hướng tương tự. Các quốc gia này, sau khi đạt đến tiêu chuẩn sống tương đương với 25% của nước Mỹ đều phát triển với tốc độ trên 5,5%/năm trong ṿng 20 năm tiếp theo.
Ông cũng không loạt trừ khả năng một cuộc khủng hoảng tài chính lớn có thể xảy ra và phá vỡ toàn bộ cơ sở lập luận mà ông đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, kết luận của ông Subramanian vẫn đang gây nhiều tranh căi và nhiều sự phản đối.
Nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào sự phát triển của lực lượng lao động tại quốc gia này khi dân số tại đây đang già đi nhanh chóng.Chính sách hạn chế sinh nở sau thời ḱ bùng nổ dân số của chính phủ quốc gia đông dân nhất thế giới này khiến tỷ lệ người cao tuổi tại đây đang tăng nhanh hơn lượng lao động bổ sung.
Theo dự kiến, tỷ lệ người lao động tại Trung Quốc sẽ ngừng tăng và bắt đầu giảm trong ṿng vài năm tới.
Bên cạnh đó, các chính sách tăng lương với tốc độ tăng trung b́nh 20%/năm khiến thị trường lao động này mất dần sức hấp dẫn. Không ít nhà đầu tư nước ngoài đang bắt đầu kế hoạch chuyển công việc kinh doanh sang những quốc gia có chi phí nhân công rẻ hơn, như Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam,…
Trong khi đó, Subramanian lại bày tỏ sự lạc quan quá sức vào cơ cấu dân số tại quốc gia này và cho rằng điều này sẽ không tác động nhiều đến sự phát triển của Trung Quốc, ít nhất cho tới năm 2030.
Tuy nhiên, ông cũng đồng t́nh với nhận định chung là nền kinh tế Trung Quốc vẫn c̣n “lạc hậu” so với sự phát triển của Mỹ hay Nhật Bản khi cơ sở hạ tầng, tỷ lệ kinh tế tri thức vẫn chưa thực sự ngang bằng.
Trong trưởng hợp những lập luận của Subramanian đều chính xác và Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới th́ câu hỏi: “Trung Quốc sẽ ra sao khi là người dẫn dắt nền kinh tế” vẫn chưa có câu trả lời.
Nhiều khả năng, Trung Quốc vẫn sẽ không phải là một trong số những quốc gia giàu nhất, nhưng tất nhiên cũng sẽ không nằm trong số những nước nghèo nhất. Tiêu chuẩn sống của người dân sẽ bằng một nửa nước Mỹ tại cùng thời điểm và cao hơn một chút so với Liên minh châu Âu trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, sự thống trị của Trung Quốc cũng sẽ có những giới hạn nhất định, như những cường quốc số 1 “tiền nhiệm” đă từng trải qua.
Đỗ Hà
Theo Economist