Châu Á trả giá v́ phát triển quá mức
- Trong khi hàng triệu người dân đô thị sống trong các căn nhà hiện đại lo lắng trước ḍng lũ chảy xiết xuyên qua thủ đô Bangkok (Thái Lan), những người sống trong các ṭa nhà kiểu cũ xây trên sàn cao với những chiếc thuyền thay v́ xe hơi ít lo lắng hơn. Giống như tất cả các đợt gió mùa quét qua châu Á trước đây, Bangkok và các thành phố khác của châu Á đang trải qua trận lũ thường kỳ kể từ khi thành phố này được thành lập hơn hai thế kỷ trước. Nhưng vài chục năm gần đây, Bangkok đang chứng kiến những thay đổi lớn từ quá tŕnh đô thị hóa đến việc nước dâng lên được đổ lỗi do biến đổi khí hậu gây ra. Vấn đề đang trở nên nặng nề và có thể dẫn đến khủng hoảng quốc gia.
Theo phân tích của Liên hiệp quốc, tại châu Á, những vùng có mật độ dân cư cao là những vùng dễ bị lũ và những thảm họa khác liên quan đến nước ảnh hưởng nhất. Trong lịch sử, xă hội nông nghiệp định cư tại các lưu vực sông lớn như sông Hằng ở Ấn Độ, sông Mekong ở Đông Nam Á, sông Chao Phraya ở Bangkok có đất đai màu mỡ nhưng cái giá đi kèm là lũ lụt gần như hàng năm khi mùa mưa đến.
Mùa lũ tồi tệ trong năm nay đă cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người trên toàn châu Á và tổn thất về kinh tế được ước tính đến hàng chục tỉ đô la Mỹ. Thái Lan, nơi đang hứng chịu trận lũ tồi tệ nhất trong ṿng 50 năm qua, là ví dụ điển h́nh của sự tập trung hóa dân số cao độ.
Bangkok là trung tâm giao thông, tài chính, công nghiệp, văn hóa của Thái Lan, đóng góp hơn 65% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Thành phố đông dân Bangkok hiện nay rộng hơn 7.700 km vuông và c̣n tiếp tục mở rộng ra các vùng nông thôn xung quanh, những nơi được coi là cống thoát nước tự nhiên cho ḍng chảy từ các ngọn núi phía bắc về. Ḍng nước ngày càng đổ về đây nhiều hơn do t́nh trạng rừng bị phá hủy.
Đường cao tốc, trung tâm mua sắm khu công nghiệp đang tràn ngập nước, thiệt hại nghiêm trọng, chưa kể nước tràn sâu hơn vào khu dân cư thay v́ theo các con đường trước đây thoát ra vịnh Thái Lan. Tỷ lệ không gian xanh cho người dân tại Bangkok được xác định là thấp nhất so với các thành phố lớn trên thế giới.
Thời tiết khắc nghiệt, được cho là do biến đổi khí hậu, đă khiến các nước châu Á hứng chịu ngày càng nhiều băo, cuồng phong và lũ lụt. Các nước này, trong đó có Thái Lan - nơi được đánh giá là có lịch sử về khí hậu ôn ḥa trong khu vực nhiệt đới.
Hơn nữa, việc khai thác nước ngầm hợp pháp và phi pháp với tốc độ nhanh hơn đă khiến Bangkok bị hạ thấp từ 2-5cm mỗi năm. Các nhà khoa học nhận định việc nước dâng cao tại vịnh ngay cạnh thành phố là do sự nóng lên của trái đất kết hợp với t́nh trạng đất đai của Bangkok ch́m xuống so với mực nước biển qua nhiều năm.
Những t́nh trạng tương tự như sụt lún hoặc nước biển dâng cũng đang xảy ra tại thành phố Jakarta (Indonesia), thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Manila (Philippines). Tháng trước, băo đă gây ra lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Manila. Nhiều chuyên gia nửa đùa nửa thật nói Bangkok có thể quay trở về t́nh trạng của thế kỷ 19 - hầu hết người dân sống trên các ngôi nhà bằng bè hoặc nhà sàn.
Ông Sumet Jumsai, một kiến trúc sư và là học giả, nói sự phát triển sớm của Bangkok phải đi cùng thiên nhiên chứ không phải chống lại nó. Nhưng đầu những năm 1980, thành phố này bắt đầu trở thành “nơi không liên quan ǵ đến nền tảng và môi trường xung quanh”.
Ông Jumsai đang thiết kế các ṭa nhà hiện đại, trong đó có cả các khuôn viên đại học, trên các cột nhà như nhà sàn và nhà nổi. “Triết lư cơ bản để sống chung với thiên nhiên là sống như Bangkok của ngày xưa”, ông nói.
Tuy nhiên, Bangkok không thể quay trở lại sống hài ḥa với thiên nhiên như trong quá khứ. Điều cần thiết hiện nay là đầu tư cho kế hoạch dài hạn của các chính phủ phải đưa thêm danh mục giảm thiểu tác động của lũ.
(theo AP)
|