VietBF - View Single Post - Chuyện ít biết về trường bắn Long B́nh
View Single Post
Old 11-13-2011   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Talking Chuyện ít biết về trường bắn Long B́nh

Ngày 1/7/2011, Luật thi hành án h́nh sự bắt đầu có hiệu lực, nổi bật là quy định thay thế việc xử tử tù bằng tiêm thuốc độc. Điều này đồng nghĩa với việc trường bắn và nghĩa trang tử tội sẽ bị xóa sổ. Một ngày cuối tháng 10, chúng tôi t́m về trường bắn Long B́nh và rất t́nh cờ, chúng tôi gặp được chú Ba Son, người có gần 30 năm làm “phu” trường bắn và những câu chuyện "thâm cung bí sử" dần dần được hé lộ.


Gần mà xa
Trường bắn Long B́nh (P.Long B́nh, quận 9) chỉ cách trung tâm TP. HCM chưa đầy 20km, đoạn đường không quá xa nhưng tạo cho người ta cảm giác đă rời xa khỏi thành phố. Vượt qua những con dốc bụi mù đất đỏ, một con đường nhựa sạch sẽ nhưng vắng vẻ, lâu lâu mới có một bóng người qua lại.
Ảnh minh họa
Hỏi thăm không dưới 10 người, ai cũng nh́n chúng tôi với ánh mắt e ngại. Một bác nông dân chỉ cho chúng tôi con dốc nhỏ dẫn vào trường bắn. Nh́n lên chỉ có con đường đất đỏ chênh vênh, hai bên là hai hàng cây. Đường vào phải đi bao xa? Đi hướng nào và trong đó có những ǵ, chúng tôi hoàn toàn không biết. Lời đề nghị nhờ bác dẫn đường của chúng tôi đă bị từ chối với lời khẳng định: "Dân ở đây chẳng ai dám vào trong đó đâu cô".


Chúng tôi t́m đến UBND phường Long B́nh nhờ lănh đạo phường giúp đỡ. Anh cán bộ của phường nhiệt t́nh cho chúng tôi số điện thoại của hai người đă từng làm ở Trường bắn Long B́nh. Sau vài lần liên lạc, chúng tôi đă gặp được người cần giúp, nhưng khi giới thiệu là phóng viên, muốn nhờ giúp đỡ th́ cả hai đều từ chối, với lư do già cả không c̣n nhớ chuyện ǵ nữa mà kể.


Trước nguy cơ có thể thất bại trong chuyến đi này, chúng tôi hết sức năn nỉ. Cuối cùng, có lẽ xiêu ḷng trước quyết tâm của chúng tôi, họ đă cho một số điện thoại và dặn "Con cứ điện thoại và nói rằng có người nhà nằm ở Long B́nh, muốn vào t́m và nhờ chú giúp đỡ". Quả đúng như lời chú nói, cuộc điện thoại đă có kết quả. Sau 3 giờ t́m kiếm, hỏi thăm, chúng tôi đă có được một cái hẹn.
Tiếp xúc với chúng tôi là một người đàn ông cao lớn, tóc dài ngang lưng với nhiều h́nh xăm trên cánh tay. Sau khi tế nhị xin lỗi và giới thiệu mục đích của chúng tôi đến đây, vẻ mặt của người đàn ông có thoáng chút thất vọng. Gương mặt góc cạnh, đôi mắt sắc pha chút dữ dằn cộng với mái tóc dài khiến chúng tôi có phần lo ngại. Tuy nhiên, ông cũng đồng ư dẫn chúng tôi vào nghĩa trang.
Vượt qua con dốc nhỏ, qua một vạt rừng cây, trước mặt chúng tôi là một băi đất trống, cỏ gianh cao vượt đầu người. Người dẫn đường ra hiệu cho chúng tôi dừng lại và dơng dạc nói: "Đây là trường bắn!".
Những nấm mồ hoang lạnh trong trường bắn
Ảnh minh họa
Khác hẳn với h́nh dung trước đó, nơi đây chẳng có những hàng cột, cũng không thấy một nấm mồ. Trường bắn lọt thỏm giữa rừng cây, những quả đồi, như một thung lũng nhỏ chỉ có cỏ gianh bạt ngàn cùng những bông hoa dại li ti. Xa xa, một vài cây lớn sừng sững trong đám cỏ.


Ông chỉ cho chúng tôi băi đất trống dưới sườn đồi kia là chỗ tử tù bị xử bắn - một khoảng đất chừng 1000m2, xen lẫn ít cỏ gianh là đám hoa dại trắng muốt. Với giọng trầm đều, ông cho biết: "Chúng tôi làm nhiệm vụ chôn cột sẵn. Bao nhiêu người chôn bấy nhiêu cột, bên cạnh mỗi cột là một cái ḥm để sẵn, và sẽ có một lực lượng an ninh bảo vệ pháp trường cả đêm hôm đó.


Khoảng 5h sáng, tử tù sẽ được chuyển từ Chí Ḥa xuống. Sau khi trói tử tù vào cột, hội đồng thi hành án công khai đọc bản án, ít phút làm thủ tục, đến lượt tổ thi hành án tử thực hiện nhiệm vụ của ḿnh. Phát đạn ân huệ do người đứng đầu tổ thi hành án tử bắn vào mang tai và mọi việc sẽ hoàn tất vào lúc mặt trời mọc”. Một cơn gió ào đến, cả rừng cỏ nghiêng ngả uốn lượn như ngàn cánh tay chới với khiến người ta bất giác rùng ḿnh.


Chú Ba (lúc này tôi đă biết tên ông) chỉ về phía ngôi rừng phía trước và nói, đó là nơi chôn cất tử tù. Ông vén cỏ dẫn đường, vừa đi vừa cho biết: “Trước giải phóng, ở đây là khu đất khá cằn cỗi. Sau năm 1975, toàn khu vực rộng hơn 7 hecta này trở thành trường bắn, thi hành án tử h́nh phạm nhân. Ở đây đă có hơn 500 tử tù nhận án, nhưng hiện những nấm mồ ở đây chỉ c̣n chưa tới 200”.


Dừng lại, ông chỉ cho tôi ngôi mộ lẫn trong đám cỏ với tấm bia đề tên Nguyễn Hữu Ng (sinh năm 1977, mất ngày 18/3/2004) rồi dăi bày: "Ngoài chúng tôi ra, chẳng ai dám vào đây. Người thân đến thăm viếng cũng phải có chúng tôi dẫn đường, nhưng cũng chẳng ai dám ở lại lâu bởi âm khí ở đây quá nặng khiến nhiều người e sợ". Thấp thoáng trong đám cỏ gianh là những ngôi mộ bia đă xiêu vẹo phủ đầy rêu phong. Ông chỉ cho chúng tôi những ngôi mộ đă bị mưa gió, thời gian san bằng, giờ chỉ c̣n lại mô đất nhỏ. Cũng có những ngôi mộ đă quá lâu, gần như bị san bằng, chẳng c̣n dấu tích.
Mộ tử tù chỉ là những ngôi mộ đất, bia là những tấm gỗ tạp nên khoảng nửa năm là mục, c̣n đất th́ một vài năm là phẳng. Ông cho biết, có nhiều ngôi mộ từ ngày thi hành án chưa có người thân nào đến viếng thăm. Có thể họ không c̣n người thân thích, cũng có thể do xa xôi, do điều kiện khó khăn nên họ không có điều kiện thăm viếng. Chú Ba chỉ vào đám cỏ gianh và nói, đây là mộ của 3 tử tù cùng bị bắn cách đây 10 năm.


Gọi là mộ nhưng chẳng thấy mô đất nào. 10 năm là khoảng thời gian đủ xóa nḥa nhiều thứ. “Cách đây 4 năm, một gia đ́nh từ miền Bắc vào gặp tôi, xin nhờ t́m mộ con ḿnh. Nhắc đến tên và ngày xử, tôi biết đó một trong ba người này. Nhưng thời gian đă lâu quá, mộ cũng đă không c̣n. Hỏi thân nhân có nhận dạng ǵ không th́ nhận được cái lắc đầu, vậy nên cậu ta vẫn nằm lại đây”, chú Ba kể.
Khét tiếng một thủa, mỗi người một phận
Cỏ mọc hoang dại ở trường bắn Long B́nh.
Khi chúng tôi hỏi đến mộ Phước "tám ngón" th́ được ông cho biết, trước đây, đàn em của hắn định đến chuyển đi, nhưng khi bật mộ, kinh hăi quá lại phải đóng lại nên vẫn c̣n. Khi tôi hỏi về sự kinh hăi mà ông nói tới, ông không trả lời mà cứ bước tiếp. Đến một gốc cây to, ông dừng lại vén cỏ một tấm bia với ḍng chữ khắc trên đó là Nguyễn Hữu Thành (sinh năm 1972, mất 1998).


Nh́n cách thắp nhang đầy kính cẩn của ông, tôi trộm nghĩ, có lẽ ông là một giang hồ đă lui vào ở ẩn nên đối với những con người nằm đây, dù là tử tội, nhưng ông đối với họ có chút ân t́nh, cảm thông. Khi chúng tôi đề nghị ông dẫn sang mộ Năm Cam, Hưng "mi nhon", thoáng chút giật ḿnh, ông lẩm nhẩm như tự nói với ḿnh: "Chuyển đi hết rồi".


Khi tôi hỏi chuyển đi đâu, ai chuyển th́ ông chỉ lặng lẽ không nói. Cách mộ Phước "tám ngón" khoảng 50m là một cái hố, ông chỉ xuống và cho biết đó là mộ của Hưng "mi nhon" đă bốc chuyển đi. Nằm bên cạnh là Minh "Bu", Năm Cam, đă chuyển đi từ lâu và cỏ cây đă lấp đầy huyệt.


Miệng huyệt Hưng "mi nhon" vẫn là một hố đen, chúng tỏ đă những thứ c̣n lại đă được tẩm xăng đốt cẩn thận sau khi bốc mộ, chỉ c̣n trơ lại vài tấm vỗ ván cháy nham nhở. Khi hỏi về mộ Minh Phụng (EPCO), Trần Quang Vinh (tamexco)... Ông cho biết cũng đă chuyển đi hết.


Cái nắng gay gắt lúc 13h trưa cộng với cái lành lạnh dưới chân và những vết cỏ gianh cào vào tay, mặt làm chúng tôi thấm mệt và bắt đầu cảm thấy gai người. Chúng tôi mời chú Ba đi ăn trưa, với hi vọng được nghe những "bí ẩn" về công việc của ông và những cuộc chuyển mộ tử tù...
(c̣n nữa)
Hoàng - Nga

Last edited by johnnydan9; 11-13-2011 at 16:46.
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nguoiduatin-1263863425-tinh-yeu-nha-tu-2.jpg
Views:	6
Size:	36.7 KB
ID:	333672
 
Page generated in 0.12293 seconds with 10 queries