Trước sự việc hàng ngh́n người dân tại Lục Ngạn - Bắc Giang ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho thương lái xuất khẩu ra nước ngoài, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang đă vào cuộc chỉ đạo. Một số nhà chuyên môn cũng đưa ra khuyến cáo xung quanh sự việc.
Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xă Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng ngh́n hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lư. Một kilogam lá vải thiều khô được thu mua với giá 1 ngh́n đồng và được bán lại cho chủ đầu mối với giá từ 1,5 đến 2 ngh́n đồng.
Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ vườn vải rộng hơn 5000 mét vuông tại xă Tân Quang chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy người ta lại đi mua lá vải. Vùng đất Lục Ngạn vốn chỉ nhộn nhịp, đông đúc vào mua thu hoạch quả vải nhưng mấy ngày nay tôi phải huy động cả nhà vét lá vải đi bán. Lá vải để lưu cữ nhiều năm chắc vét cả tháng không hết”.
Hàng trăm bao lá vải khô được cân mua tại một điểm thu gom lá vải tại Lục Ngạn
Tại điểm thu mua lá vải của ông Nguyễn Đăng Đạo, xă Tân Quang - Lục Ngạn, hàng chục người dân đang túc trực chờ để cân lá. Nhiều người đèo xe máy, thậm chí có người c̣n chở xe ḅ hàng chục bao lá vải ngất ngưởng đến điểm cân.
Ông Đạo cho biết: “Cách đây khoảng 1 tháng, Công ty TNHH Thương mại Lâm Sơn dưới Hà Nội đến đặt vấn đề mở đại lư thu gom lá vải thiều khô. Ban đầu, tôi không tin v́ nghĩ chẳng ai lại mua lá vải khô làm ǵ. Nhưng thấy phía đối tác đưa 100 triệu tiền thu mua ban đầu, tôi mới bắt đầu thu gom ồ ạt”.
Ông Đạo kể thêm, phía đối tác chỉ mua lá vải đă khô và không cho biết mục đích thu gom. Ông đang đặt mua tại hơn 20 điểm cân ở các xă, mỗi điểm trung b́nh ngày cân được khoảng 1,5 tấn. Ngoài tiền công, tiền cho thuê nhà kho, ông cũng hưởng lợi từ việc ăn chênh lệch giá. Phía doanh nghiệp cũng hứa hẹn thu mua lâu dài nên ông đă cho cải tạo ngôi nhà cũ làm kho chứa hàng. Khi nào thu gom được khối lượng hàng nhất định, ông liên hệ cho doanh nghiệp Lâm Sơn đến lấy.
Các nhà khoa học cảnh báo việc thu gom ồ ạt lá vải khô khỏi gốc của cây vải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Được biết, doanh nghiệp Lâm Sơn c̣n đặt đại lư thu mua lá vải tại nhiều khu vực như ở Phố Kim - xă Phượng Sơn, xă Hồng Giang, Kiên Thành, Tân Mộc… Theo thông tin từ doanh nghiệp này th́ lá vải sẽ được sơ chế để xuất sang Nhật Bản làm đất nhân tạo hoặc phân bón. Trước đó, phía Nhật Bản cũng đă từng thu mua lá nhăn ở Thái Lan để làm đất nhân tạo, tuy nhiên do lũ lụt tại Thái Lan, nên họ đă chuyển sang mua lá vải Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Tuyến - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Chính quyền đă vào cuộc t́m hiểu và bước đầu xác định việc đó không gây ra ảnh hưởng ǵ cả. Trước đây, lá vải người dân không sử dụng làm ǵ nên chất đầy dưới gốc cây. Việc thu gom lá có thể c̣n làm cho gốc cây thông thoáng và tránh được sâu bệnh. Việc gom lá đem bán cũng góp phần tạo thu nhập thêm cho người dân dù giá bán cũng không đáng là bao và nhiều gia đ́nh có điều kiện cũng không bỏ công thu gom”.
Tuyệt đối không được chặt lá tỉa cành cây vải trong giai đoạn nay sắp trổ hoa
Về mối lo ngại người dân chặt tỉa cành lá phơi khô đem bán, ông Tuyến khẳng định không có t́nh trạng đó. Bởi việc chặt cành tỉa lá phải theo chu ḱ của cây vải. Người trồng vải ai cũng biết chỉ chặt cành lá sau khi thu hoạch xong chứ trước khi cây ra hoa mà chặt cành tỉa lá sẽ coi như mất trắng. Hơn nữa, nếu chặt cả cây vải phơi khô lá chắc cũng chưa được chục kilogam. Chẳng có ai dại ǵ đánh đổi thu nhập từ hàng tạ vải lấy hơn chục ngh́n tiền bán lá.
Tuy nhiên, ông Tuyến cũng cho biết không hiểu doanh nghiệp thu mua lá vải với mục đích cụ thể ǵ. Chính v́ vậy, UBND huyện Lục Ngạn đă mời doanh nghiệp Lâm Sơn đến làm việc về những vấn đề liên quan đến việc thu mua lá vải để có thông tin chính thức về sự việc.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Đ́nh Phượng - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết: “Trước thông tin người dân thu gom lá vải khô đem bán, Sở NN&PTNT đă cử cán bộ chuyên môn trực tiếp đến địa bàn huyện Lục Ngạn xem xét. Việc thu gom lá vải khô cũng không có ảnh hưởng ǵ nhiều đến cây vải. Chúng tôi đă chỉ đạo chính quyền địa phương khuyến cáo đến người dân và nghiêm cấm việc chặt lá, tỉa cành lấy lá vải tươi làm ảnh hưởng đến quá tŕnh sinh trưởng và phát triển của cây”.
Trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Vũ Mạnh Hải - Phó giám đốc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam cảnh báo: “Việc thu gom ồ ạt lá vải khô ở gốc cây vải sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây.
Trước hết, vùng đất đồi Lục Ngạn là vùng đất bạc màu, ít dinh dưỡng và có độ ch́. Hơn nữa, vùng đất này nằm trong khu vực đón gió mùa đông Bắc từ cánh cung Đông Triều nên lớp lá vải dưới gốc cây trước hết tham gia vào việc cải tạo độ ch́ của đất và tạo thảm lá mục che chắn cho bề mặt gốc cây.
Cây vải là loại cây không rụng lá theo mùa mà quanh năm xanh tốt nên lá vải rụng xung quanh gốc không đáng kể. Lớp lá vải dưới gốc c̣n tạo chất mùn dinh dưỡng, giữ ẩm và tạo nhiệt độ ổn định cho cây. Việc thu gom sạch lá vải quanh gốc cây là việc làm không khoa học, chắn chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ tới. Là người nghiên cứu khá kỹ về cây vải, tôi khuyến cáo người dân hăy ngừng ngay việc thu gom lá vải ồ ạt này lại để đảm bảo không v́ lợi ích trước mắt mà đánh mất lợi ích lâu dài của thương hiệu vải Lục Ngạn.
Anh Thế - Quốc Đô
Theo DânTrí