VietBF - View Single Post - Khen quá hóa vô t́nh... “cổ súy“ cho định kiến giới
View Single Post
Old 02-19-2013   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Khen quá hóa vô t́nh... “cổ súy“ cho định kiến giới

V́ điều chỉnh đối tượng đặc thù là giới, b́nh đẳng giới, định kiến giới…, nên “con đường đi” của Luật B́nh đẳng giới cũng rất khác các đạo luật khác. Thế nên, mới dẫn đến t́nh huống, nhiều người, cơ quan, tổ chức… vi phạm quy định của luật mà không hề hay biết. Thậm chí, vẫn đinh ninh rằng ḿnh đang nói đúng với chủ trương của luật.
Con trai duy nhất trong một gia đ́nh có… ba chị em
Trong rất nhiều câu chuyện ngoài xă hội và trên báo có cụm từ “anh Nguyễn Văn A. là con trai duy nhất trong một gia đ́nh làm nông nghiệp có 3 chị em”; “mặc dù chị Nguyễn Thị B. chỉ sinh được 2 con gái nhưng chồng rất mực thương yêu chị”…, người nói và người viết không hề biết rằng ḿnh đang cổ vũ cho quan niệm con trai quan trọng hơn con gái, vô t́nh củng cố luận điểm cổ hủ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, một lư do cơ bản của việc lựa chọn giới tính thai nhi.
Tương tự, trong lĩnh vực quảng cáo, định kiến giới thể hiện rất rơ ràng qua mô típ đàn ông phải là những người mạnh mẽ, dũng cảm quyết đoán, c̣n phụ nữ thường yếu đuối, mỏng manh, cần được sự che chở của người khác.
Đối với quảng cáo các sản phẩm gia đ́nh, nữ giới thường xuất hiện trong vai tṛ là người lựa chọn các sản phẩm và chăm lo cho nhu cầu của gia đ́nh nói chung và nam giới nói riêng.


Sự lặp đi lặp lại này vô h́nh trung đă “hằn” trong suy nghĩ xă hội một quan niệm rằng phụ nữ có vai tṛ chăm sóc gia đ́nh, c̣n nam giới được “miễn nhiệm”. Các vụ bạo lực gia đ́nh xảy ra ngày càng nhiều trong xă hội, tuy nhiên trước một vụ bạo lực nhiều người lại chép miệng cho rằng bạo lực là do nam giới thể hiện sự… nóng tính của ḿnh và nóng tính cũng là do phụ nữ có lỗi.
Quan niệm này ăn sâu đến mức, tại Hội thảo về Pḥng chống BLGĐ toàn quốc diễn ra tháng 9/2012, một diễn giả đă rất bức xúc khi kể lại sự thật ḿnh chứng kiến: người của tổ chức đoàn, hội ở một địa phương khi đi ḥa giải BLGĐ, thay v́ phê phán thói vũ phu của người chồng, lại quay sang chỉ trích người vợ là nạn nhân rằng: “Chắc chị thế nào nên ông ấy mới đánh chứ ǵ!”…
Mới đây, Vụ Các vấn đề xă hội, Văn pḥng Quốc hội đă phối hợp cùng Tổ chức Csaga và Oxfam (Anh) buổi hội thảo mang chủ đề: “Khảo sát việc thực hiện các quy định pháp luật về b́nh đẳng giới và dân số trên một số phương tiện thông tin đại chúng”.
Nhận định đưa ra sau khảo sát cho thấy, việc vi phạm pháp luật về b́nh đẳng giới đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực như: dân số, quảng cáo, quan niệm xă hội về vai tṛ, tính cách nam-nữ, bạo lực gia đ́nh…


“Người canh đền” cho luật
Từ những t́nh huống phạm luật vô t́nh nói trên, có thể thấy, truyền thông với đủ loại h́nh thái tuyên truyền của ḿnh, đă và đang đóng một vai tṛ quan trọng trong việc thực hiện Luật B́nh đẳng giới. Hay nói cách khác, truyền thông chính là “người canh đền” cho đạo luật.
Tuy nhiên, khảo sát của Csaga và Oxfam cho thấy, sự thực hiện các chính sách liên quan đến b́nh đẳng giới trong các cơ quan truyền thông đại chúng c̣n nhiều hạn chế.


Điều này thể hiện trên một số khía cạnh như: bản thân các cơ quan truyền thông chưa hiện thực hoá, lồng ghép các quy định về b́nh đẳng giới cho chính các cán bộ, phóng viên; việc t́m hiểu về kiến thức b́nh đẳng giới cũng như lồng ghép vấn đề này trong tác nghiệp được quan niệm là thuộc các pḥng ban chuyên trách như chuyên về gia đ́nh, dân số, sức khoẻ sinh sản…
Hoặc rộng hơn là các pḥng ban chuyên hoạt động về các vấn đề văn hoá – xă hội; việc bồi đắp kiến thức đối với đội ngũ cán bộ tác nghiệp trong các khu vực khác là không cần thiết hoặc không phải là vấn đề bắt buộc hay cấp bách; các hoạt động nhằm bồi đắp kiến thức và kỹ năng cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí thường không phải là các hoạt động chính thức, chủ động, thường niên của cơ quan báo chí...
“Từ khi tôi về báo công tác, tôi chưa bao giờ được dự bất cứ một lớp tập huấn nào về b́nh đẳng giới, pḥng chống bạo lực gia đ́nh…hay có khi có giấy mời cũng chưa chắc đă đến phóng viên như bọn tôi nếu không mời đích danh. Giờ chị nói về trường hợp bài viết nếu không đảm bảo nhạy cảm giới có thể vô t́nh gây định kiến giới tôi mới biết. Tôi là phóng viên th́ cứ phản ánh vụ việc thôi, cũng không để ư đến những điều như chị nói”, một phóng viên tham gia phỏng vấn sâu cho biết.


Để nhanh chóng cải thiện t́nh h́nh, tại hội thảo “Khảo sát việc thực hiện các quy định pháp luật về b́nh đẳng giới và dân số trên một số phương tiện thông tin đại chúng”, một số khuyến nghị đă được cái đại biểu tham dự gửi tới các cơ quan truyền thông và quản lư truyền thông.
Cụ thể, với cơ quan quản lư truyền thông việc cần làm ngay là hợp tác với các cơ quan chuyên môn để xây dựng/chuẩn hóa bộ hướng dẫn phóng viên cách thức đảm bảo nhạy cảm giới trong các sản phẩm truyền thông, trong truyền thông về về bạo lực gia đ́nh, pháp lệnh dân số, nhạy cảm giới trong các hoạt động quảng cáo…nhằm tiến tới đảm bảo việc thực hiện giảm dần các định kiến giới và hướng tới loại bỏ các định kiến này trong các sản phẩm truyền thông đại chúng.
Đối với cơ quan truyền thông, ngoài việc xây dựng/chuẩn hóa bộ hướng dẫn phóng viên cách thức đảm bảo nhạy cảm giới trong các sản phẩm truyền thông, th́ cần chủ động tập huấn, bồi đắp kiến thức cho phóng viên, biên tập viên về b́nh đẳng giới, luật pḥng chống bạo lực gia đ́nh; và h́nh thành bộ phận giám sát việc thực hiện nhạy cảm giới để đảm bảo các sản phẩm truyền thông đại chúng khi đến với công chúng, là những sản phẩm đảm bảo nhạy cảm giới.
Dương Nhi
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images668962_Dinh_kien_gioi.jpg
Views:	4
Size:	6.4 KB
ID:	445125
 
Page generated in 0.04362 seconds with 10 queries