Tối 27 và ngày 28/3, nhiều lao động vừa trở về từ Lybia đă phải vật vờ nằm lại sân bay Tân Sơn Nhất để chờ người thân gửi tiền mới có thể bắt chuyến xe về quê. Nhiều lao động bức xúc v́ công ty cung ứng lao động đưa họ sang Lybia làm việc nhưng qua đó không có việc làm, khi làm th́ không có lương, bị đánh đập và đuổi về nước mà không rơ lư do.
Anh Trần Hồng Quân (33 tuổi, quê Diễn Châu, Nghệ An) bức xúc kể lại về quá tŕnh đi xuất khẩu lao động của nhóm anh em đi cùng và hành tŕnh vật vă từ Lybia về Việt Nam. Những lao động này được kư hợp đồng sang Lybia làm việc với công ty Cổ phần cung ứng nhân lực Việt – Nhật (VITECH) có địa chỉ ở số 7, Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. Mỗi lao động phải đóng trước cho công ty từ 36-41 triệu đồng cho các khoản phí… với cam kết đi lao động trong ṿng 2 năm.
Thế nhưng khi qua Lybia, các lao động này phải đi làm thợ hồ, sống tập trung trong các lán trại tạm bợ của công tŕnh. Tiền công 2 tháng mới trả một lần với mức 350 USD/tháng/thợ hồ và 285 USD/tháng/phụ hồ. Đa phần những lao động này mới qua làm được từ 2-6 tháng nhưng hoàn toàn chưa nhận được đồng lương nào. Thời gian đi lao động 2 năm nhưng trong visa của các lao động này chỉ có thời gian một tháng.
 |
Ánh mắt thất thần của một lao động vừa thoát khỏi cảnh sống như nô lệ giữa xứ người |
Tại Lybia có gần 500 lao động người Việt Nam do công ty này đưa sang. Việc làm ít nhưng khi làm bị nhiều áp bức, bị bệnh cũng không có thuốc uống lại c̣n bị đánh đập tàn nhẫn v́ cho rằng lao động lười, trốn việc. Không có bảo hộ lao động; không đi làm sẽ bị cắt cơm; ăn uống thiếu thốn... Dù trong hợp đồng có điều khoản chủ sử dụng lao động sẽ lo cho ăn uống, đau ốm sẽ lo thuốc men nhưng thực tế hoàn toàn khác. “Chúng tôi bị đối xử như những nô lệ giữa xứ người”, anh Quân bức xúc nói.
Những lao động khác như anh Trương Văn Liêu (45 tuổi, quê Bắc Giang), anh Lê Văn Dậu (43 tuổi, quê Bắc Giang), ông Hoàng (57 tuổi, quê Hà Tĩnh) c̣n bị chủ đánh đập đến thương tật.
Quá bức xúc trước cảnh không tiền, không lương và bị đánh đập nhưng không ai dám bỏ về v́ sẽ bị công ty không trả lương. Những lao động đến từ các vùng quê nghèo như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên… “cố đấm ăn xôi” để chờ công ty Việt Nhật và Đại sứ quán Việt Nam ở Lybia can thiệp. Thế nhưng, nhiều lần điện về công ty cung ứng lao động Việt Nhật kêu cứu vẫn không có sự hồi âm khả quan. Đại diện của công ty này bên Lybia cũng hững hờ trước lời than thở của đồng hương ḿnh.
Không hiểu sao, những ngày gần đây công ty mua vé máy bay cho các lao động này lần lượt về nước mà không nói rơ nguyên nhân. Không ai hướng dẫn, các lao động này tự mày ṃ t́m đường về. Từ chỗ làm ra sân bay hết 80km, các lao động này nằm vật vă ở sân bay 3 ngày trời. Sân bay rộng mênh mông trong khi các công nhân lạnh, đói, khát, không tiền… Bị cảnh sát sân bay xua đuổi nên nhóm người Việt phải dồn từ góc này sang góc khác để ngủ. Thấy cảnh xót thương này, những người bạn bè Banglades mang nước, thức ăn cho ăn.
Đêm 27/3, có 24 lao động về đến sân bay Tân Sơn Nhất - TPHCM. Ngày 28/3, thêm 25 lao động về đến TPHCM. Khi về đến TPHCM, các lao động này cũng không được công ty đón để đưa về quê. Sau rất nhiều cuộc gọi cầu cứu, một người của công ty cung ứng lao động ở TPHCM mới mang ra phát mỗi người 1,5 triệu đồng hỗ trợ tiền tàu xe.
“Đến giờ, chúng tôi chưa nhận được khoản nào. Tiền phí vay mượn đă đóng cho công ty nhưng họ không chịu trả lại c̣n trừ vào tiền vé máy bay. Chúng tôi đă nghèo, dính quả lừa này c̣n nghèo thêm”, anh Trương Văn Liêu nói.
“Đúng ra vé máy bay đưa chúng tôi về Hà Nội nhưng công ty đă chọn TPHCM để giảm chi phí vé. Chúng tôi rất mong muốn công ty giải quyết công bằng, bồi thường cho anh em khoản tiền đă đóng và khoản tiền lương trong thời gian lao động cũng như bố trí đưa những người c̣n mắc kẹt bên Lybia về càng sớm càng tốt”, anh Hoàng Văn Tiến, quê Hưng Yên bày tỏ mong muốn.
Theo Dân Trí