(ĐVO)-
"Cho đến nay, cái ǵ cũng được phong Đại sứ th́ các Đại sứ thật của ngành ngoại giao sẽ làm ǵ? Ở đâu? Hiện nay chúng ta thiếu chế tài, thiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc này, nên mới có sự lạm dụng đến mức đáng sợ", Thứ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho biết.
Chúng ta đang quá lạm dụng danh từ "Đại sứ"
Theo thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, ngành ngoại giao c̣n chưa lên tiếng, chưa phê phán nên chưa nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp xoay quanh danh hiệu đại sứ du lịch (ĐSDL) này. Cho đến nay, cái ǵ cũng được phong Đại sứ th́ các Đại sứ thật của ngành ngoại giao sẽ làm ǵ? Ở đâu? Hiện nay, chúng ta thiếu chế tài, thiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc này, nên mới có sự lạm dụng đến mức đáng sợ.
Thứ trưởng cho biết: "Đại sứ du lịch c̣n có nhiều cái trớ trêu, danh từ Đại sứ bị lạm dụng, bởi v́ hàm Đại sứ là hàm rất vinh dự của cán bộ ngành ngoại giao, có thể nói đây là hàm cao nhất, và có luật định, có nghị định về hàm cấp ngoại giao".
Bên cạnh đó, theo thứ trưởng, danh từ Đại sứ lâu nay bị hiểu lầm và bị lợi dụng quá nhiều, Đại sứ thiện chí, Đại sứ ḥa b́nh, Đại sứ t́nh thương... vô số h́nh thức Đại sứ. Mà chúng ta chưa h́nh dung ra Đại sứ ở nước ngoài rất được trân trọng.
Cựu ĐSDL Việt Nam Lư Nhă Kỳ
Danh từ Đại sứ ở nước ra đang dành cho những việc không xứng đáng với tầm của danh hiệu. Chúng ta dùng danh từ Đại sứ để gắn cho một vài nhân vật có lợi ích cho xă hội. Như Đại sứ thiện chí đem tiếng nói ḥa b́nh, đem tinh thần đoàn kết dân tộc đến với mọi người, mọi quốc gia và những người làm công việc này thường là những nhà khoa học lớn, những người có tên tuổi.
"Đây là danh hiệu rất đáng trân trọng, rất vinh dự của những người làm công tác ngoại giao, và hàm Đại sứ là do chủ tịch nước phong tặng. Đối với cán bộ cấp cao của ngoại giao được phong hàm Đại sứ cũng là danh hiệu mang suốt đời", thứ trưởng khẳng định.
Phong hàm Đại sứ du lịch là phạm luật
Theo Thứ trưởng, bây giờ, tự nhiên ở đâu ra danh hiệu ĐSDL, cũng không hiểu ĐSDL để làm ǵ, để nói ĐSDL quảng bá h́nh ảnh đất nước Việt Nam ra bên ngoài th́ một con người không đủ, c̣n chưa nói con người đó là ai, phẩm chất đạo đức, tư cách là cái ǵ, ảnh hưởng của họ đến xă hội, đến đời sống thực tế của quốc gia, sở tại như thế nào.
Thứ trưởng bức xúc: "Ai là người kí quyết định phong hàm Đại sứ du lịch, v́ trong quy định của chúng ta hàm Đại sứ là do chủ tịch nước bổ nhiệm, Đại sứ là hàm ngoại giao cao nhất. Vậy ĐSDL ai nghĩ ra, ai là người kí quyết định bổ nhiệm. Hoàn toàn không đúng về chức năng, nhiệm vụ".
Mặt khác, thứ trưởng cũng đưa ra những nhận định riêng của ḿnh về việc bầu chọn ĐSDL: "Đây cũng là một tṛ chơi, không đem lại hiệu quả và thực tế lợi dụng những cái đó để lấp đi những cái yếu kém thực tế của sản phẩm du lịch không tốt".
Theo quan điểm của thứ trưởng th́ tuyên truyền viên du lịch, hướng dẫn viên du lịch là những người kiến thức du lịch c̣n nhiều hơn ĐSDL. Tiêu chí của ĐSDL gồm những tiêu chí ǵ? Nào là có học thức, học vấn, là người công chúng có ảnh hưởng, đó có phải là tiêu chí để quảng bá h́nh ảnh đất nước không? Tất cả tiêu chí mang tính cá nhân, không mang tính chất quốc gia, tuyên truyền h́nh ảnh đất nước ra nước ngoài, thông qua một con người điều không thể.
Quảng bá h́nh ảnh đất nước ra bên ngoài chúng ta không dùng ĐSDL, chúng ta thông qua các hoạt động tuyên truyền đối ngoại, giao lưu, trao đổi, hội thảo bằng những nét đẹp cụ thể, bằng những thực tế đất nước ta có. ĐSDL làm chức năng, nhiệm vụ ǵ?
Bầu chọn ĐSDL là một tṛ chơi vô bổ
Thứ trưởng thẳng thắn: "Đây là cuộc bầu chọn trên thế giới chỉ có duy nhất Việt Nam có. Tôi cho rằng ai nghĩ ra b́nh chọn ĐSDL, trước hết vi phạm quy chế ngoại giao, vi phạm quy định về hàm cấp ngoại giao".
Ngoài ra là những thí dụ điển h́nh thực tế, chúng ta đă từng có những hoa hậu nhầm về lịch sử, nhầm về địa danh, lẫn lộn về văn hóa dân tộc, th́ làm sao một người có thể quảng bá h́nh ảnh đất nước, ĐSDL giúp cho ngành du lịch Việt Nam phát triển không có, đây là chuyện hoàn toàn ảo tưởng.
"Bầu chọn ĐSDL là một tṛ chơi vô bổ, không có ư nghĩa, v́ ĐSDL không thể thực hiện được mong muốn quảng bá h́nh ảnh đất nước ra bên ngoài", thứ trưởng cho biết.
Chúng ta thử đặt câu hỏi, Đại sứ sẽ làm ǵ? Đại sứ là người đại diện, người thay mặt cho quốc gia đến một quốc gia khác, hiện nay là mượn danh hiệu này rồi phong lung tung.
"Tôi cho rằng, cựu ĐSDL của nước ta Lư Nhă Kỳ với những scandal của cô đă đủ là bài học rất thiết thực để cho Bộ văn hóa,

đặc biệt người đă đưa ra ư tưởng bầu chọn ĐSDL. Không làm ǵ khác để thúc đẩy phát triển cho ngành du lịch Việt Nam mà cứ ngồi mà chờ hoạt động của ĐSDL cũng chẳng khác ǵ ngồi gốc cây chờ sung rụng", Thứ trưởng khẳng định.
Ngoài ra, thứ trưởng c̣n đưa ra những kế hoạch, giải pháp cần làm trong thời gian tới. Theo quan điểm của Thứ trưởng: "Nên tăng cường quảng bá h́nh ảnh Việt Nam ra nước ngoài bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Hơn ai hết người đưa h́nh ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài là chính những du khách đă đến Việt Nam, họ là người tuyên truyền, đánh giá, đưa h́nh ảnh du lịch nước ta ra nước ngoài hiệu quả nhất".
Tại sao lại không nghĩ ra những giải pháp quảng bá du lịch hiệu quả: "Một du khách đến Việt Nam và trở về với ấn tượng tốt đẹp th́ họ có thể quảng bá h́nh ảnh hiệu quả gấp 10 lần người Việt Nam tự quảng bá, chưa nói ĐSDL đầu tiên đă làm được ǵ cho du lịch Việt Nam", thứ trưởng nói.
Thanh Huyền (thực hiện)