VietBF - View Single Post - V́ sao Mỹ cương quyết can thiệp quân sự vào Syria?
View Single Post
Old 08-30-2013   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default V́ sao Mỹ cương quyết can thiệp quân sự vào Syria?

Mỹ đă tỏ thái độ sẵn sàng cho chiến dịch tấn công vào Syria và dường như đang chuẩn bị cho phương án này. V́ sao chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama lại muốn can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông?


Một hố chôn tập thể các nạn nhân thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng Syria ở ngoại ô thủ đô Damascus hôm 21/8.

1. Nước Mỹ có thể bị coi thường v́ nói mà không làm

Khi Tổng thống Obama gọi việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria là một “lằn ranh đỏ”, chính quyền các nước vốn bị Mỹ gọi là nguy hiểm, như Iran và Triều Tiên, sẽ theo dơi sít sao để xem ông chủ Nhà Trắng muốn nói điều ǵ. Nếu lằn ranh đó bị vượt qua và Mỹ không hành động ǵ, điều đó đồng nghĩa với việc các cảnh báo của Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế có thể bị phớt lờ và bị coi thường.

2. Vũ khí hóa học có thể tiếp tục được sử dụng trong tương lai


Hơn 100.000 người Syria đă thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng tại Syria. Chỉ riêng điều đó cũng có thể làm thức tỉnh lương tâm của con người. Nhưng việc sử dụng vũ khí hóa học là đặc biệt nguy hiểm. Lo ngại trước các ảnh hưởng của vũ khí hóa học trong chiến trận, các quốc gia đă ngồi lại với nhau trong những năm qua để đưa ra các lệnh cấm quốc tế về việc sử dụng vũ khí hóa học.
Tuy nhiên, Mỹ tin rằng chính phủ Syria đă sử dụng vũ khí hóa học để sát hại hàng trăm dân thường hồi tuần trước. Nếu Mỹ bỏ qua việc đó mà không có phải ứng ǵ, đây có thể không phải lần cuối cùng con người nh́n thấy các vũ khí hóa học được sử dụng. Các vũ khí hóa học không chỉ “hấp dẫn” các nhà lănh đạo từ chối từ bỏ quyền lực, mà chúng c̣n có thể xuất hiện trong các cuộc chiến khác và là vũ khí lư tưởng cho các nhóm khủng bố muốn kích động tối đa nỗi sợ hăi.

3. Cuộc chiến càng lan rộng, các lựa chọn càng ít dần

Cho tới nay, Mỹ phần lớn đứng ngoài cuộc nội chiến tại Syria. 2 năm trước, Tổng thống Obama tuyên bố rằng nhà lănh đạo Syria Bashar al-Assad phải ra đi. Một năm trước, ông Obama đă đưa ra tuyên bố nổi tiếng về “lằn ranh đỏ”. Nhưng bất kỳ hi vọng nào về việc Syria có thể tự giải quyết cuộc nội chiến chỉ đưa đến hệ quả tồi tệ.
Theo giới phân tích, Mỹ đáng lẽ nên hỗ trợ hậu cần và vật chất cho các nhóm ôn ḥa hơn trong phe nổi dậy ngay từ những ngày đầu. Việc Washington không hành động sớm đă dẫn tới hệ quả là không c̣n nhiều lựa chọn tốt, khi Mỹ muốn Tổng thống Assad bị lật đổ nhưng phe đối lập lại bị thống trị bởi các phần tử cực đoan, mà một trong số đó có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda.
Trong khi đó, cuộc chiến đang vượt ra ngoài biên giới Syria. Hàng triệu người Syria đă phải rời bỏ nhà cửa, làm ảnh hưởng tới Jordan, Li-băng, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và thậm chí Israel. Cuộc chiến đe dọa nhấn ch́m khu vực. Trung Đông vẫn là khu vực dễ bùng nổ nhất trên thế giới, dù khu vực này sản xuất một lượng lớn dầu mỏ của thế giới và nằm ở điểm giao của thương mại toàn cầu.

4. Nếu không hành động, Mỹ sẽ trao chiến thắng cho Tổng thống Assad, Iran và Hezbollah

Chính quyền Obama đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công chống lại Syria nhằm trừng phạt Tổng thống Assad và gửi đi một thông điệp với thế giới, hơn là t́m cách thay đổi chiều hướng của cuộc nội chiến. Nhưng nhiều hướng của cuộc nội chiến cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Nếu không có hành động mạnh mẽ từ Mỹ, các bước đi mới nhất của Tổng thống Assad sẽ mang lại chiến thắng cho chính quyền của ông và các đồng minh chủ chốt là Iran và Hezbollah. Mỹ tin rằng việc tạo động lực cho liên minh này cũng đồng nghĩa với việc đi ngược lại sự ổn định và ḥa b́nh của khu vực cũng như toàn cầu.

5. Ḷng thù hận sẽ kéo dài tấn bi kịch

Cuộc chiến tại Syria đă kéo dài 2 năm rưỡi. Trong thời gian đó, cuộc chiến đă gia tăng cấp độ tàn bạo và sự tàn sát.
Cuộc nội chiến tại Syria cũng ngày càng trở thành một cuộc chiến giáo phái. Giờ đây, đó là một t́nh cảnh rối ren và tràn ngập hận thù giữa người Sunni, Shite, người Allawite, người Cơ đốc giáo, người Kurd và các sắc tộc khác. Nhiều người bị sát hại v́ nguồn gốc sắc tộc của họ.
Điều đó có thể gây ra các hận thù qua nhiều thế hệ và làm bùng phát các cuộc chiến mới. "Đám cháy" này càng kéo dài lâu th́ nó càng có nguy cơ tạo ra các "đám cháy" mới, lan tới cả tương lai.


An B́nh - Dân Trí
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	syria2.jpg
Views:	799
Size:	153.3 KB
ID:	509972
 
Page generated in 0.08231 seconds with 10 queries