ÂM NHẠC MIỀN NAM VÀ NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI
Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30 tháng 4, 1975 cái ǵ mà cộng sản không thể
"giải phóng" được :
- Cái ǵ vẫn âm thầm nhưng vũ băo giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản ?
- Cái ǵ vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa yêu thương và thù hận ?
- Cái ǵ đă kết nối tâm hồn của những nạn nhân cộng sản ở cả hai miền Nam Bắc... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.
Nếu ai hỏi tôi, ảnh hưởng lớn nhất để tôi trở thành người ngày hôm nay, biết rung động trước h́nh ảnh của Ngoại già lầm lũi quang gánh đổ bóng gầy dưới ánh đèn vàng, biết nhung nhớ một khe gió luồn qua hai tấm ván hở của vách tường ngày xưa nhà Mẹ, biết man mác buồn mỗi khi đến hè và trống vắng với một tiếng gà khan gáy ở sau đồi, biết tiếc nuối một mặt bàn lớp học khắc nhỏ chữ tắt tên người bạn có đôi mắt người Sơn Tây, biết ngậm ngùi trăn trở chỉ v́ một tiếng rao hàng đơn độc đêm khuya...
Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.
Âm Nhạc Miền Nam đă trở thành một chất keo gắn chặt cuộc đời tôi vào mảnh đất mang tên Việt Nam.
Âm Nhạc Miền Nam đă làm tôi là người Việt Nam.
*
Tôi lớn lên theo những con đường đất đỏ bụi mù trời và cây reo buồn muôn thuở. Niềm say mê âm nhạc đơm mầm từ các anh lớn của Thiếu và Kha đoàn Hướng Đạo Việt Nam, trổ hoa theo những khúc hát vang vang của các anh giữa vùng trời Đạt Lư đang vào mùa cà phê hoa trắng nở :
"Tôi muốn mọi người biết thương nhau.
Không oán ghét không gây hận sầu.
Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau.
Tôi muốn thấy t́nh yêu ban đầu..."
Các bậc đàn anh như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang của Phượng Hoàng đă lót đường nhân ái cho đàn em nhỏ chúng tôi chập chững trở thành người, để biết ngước mặt nh́n đời và :
- "Cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi, hăy ngước mặt nh́n đời, nh́n tha nhân ta buông tiếng cười..."
Những đêm tối, giữa ngọn đồi nhiều đại thụ và cỏ tranh, bên nhau trong ánh lửa cao nguyên chập chờn, chúng tôi cảm nhận được niềm hănh diện Việt Nam với bước chân của cha ông và bước chân sẽ đi tới của chính ḿnh :
"Ta như giống dân đi tràn trên ḷ lửa hồng.
Mặt lạnh như đồng cùng nh́n về một xa xăm.
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn ṿng chân tươi.
Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời..."
Và anh Nguyễn Đức Quang, người nhạc sĩ của thị xă đèo heo hút gió đă trở thành thần tượng của chúng tôi.
Có những buổi chiều buông trong Rừng Lao Xao bạt ngàn, những đứa bé chúng tôi theo anh ngậm ngùi số phận :
- " Xương sống ta đă oằn xuống, cuộc bon chen cứ đè lên.
Người vay nợ áo cơm nào, thành nợ trăm năm c̣n thiếu.
Một ngày một kiếp là bao.
Một trăm năm mấy lúc ngọt ngào.
Ôi biết đến bao giờ được nói tiếng an vui thật thà ."
Nhưng cũng từ anh đă gieo cho chúng tôi niềm lạc quan tuổi trẻ :
"Hy vọng đă vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền.
Hy vọng đă vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến.
Hy vọng đă vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt.
Hy vọng đă vươn dậy như làn tên..."
Và từ anh, chúng tôi hát cho nhau :
- " Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi.
Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới."
Cô giáo Việt văn của tôi đă mắng yêu tôi :
- Tụi em thuộc nhạc Nguyễn Đức Quang hơn thuộc thơ của Nguyễn Công Trứ !
Nguyễn Công Trứ. Đó là ngôi trường tuổi nhỏ có cây cổ thụ già, bóng mát của tuổi thơ tôi bây giờ đă chết. Tôi nhớ măi những giờ cuối lớp tại trường, Cô Trâm cho cả lớp đồng ca những bài hát :
- Bạch Đằng Giang
- Việt Nam Việt Nam- Về Với Mẹ Cha...
Đứa vỗ tay, đứa đập bàn, đứa dậm chân, chúng tôi nở buồng phổi vang vang lên :
"Từ Nam Quan, Cà Mau.
Từ non cao rừng sâu.
Gặp nhau do non nước xây cầu.
Người thanh niên Việt Nam.
Quay về với xóm làng.
Tiếng reo vui rộn trong ḷng..."
Nh́n lên lớp học lúc ấy, có những biểu ngữ thủ công nghệ mà cô dạy chúng tôi viết :
- Tổ quốc trên hết
- Ngày nay học tập ngày sau giúp đời
- Không thành công cũng thành Nhân...
Nhưng đọng lại trong tôi theo năm tháng vẫn là những câu hát :
"T́nh yêu đây là khí giới, T́nh thương đem về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng nói đi xây t́nh người..."
Cô giáo của tôi đă ươm mầm Lạc Hồng vào tâm hồn của chúng tôi và cứ thế chúng tôi lớn lên theo ḍng suối mát, theo tiếng sóng vỗ bờ, theo tiếng gọi lịch sử của âm nhạc Việt Nam, để trở thành những công dân Việt Nam yêu nước thương ṇi và hănh diện về hành tŕnh dựng nước, giữ nước của Tổ tiên.
Trong cái nôi nhiều âm thanh êm đềm nhưng hùng tráng ấy, trừ những ngày tết Mậu Thân khi tiếng đạn pháo đ́ đùng từ xa dội về thành phố, cho đến lúc chui xuống gầm giường nghe tiếng AK47 và M16 bắn xối xả trước nhà vào ngày 10 tháng 3, 1975, tuổi thơ tôi được ru hời bởi ḍng nhạc trữ t́nh của miền Nam để làm nên Những Ngày Xưa Thân Ái của chúng tôi.
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh c̣n ǵ cho tôi tôi c̣n ǵ cho em
Chỉ c̣n tay súng nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gởi lại cho em...
Các anh, những người anh miền Nam đă khoát áo chinh nhân lên đường đối diện với tử sinh, làm tṛn lư tưởng Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm, đă hy sinh cuộc đời các anh và để lại sau lưng các anh những ngày xưa thân ái cho đàn em chúng tôi.
Nhờ vào các anh mà chúng tôi có những năm tháng an lành giữa một đất nước chiến tranh, triền miên khói lửa.
Lần đầu tiên, chiến tranh tưởng như đứng cạnh bên ḿnh là khi chúng tôi xếp hàng cúi đầu đưa tiễn Thầy của chúng tôi, là chồng của cô giáo Việt Văn, một đại úy sĩ quan Dù đă vị quốc vong thân.
Cô tôi, mồ côi từ nhỏ, một ḿnh quạnh quẻ, mặc áo dài màu đen, tang trắng, đứng trước mộ huyệt của người chồng c̣n trẻ. Cô khóc và hát tặng Thầy lần cuối bản nhạc mà Thầy yêu thích lúc c̣n sống
- "Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo... Đôi chúng ta sẽ chẳng c̣n nh́n nhau nữa! Trên cơi đời này, trên cơi đời này. Từ nay măi măi không thấy nhau..."
Và tôi say mê Mùa Thu Chết từ dạo đó. Trong những cụm hoa thạch thảo đầy lăng mạn ấy có đau thương đẫm nước mắt của Cô tôi. Có h́nh ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ nắp quan tài của người Thầy Đại úy Sĩ quan Binh chủng Nhảy Dù vào mùa Hè hầm hập gió Nồm năm ấy.
C̣n tiếp ,