20 tiếng đồng hồ ở Nhật, thủ tướng Scholz đã thay đổi cục diện quân sự ở châu Á? Con hổ Nhật Bản chuyển mình – chuẩn bị vào cuộc.
VTP-LTH dịch
*
Một nửa dân tộc muốn thay đổi: Nhật Bản tranh luận về hiến pháp hòa bình
05.02.2022,
Kể từ khi Thế chiến thứ II kết thúc, Nhật Bản chính thức không còn quân đội nữa, chỉ có "Lực lượng Phòng vệ". Giờ đây, điều khoản hiến pháp quyết định điều này có vẻ như đang lung lay. Bởi vì: Nga là một trong những nước láng giềng gần nhất và Nga với cuộc tấn công vào Ukraine có thể là hình mẫu cho Trung Quốc.
°
Cuộc chiến xâm lược của Nga chống lại Ukraine đã làm sống lại cuộc thảo luận ở Nhật Bản về hiến pháp hòa bình của đất nước. Trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Thủ tướng Fumio Kishida, những lời kêu gọi thay đổi hiến pháp 75 năm tuổi đang ngày càng gay gắt. Theo một cuộc khảo sát mới, tâm trạng của người dân đang bị phân rẽ. Theo "Điều 9 của Chủ nghĩa Hòa bình": Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như một chủ quyền độc lập của quốc gia và từ bỏ sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế.
Hãng thông tấn Kyodo đã công bố một cuộc thăm dò vào hôm thứ Hai, theo đó 50% dân số hiện đang ủng hộ việc thay đổi Điều 9 - và 48% phản đối điều đó. Những người ủng hộ bản sửa đổi của cựu Thủ tướng cánh hữu Shinzo Abe cho rằng, hiến pháp này không phù hợp với một quốc gia độc lập, vì nó do quân đội chiếm đóng Hoa Kỳ vào thời điểm đó áp đặt lên Nhật Bản. Họ muốn "Lực lượng Phòng vệ" phải được biết đến như một quân đội. Trên thực tế, lâu nay Nhật Bản đã có một quân đội hiện đại.
Hiến pháp Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 3 tháng 5 năm 1947 và không thay đổi cho đến ngày nay. "Ngày Hiến pháp" là một ngày nghỉ lễ. Vì ràng buộc vào hiến pháp mà Nhật Bản - không giống như Đức - không thể gửi vũ khí đến Ukraine. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ cung cấp các thiết bị trong quân đội của họ cho một bên tham chiến, bao gồm áo chống đạn và quần áo bảo vệ chống lại vũ khí hóa học. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Olaf Scholz ở Tokyo vào tuần trước, cả hai nước đối tác G7 đã nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn về cuộc chiến ở Ukraine.
Những người ủng hộ thay đổi hiến pháp cũng chỉ ra nguy cơ, giống như Nga đối với Ukraine, Trung Quốc có thể tấn công với Đài Loan dân chủ, một nước mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc về họ. Thêm vào đó là mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên. Việc sửa đổi hiến pháp cần có sự chấp thuận đa số (2/3) trong lưỡng viện của Quốc Hội, sau đó là một cuộc trưng cầu dân ý.
__________________
|