VietBF - View Single Post - DỰ ÁN KÊNH ĐÀO FUNAN TECHO CỦA CAMPUCHIA - VẤN ĐỀ VÀ LƯU Ư
View Single Post
Old 08-09-2024   #2
hoathienly19
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 1,164
Thanks: 1,989
Thanked 1,433 Times in 657 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default Tại sao Việt Nam Thất bại Với Kênh Đào Phù Nam Techo



TẠI SAO VIỆT NAM THẤT BẠI VỚI KINH ĐÀO PHÙ NAM TECHO ?



Phà đưa người và xe qua sông Mekong ở thủ đô Phnom Penh ngày 9/4/2024






DỰ ÁN GÂY NHIỀU CĂNG THẲNG


Những căng thẳng giữa Việt Nam và Campuchia liên quan đến dự án kênh đào Techo Phù Nam vẫn chưa dứt.

Dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia c̣n được gọi là Dự án Hệ thống Hậu cần và Đường bộ Giao thông Tonle Bassac.

Với kinh phí ước tính là 1,7 tỷ USD, Kênh Techo Phù Nam có thời hạn hoàn thành dự kiến là vào năm 2028.[1]


[1] https://www.khmertimeskh.com/5014011...-game-changer/


Kênh đào Phù Nam Techo dự kiến :


- Dài 180km, nối các cảng biển của Campuchia ở phía tây nam với sông Mekong, tạo ra một tuyến đường thủy qua các khu vực trọng điểm như :

- Kadal, Takeo và Kampot, đổ ra Biển Đông, tại khu vực cảng nước sâu duy nhất của Campuchia tại Sihanoukville, nằm trên Vịnh Thái Lan.

Dự án này nằm trong số các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên được chính phủ của Thủ tướng Campuchia Hun Manet công bố kể từ tháng 8/2023.

Campuchia đă mất 26 tháng để tiến hành nghiên cứu khả thi với sự tham gia của hàng chục chuyên gia.

Dự án dự kiến được khởi công vào cuối năm nay và ước tính sẽ mất bốn năm để hoàn thành.

Theo kế hoạch chi tiết của dự án, kênh Phù nam Techo dự kiến sẽ rộng :

- 100 mét ở thượng nguồn và 80 mét ở hạ lưu với tổng độ sâu 5,4 mét.


Việc xem xét thiết kế này, cùng với việc cung cấp hai làn đường vận chuyển, đảm bảo sự đi lại liền mạch của các tàu có trọng tải lên tới 3.000 tấn theo các hướng ngược nhau.[2]

[2] https://www.khmertimeskh.com/5014011...-game-changer/


VAI TR̉ CỦA TRUNG QUỐC


Đối với Trung Quốc, Campuchia là một quốc gia ASEAN quan trọng, đầu tư của Trung Quốc vào quốc gia này phù hợp với tham vọng của nước này là tăng cường quan hệ kinh tế, ngoại giao và địa chính trị với Phnom Penh.

Khoản đầu tư lớn này càng khiến Trung Quốc và Campuchia phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, qua đó làm gia tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Bằng cách định vị vai tṛ là đối tác kinh tế quan trọng của Campuchia, Trung Quốc sẵn sàng gây ảnh hưởng lớn hơn trong việc định h́nh động lực ở Đông Nam Á.





Theo thỏa thuận giữa Campuchia và Trung Quốc, vai tṛ của Trung Quốc với tư cách là bên tham gia chính trong dự án giúp Trung Quốc có quyền quản lư độc quyền đối với kênh đào trong thời gian dài từ 40-50 năm.[3]


[3] https://www.vietnam-briefing.com/new...-vietnam.html/

Trong giai đoạn này, Trung Quốc giữ toàn quyền kiểm soát các hoạt động, bao gồm cả việc thu phí – lái xe dự kiến sẽ phải trả từ 12 USD cho ô tô con và lên tới 60 USD cho xe tải chở hàng một chiều trên đường cao tốc.

Sau 50 năm nữa, quyền quản lư kênh đào mới được chuyển giao cho Campuchia.[4]

[4] https://www.vietnam-briefing.com/new...-vietnam.html/


LO NGẠI CỦA VIỆT NAM


Mối lo ngại ban đầu của Việt Nam chủ yếu là về tác động môi trường tiềm ẩn mà kênh Phù nam Techo có thể gây ra đối với khu vực sông Mekong.

Mối quan ngại cụ thể là sự thay đổi ḍng chảy trong sông Mekong.

Các nghiên cứu do Chương tŕnh Đông Nam Á của Trung tâm Stimson trụ sở tại Mỹ thực hiện cho thấy rằng :

- Việc xây dựng kênh đào có thể trở thành con đập, ngăn ḍng chảy đổ vào các khu vực trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam.


Về bản chất, kênh đào này có thể hoạt động giống như một con đập , theo đó h́nh thành vùng khô hạn ở phía Nam của kênh đào và vùng ướt trũng ở phía Bắc.

Sự thay đổi ḍng chảy như vậy cũng sẽ tác động lớn đến các hoạt động nông nghiệp và đe dọa môi trường sống của các loài dễ bị tổn thương trong khu vực.


Tương Lai Đi về Đâu? Người đàn ông chụp thùng nhựa lên đầu đi qua một hồ cạn nước ở tỉnh Bến Tre ngày 19/03/2024.

H́nh ảnh một ĐBSCL
nhiều nơi đất đai nứt nẻ khô mặn, sông rạch cạn nước, cả một vùng châu thổ sông Mekong vốn ph́ nhiêu nhất thế giới đang bị sa mạc hóa và từ từ tan ră là một tương lai không xa. [nguồn RFA / photo by AFP]





Brian Eyler - Giám đốc một chương tŕnh nghiên cứu thuộc Stimson Center, cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Những ngày cuối cùng của ḍng Mekông hùng vĩ” - đă nhận xét :

- “ Kênh đào Techo Phù nam sẽ là chiếc đinh cuối cùng đóng xuống cỗ quan tài cho Đồng bằng Sông Cửu long”.


Sự phụ thuộc kinh tế ngày càng sâu sắc của Campuchia vào Bắc Kinh là điều đặc biệt đáng lo ngại.

Sự phụ thuộc ngày càng tăng này phản ánh mối lo ngại về bản chất “mục đích kép” của dự án, trong đó cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xă hội, các công tŕnh của kênh đào có thể trở thành nền tảng để Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự trên lănh thổ Campuchia.[5]

[5] https://www.thinkchina.sg/politics/b...-towards-china


Các nhà nghiên cứu Việt Nam đă thể hiện sự lo ngại với lư do kênh đào có độ sâu có thể tiếp nhận các tàu quân sự đi vào từ Vịnh Thái Lan và tiếp cận biên giới Campuchia - Việt Nam.

Các âu thuyền trên kênh Phù nam Techo có thể tạo ra độ sâu nước cần thiết cho các tàu quân sự đi vào từ Vịnh Thái Lan, hoặc từ Căn cứ Hải quân Ream, đi sâu vào Campuchia và tiếp cận biên giới Campuchia - Việt Nam. [b][size=4][color=black][i]


https://www.youtube.com/watch?v=kIPQBwweo7A


Đây là mối lo ngại chiến lược đối với Việt Nam
v́ việc này có khả năng làm thay đổi cán cân theo hướng có lợi cho Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vẫn đang diễn ra hết sức căng thẳng với những hành động hung hăng, hiếu chiến, bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc vẫn đang diễn ra hàng ngày.





C̣n tiếp ,
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
Gibbs (08-23-2024)
 
Page generated in 0.04083 seconds with 9 queries