Hội chứng rung lắc (Shaken baby syndrome – SBS) hay c̣n được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đăi (Abusive Head Trauma) là một dạng chấn thương đầu và năo nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh.
Hội chứng này phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở trẻ sơ sinh đến 8 tháng, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng rung lắc là ǵ?
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này thường là do việc rung lắc mạnh nhằm dỗ cho trẻ bớt khóc, thói quen đưa vơng, lắc nôi ru trẻ ngủ, hoặc những động tác đơn giản khi chơi đùa nhưng làm thay đổi tư thế trẻ nhanh đột ngột như: trẻ đang nằm được bế thốc dậy, tung cao trẻ, bồng trẻ đưa lên đưa xuống nhanh, nhấc bổng trẻ lên cao làm máy bay… đều có thể gây nguy hại đến trẻ dù chỉ với thời gian ngắn.
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trọng lượng đầu trẻ chiếm khoảng 25% trọng lượng cơ thể, năo bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm “trôi nổi” trong môi trường dịch năo tủy bao bọc xung quanh và cơ cổ rất yếu chưa chịu được sức nặng của đầu. Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay ṿng tṛn mạnh... sẽ rất dễ làm tổn thương năo và các mạch máu trong năo, dẫn đến phù và tăng áp lực nội sọ.
Triệu chứng nhận biết hội chứng rung lắc:
Hội chứng này rất thường gặp và đặc biệt nguy hiểm ở trẻ. Tuy nhiên, lại rất khó để phát hiện v́ những biểu hiện đa dạng và dễ nhầm lẫn trong những bệnh lư khác. Thông thường rất khó nhận thấy rõ rệt dấu hiệu bên ngoài hoặc triệu chứng thực thể để giúp bạn nghĩ đến hội chứng này. Các triệu chứng xuất hiện thường do hiện tượng phù năo lan tỏa thứ phát sau chấn thương. Chúng có thể xuất hiện ngay lập tức sau khi trẻ bị rung lắc và sau đó tiến triển nặng dần.
Những triệu chứng dưới đây có thể giúp nhận ra trẻ bị hội chứng rung lắc:
Rối loạn tri giác ở nhiều mức độ
Lừ đừ, vật vă, hoặc hôn mê
Co giật
Nôn
Bú kém hoặc bỏ bú
Nhịp thở chậm và bất thường
Thóp phồng
Ngoài ra, trẻ bị thương tổn liên quan đến bạo lực như bầm tím mặt, da đầu, cánh tay, lưng hoặc bụng…
Các tổn thương năo sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, giảm khả năng học tập… Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết vơng mạc mắt, giảm thị lực hoặc mù, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.
__________________
|