R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 28,777
Thanks: 28,758
Thanked 18,942 Times in 8,552 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 778 Post(s)
Rep Power: 76
|
Tranh cử tổng thống Mỹ: Đối đầu giữa Trump và Harris trong 5 hồ sơ chính
Chỉ c̣n một hôm nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ 05/11/2024. Hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân Chủ và Donald Trump của đảng Cộng Ḥa đang t́m mọi cách để thu hút được lá phiếu của những cử tri c̣n đang lưỡng lự, nhất là ở các bang « dao động ». Kinh tế, di dân, quyền phá thai, chính sách đối ngoại và khí hậu là 5 hồ sơ chính cho thấy rơ sự đối lập trong chương tŕnh tranh cử của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ 2024.
Về kinh tế, theo AFP, sau 3 năm lạm phát cao, sức mua là mối quan tâm lớn của nhiều người Mỹ. Donald Trump, trong nhiệm kỳ tổng thống trước đây, đă giảm thuế cho những người giàu có nhất và các doanh nghiệp. Trong kỳ tranh cử lần này, ông Trump hứa tăng thuế hải quan « hơn 10% » đối với tất cả hàng nhập khẩu, mang lại cho ông nguồn tài lực để tài trợ cho một đợt cắt giảm thuế lớn. Ứng viên đảng Cộng Ḥa cũng cam kết đưa Hoa Kỳ thành « thủ đô của thế giới về bitcoin và tiền điện tử ».
Trong khi đó, ứng cử viên Dân Chủ Kamala Harris tự đặt ḿnh làm người đại diện cho tầng lớp trung lưu - b́nh dân và mong muốn tạo ra một « nền kinh tế của các cơ hội ». Mặc dù vẫn duy tŕ một số cam kết mà Joe Biden từng đưa ra về việc đánh thuế những người có khối tài sản lớn, Kamala Harris cũng cho thấy các biện pháp của bà sẽ chừng mực hơn. Bà Harris cũng hứa giảm thuế cho người mới sinh con, hỗ trợ những người lần đầu mua nhà và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp.
Về hồ sơ di dân, đối với Donald Trump, vấn đề biên giới là « chủ đề số 1 ». Đây cũng là hồ sơ nhạy cảm nhất trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ : dưới thời tổng thống Joe Biden, nước Mỹ ghi nhận số người nhập cảnh bất hợp pháp cao nhất.
Trong kỳ vận động tranh cử tổng thống Mỹ 2016, Donald Trump từng hứa cho xây một bức tường dọc biên giới Mêhicô. Lần này ông c̣n đi xa hơn, hứa hẹn cho tiến hành chiến dịch lớn chưa từng có trong lịch sử Mỹ để trục xuất người nhập cư trái phép. Luận điệu, mà theo AFP là bài ngoại và thiếu tính nhân văn của ông Trump về di dân, với những ngôn từ như « một cuộc xâm lược », « những đám người lang thang », « họ đang đầu độc ḍng máu của nước Mỹ » …, thường xuyên xuất hiện trong các phát biểu của ông.
Về phần ḿnh, Kamala Harris cho biết bà sẽ có chính sách cứng rắn, tuyên bố rằng những người nhập cảnh bất hợp pháp vào Mỹ sẽ phải gánh « các hậu quả ». Bà ủng hộ dự án của Joe Biden về thắt chặt chính sách nhập cư, đặc biệt dự kiến đầu tư vào việc xây dựng các tường rào để ngăn di dân nhập cư trái phép.
Về mặt xă hội, quyền phá thai được xem là chủ đề có thể khuyến khích những công dân vốn ít quan tâm đến chính trị đi bỏ phiếu, đặc biệt là phụ nữ, và điều này có thể có lợi cho ứng viên đảng Dân Chủ, bởi v́ cùng với lá phiếu bầu tổng thống, đây c̣n là dịp cử tri ở 10 bang của nước Mỹ bỏ phiếu về việc tổ chức trưng cầu dân ư về quyền tránh thai.
Đây là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi Ṭa án Tối cao, với những thẩm phán mới được bổ nhiệm dưới thời tổng thống Donald Trump, hồi tháng 06/2022 đă hủy bỏ phán quyết Roe v. Wade về bảo vệ quyền phá thai trên toàn liên bang. Kể từ đó đến nay, có tối thiểu 20 bang đă triển khai các biện pháp hạn chế một phần hoặc hoàn toàn việc tự nguyện chấm dứt thai kỳ.
Là người đi tiên phong về việc bảo vệ quyền phá thai, Kamala Harris coi đây là trọng tâm trong nhiệm kỳ phó tổng thống vừa qua cũng như trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Theo bà, chính ông Trump đă gây ra t́nh trạng « khủng khiếp và đau ḷng » như hiện nay. Bà muốn có một đạo luật liên bang bảo vệ quyền phá thai, khôi phục lại các điều khoản của phán quyết Roe v. Wade.
Trái lại, Donald Trump chọn kiểu đi zigzag. Ông tự hào nói rằng đă trao quyền giải quyết vấn đề này cho các bang, thông qua phán quyết của Ṭa án Tối cao Mỹ, nhưng lại tuyên bố một số bang « đă đi quá xa ».
Donald Trump hứa sẽ tạo một chính quyền « tuyệt vời cho phụ nữ », nhưng sau những b́nh luận mơ hồ của ông, một số người lo ngại Donald Trump sẽ sử dụng quyền của tổng thống để hạn chế quyền tiếp cận thuốc phá thai.
Về chính sách đối ngoại, trong bối cảnh chiến tranh Trung Đông và Ukraina đang diễn ra ác liệt, quan điểm của 2 ứng cử viên tổng thống đang bị các nhóm cử tri soi xét kỹ càng.
Ứng viên Cộng Ḥa Donald Trump tin rằng chưa bao giờ nước Mỹ ít được thế giới trọng vọng như hiện nay, liên tục nói rằng ông sẽ giải quyết các cuộc xung đột ngay lập tức, nhưng không bao giờ giải thích là ông sẽ làm thế nào. Ông Trump tố cáo Washington đă cấp cho Kiev những khoản tiền khổng lồ kể từ năm 2022.
Trái lại, bà Kamala Harris hứa « kiên quyết sát cánh với Ukraina » và sẽ không « làm bạn với những kẻ độc tài » như đối thủ đang làm. Cho dù cả hai ứng viên đều ủng hộ Israel, quốc gia có « quyền tự vệ », bà Harris đă cố gắng cân bằng các phát biểu của ḿnh và nhấn mạnh đến nỗi đau khổ của người Palestine.
Và cuối cùng, về hồ sơ khí hậu, Hoa Kỳ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, nhưng chủ đề này lại ít được các ứng viên đề cập đến, dẫu họ có những quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau.
Donald Trump, một người vốn hoài nghi về biến hổi khí hậu, đă hứa ngừng tài trợ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo và xe điện, thậm chí dự kiến cho khai thác nhiên liệu không giới hạn và một lần nữa rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris.
Trong khi đó, bà Kamala Harris cam kết « tiếp tục và phát triển vai tṛ lănh đạo quốc tế của Hoa Kỳ về khí hậu ». Trong nhiệm kỳ phó tổng thống, bà đă ủng hộ kế hoạch chuyển đổi năng lượng IRA của Joe Biden (Inflation Reduction Act). Và với tư cách thượng nghị sĩ bang California, Kamala Harris đă ủng hộ thỏa thuận kêu gọi giảm mạnh việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính (Green New Deal).
__________________
|