Bộ Quốc pḥng Mỹ (DOD) cho biết, quyết định này được đưa ra sau khi tiến hành đánh giá kho đạn dược hiện có của Mỹ, bày tỏ lo ngại về mức độ sụt giảm của đạn pháo, tên lửa pḥng không và vũ khí chính xác cao.
Trong số các vũ khí bị giữ lại có hơn 20 tên lửa pḥng không Patriot, hơn 20 hệ thống pḥng không Stinger, đạn pháo chính xác, tên lửa Hellfire, máy bay không người lái (UAV), và hơn 90 tên lửa không đối không AIM – loại vũ khí Ukraine sử dụng trên chiến đấu cơ F-16. Theo Washington Post, những lô hàng này đă có mặt tại Ba Lan và chuẩn bị được giao cho Kiev.
Nghị sĩ Cộng ḥa: “Không thể chấp nhận”
Dân biểu Brian Fitzpatrick, đồng chủ tịch Nhóm nghị sĩ ủng hộ Ukraine tại Quốc hội, đă chỉ trích dữ dội quyết định này của chính quyền Trump trên mạng xă hội X.
Là một đồng minh kiên định của Ukraine và từng đến tiền tuyến thị sát, ông Fitzpatrick tuyên bố sẽ “theo sát vấn đề này đến cùng và yêu cầu sự minh bạch từ chính quyền”.
“Chúng ta cần tăng cường năng lực công nghiệp quốc pḥng trong nước, đồng thời vẫn phải hỗ trợ đồng minh đang chiến đấu v́ tự do. Không thể chọn một mà bỏ cái c̣n lại”, ông nhấn mạnh.
Ông Fitzpatrick cũng đă gửi thư đến Tổng thống Trump, yêu cầu tổ chức cuộc họp khẩn cấp với Nhà Trắng và Bộ Quốc pḥng về các lô vũ khí bị ngưng lại.
“Không có áp lực, không có đàm phán”
Dân biểu Cộng ḥa Michael McCaul – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện – cũng lên tiếng, cho biết ông đang kiểm tra xem việc ngưng viện trợ có vi phạm luật viện trợ Ukraine đă được Quốc hội thông qua vào năm 2024 hay không.
Ông McCaul cảnh báo rằng, quyết định "cắt viện trợ là án tử cho Ukraine" v́ nó diễn ra “vào thời điểm tệ hại nhất”, trong khi Tổng thống Trump vẫn đang thúc đẩy đề xuất ngừng bắn với Moscow.
“Muốn ép Putin đàm phán nghiêm túc, cần có sức ép và đ̣n bẩy – đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế và luồng vũ khí tiếp viện. Nếu chặn viện trợ, ta mất đ̣n bẩy và chẳng thể ép Putin vào bàn đàm phán,” ông nói với Politico.
Trong khi một số nghị sĩ Cộng ḥa khác vẫn chưa đưa ra ư kiến, chờ thêm thông tin, th́ phe Dân chủ đă lên tiếng chỉ trích hậu quả thực tế từ việc tŕ hoăn viện trợ.
“Nhiều sinh mạng sẽ chết” - Nghị sĩ Đảng Dân chủ phản đối mạnh mẽ
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện, cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn:
“Việc này sẽ khiến nhiều dân thường mất mạng, nhiều người bị thương, nhà cửa, bệnh viện, trường học sẽ tiếp tục bị phá hủy. Đây là một quyết định sai lầm – thậm chí có thể là cố ư gây hiểu nhầm.”
Từ khi nhậm chức vào tháng 1/2025, Tổng thống Trump chưa phê duyệt thêm gói viện trợ quân sự mới nào cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc pḥng Pete Hegseth mới đây cũng tuyên bố Mỹ sẽ giảm tổng mức viện trợ cho Ukraine trong ngân sách quốc pḥng tới.
Ukraine cầu cứu, NATO lên tiếng
Trong bài phát biểu tối ngày 2/7, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết các quan chức Ukraine và Mỹ vẫn đang thảo luận ở “mức kỹ thuật” để giải quyết vấn đề, trong đó ưu tiên hàng đầu là viện trợ pḥng không.
Ông Andriy Yermak, Chánh Văn pḥng Tổng thống Ukraine, đă có cuộc điện đàm đêm muộn với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Brian Mast nhằm tháo gỡ t́nh h́nh.
Bộ Quốc pḥng Ukraine cho biết họ chưa nhận được thông báo chính thức về việc tŕ hoăn hoặc hủy viện trợ, nhưng đă gửi yêu cầu tổ chức tham vấn khẩn với phía Mỹ.
Bộ Ngoại giao Ukraine cũng triệu tập Đại biện lâm thời Mỹ tại Kiev, ông John Ginkel, để cảnh báo rằng “bất kỳ sự do dự nào” trong viện trợ sẽ khuyến khích Nga tiếp tục gây hấn.
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tỏ ra hài ḷng với quyết định của chính quyền Trump.
“Càng ít vũ khí được gửi cho Ukraine, chiến tranh càng sớm kết thúc", ông Peskov nói.
Tổng Thư kư NATO Mark Rutte bày tỏ sự cảm thông với mong muốn của Washington trong việc bảo vệ kho dự trữ quốc gia, nhưng khẳng định: “Ukraine không thể tự ḿnh chiến đấu nếu thiếu mọi hỗ trợ mà họ có thể nhận được".
VietBF@ sưu tập
|