12/02/19
WESTMINSTER, California (NV) – Tập sách “Những Người Bất Tử” của nữ tác giả Nhă Giang Thu Tâm được giới thiệu ra mắt độc giả vào chiều Chủ Nhật, 24 Tháng Mười Một, 2019 tại pḥng sinh hoạt Viện Việt Học với sự tham dự của nhiều thân hữu.
Tác giả Nhă Giang Thu Tâm trong buổi ra mắt sách “Những Người Bất Tử”. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Nội dung của tập sách “Những Người Bất Tử,” theo tác giả Thu Tâm, là kết quả của “cả một thời gian dài sưu tầm, phỏng vấn các nhân chứng trong chiến trận năm xưa.”
Tác giả cho biết cuốn sách đề cập đến hầu hết các đơn vị trong Quân Lực VNCH, từ những đơn vị thiện chiến thuộc các binh chủng Hải, Lục, Không Quân đến những đơn vị không tác chiến, như Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, nhưng tất cả đều có tinh thần kiên cường bảo vệ xóm làng.
“Trong cuộc chiến, người lính rất khổ nhưng ngày xưa, cha tôi, và ngay cả chồng tôi, những chiến sĩ Quân Lực VNCH, cũng chưa bao giờ kể về sự gian khổ của đời lính chiến đấu như thế nào. Bởi v́ với người lính, đó là ‘Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm,’ chiến đấu là một trách nhiệm mà tất cả những quân nhân Quân Lực VNCH luôn ghi nhớ,” nhà văn Nhă Giang Thu Tâm chia sẻ.
Trong phần tŕnh bày của ḿnh, diễn giả Phạm Trần Anh, cũng là một sử gia, đă tóm lược tâm t́nh người đọc tập sách “Những Người Bất Tử.” Trong đó, ông nêu lên “Nỗi ngậm ngùi cùng với những cảnh đời có thật trong chiến tranh, những trận đánh đẫm máu không quản hy sinh đời ḿnh để bảo vệ miền Nam tự do, những câu chuyện thương tâm xuất phát từ trái tim gan góc, ư chí can trường của người lính. Nếu tác giả cuốn sách ra mắt hôm nay không kể lại, có lẽ rất đông chúng ta không bao giờ h́nh dung ra được.”
Tập sách dày hơn 200 trang, trong đó có những vần thơ xen kẽ với những chuyện ngắn đầy nước mắt của mất mát, chia ly, của hệ lụy và đau thuơng sau ngày 30 Tháng Tư, tưởng chừng như một trường thiên bi hùng ca bất tận.
Đọc “Những Người Bất Tử,” ở trang 48-53, người ta biết được một câu chuyện vô cùng bi thảm nhưng không kém màu sắc kiêu hùng:
“Cuối Tháng Ba, 1975, chiếc trực thăng vận tải Chinook CH.47 định mệnh lúc đó chở 60 người dân tị nạn cùng 4 sĩ quan phi hành đoàn bay trong cơn gió lớn, dưới bầu trời đầy mây mù che phủ, với trọng tải quá mức, phi cơ không cất lên cao được. Tới băi biển Sa Huỳnh, Đà Nẵng, phi công đang t́m cách hạ cánh th́ bị trúng đạn Việt Cộng. Áo người phi công phụ loang máu đỏ nhưng cuối cùng, chiếc trực thăng cũng đáp xuống được bên bờ biển. Người chiến binh lâm nạn, Trung Úy Hương, biết ḿnh phải đền nợ nước nhưng cương quyết không để bị bắt. Anh bắn chết người yêu trước rồi xin Đại Úy Nguyễn Thanh Dũng cho anh phát đạn để chết theo. Sau đó Đại Úy Dũng cũng b́nh tĩnh quỳ xuống tự sát theo đồng đội!”
Ở trang 126, là câu chuyện kể về Trung Sĩ Vũ Tiến Quang, xuất thân trường Thiếu Sinh Quân. Ngày 30 Tháng Tư, 1975, tại Tiểu Khu Chương Thiện, sau khi chống trả tới viên đạn cuối cùng, Trung Sĩ Quang đă hiên ngang đứng thẳng trước mũi súng quân xâm lược, khẳng khái vạch trần sự mù quáng của Cộng Sản và lănh nguyên một băng đạn thù phá vỡ lồng ngực anh. Ba ngày sau, vị hôn thê xinh đẹp của Quang trong bộ áo trắng học tṛ, đă chọn cái chết bên ngôi mộ mới đắp để được giữ trọn lời thề của lứa đôi nguyện một đời sống chết bên nhau. Mộ chí song đôi khắc ghi: “Nơi đây an nghỉ ngàn thu vợ chồng Vũ Tiến Quang – Nguyễn Hoàng Châu. Thỏa Nguyền Giấc Mộng.” Cả hai để lại cho nhân gian một thiên t́nh sử thương tâm nhưng cũng rất hào hùng khiến người nghe chuyện phải rơi lệ và cảm phục.
Bên cạnh đó, c̣n có những câu chuyện kể về Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, là những người lính địa phương như danh xưng của họ, thuộc ḷng địa thế từng con đường, từng con lạch, mọi ngơ ngách trong vùng cát cứ. Họ chiến đấu cho tổ quốc mà cũng chính là cho đời sống của dân làng, cho địa phương nơi họ sinh sống bao đời cùng gia đ́nh, cḥm xóm, được yên vui.
Nếu ai chưa lần nào biết tới họ th́ xin hăy đọc lời kể của Thiếu Tá Lư Phi Ô, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 344 Địa Phương Quân, Tiểu Khu B́nh Tuy, người đă từng làm Việt Cộng bay hồn bạt vía v́ tinh thần quả cảm và những chiến tích lẫy lừng, chúng đă phải treo giải thưởng cho kẻ nào lấy được chiếc đầu đầy mưu lược của ông khi bọn chúng chuẩn bị 2 sư đoàn để mở 2 trận đánh lớn trong “Chiến dịch Tánh Linh Hoài Đức.” Với chiến lược biển người, quân số đông gấp 3, 4 lần VNCH, Việt Cộng dàn trận, chia ra mấy cánh quân, đánh ṿng ngoài, bao vây đồn Vơ Đắc 3 tuần lễ. T́nh h́nh vô cùng bi đát, thiếu thốn đạn dược, thực phẩm, ngày đêm phải liên tục chống trả đoàn quân khát máu với chênh lệch lực lượng thấy rơ nhưng phía quốc gia, người chồng ngă xuống th́ người vợ lập tức can đảm lao vào thế chỗ. Thậm chí các con tuổi niên thiếu cũng tự nguyện khuân vác đạn tiếp tế các chiến hào.
Có lần vị Tiểu Đoàn Trưởng Lư Phi Ô đă không nén được tiếng khóc khi thấy một người vợ lính chết trong tư thế đang ôm súng với bào thai trong bụng. Chị đă trở thành “Người lính không có số quân.” (Trang 85-94).
Tác giả Nhă Giang Thu Tâm ngậm ngùi thổ lộ, “Trong các sắc áo trận nổi bật th́ người lính Địa Phương Quân trông thật khiêm nhường, đời sống họ rất khó khăn, thường xuyên túng thiếu. Khi người chồng đi hành quân, vợ con ở nhà phải xoay sở mượn nợ ăn trước, đợi lương chồng về trả sau. Đôi khi vợ cầm được đồng lương trong tay cũng là lúc nhận được tin chồng không c̣n nữa.”
Sau 30 Tháng Tư, khi các chiến binh VNCH bị lùa vào các trại tù cải tạo, những người vợ ở ngoài phải một ḿnh tảo tần bươn chải, nuôi gia đ́nh gồm cha mẹ già, con nhỏ, và nuôi cả người chồng đang bị giam cầm. Tác giả tập sách cũng vượt qua được hết những thử thách gian truân của thời cuộc để chờ chồng về. Tuy nhiên, người chồng đă chết sau khi được thả ra khỏi tù.
Nói với Người Việt, tác giả “Những Người Bất Tử” chia sẻ: “Viết sách là một việc đáng làm, phải phổ biến ra cho mọi nguời thấy h́nh ảnh can trường, với những hy sinh rất lớn của người chiến sĩ VNCH như thế nào. Chung thủy với quê hương, đến bây giờ các quân nhân VNCH chưa hề nghĩ ḿnh đă giải ngũ, vẫn trăn trở bên ḷng một Tổ Quốc suy vong. Các anh măi măi là ‘Những Người Bất Tử’ đối với chúng tôi.”
Đến dự chương tŕnh ra mắt sách, ông Nguyễn Quang Tân, thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, cho hay: “Tất cả câu chuyện của những quân binh chủng Quân Lực VNCH đều được sưu tầm và viết lại. Văn của cô Thu Tâm rất rơ ràng, mạch lạc, tự nhiên, nói lên những sự chia ly đau khổ, mất mát hy sinh của đời lính. Nếu những chuyện này không được kể lại, sự hy sinh cao cả của người lính VNCH ít được lưu tâm và sẽ bị lăng quên theo thời gian.”
Bà Hồng Lan, cựu giáo sư trung học Pleiku, chia sẻ: “Cảm kích tấm ḷng v́ nước của người lính VNCH, người học tṛ nhỏ ngày nào nay góp vào chiến sử VNCH những trang sách này, để cho thế hệ sau hiểu biết thêm về người đi trước đă đổ biết bao xương máu ǵn giữ quê hương. Mong các em thế hệ trẻ ở Mỹ tiếp tục giữ ǵn truyền thống oai hùng này.”
Độc giả có thể t́m mua sách “Những Người Bất Tử” tại địa chỉ: Nhà Sách Tự Lực, Viện Việt Học, và Nguyệt San Báo KBC, 9353 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683.
(Văn Lan)