Kể từ trước Tết, chính quyền ra quy định thổi nồng độ cồn người tham gia giao thông đă khiến việc kinh doanh của nhiều nhà hàng, quán nhậu xuống dốc. Đến bây giờ dịch bệnh virus Corona th́ nhiều nhà hàng đă đóng cửa hẳn luôn.
Nhà hàng thua lỗ nặng
Anh Đăng - chủ một nhà hàng hải sản tại Q. Hoàng Mai (Hà Nội) - cho biết, nhà hàng có 15 nhân viên, bao gồm cả đầu bếp, thu ngân, phục vụ, quét dọn, rửa bát, bảo vệ nhưng hoạt động của nhà hàng lèo tèo, vắng khách.
"Mỗi ngày, cố lắm cũng chỉ duy tŕ được 1 - 2 mâm, trong khi tiền nhân viên, tiền chi phí mặt bằng, điện nước rất cao. Chưa kể hải sản tươi sống tiêu hao, bán không được giá" - anh Đăng thông tin.
Cũng theo ông chủ nhà hàng này, chi phí thuê đầu bếp là 12 - 15 triệu đồng/người, tính ra mỗi ngày công 300.000 - 500.000 đồng. Chi phí thuê phục vụ bàn, người dọn dẹp, rửa bát 4 - 6 triệu đồng/người, trung b́nh một ngày công cũng mất gần 200.000 đồng/người.
Nếu tính thêm cả thu ngân, th́ riêng tiền nhân viên, mỗi ngày anh Đăng đă mất hơn 3 triệu đồng. Cộng thêm các chi phí mặt bằng, điện, nước, mạng, chi phí đen,...th́ mỗi ngày 1 - 2 mâm anh Đăng vẫn lỗ nặng.
Loạt nhà hàng đóng cửa, nhân viên nghỉ v́ dịch
Quán bia của anh H ở giữa khu sinh viên, xung quanh là sân bóng và khu đi bộ, nhưng gần đây khi sinh viên được nghỉ học do dịch cúm corona, quán không một ai lui tới.
“Mở nhiều ngày mà không có khách, tôi rất sốt ruột bởi chi phí vận hành rất lớn. Các khoản lớn như tiền thuê nhân viên, tiền điện nước, tiền mặt bằng,…khiến tôi không lo nổi. Chưa kể, giá nguyên liệu sau Tết vô cùng đắt đỏ, cộng với việc người dân tích trữ đồ pḥng dịch, nên tôi đành phải tạm đóng cửa quán” - anh H nói.
Quán anh H đang tạm đóng cửa và cho nhân viên nghỉ hết đến ngày 19/2. Tuỳ theo t́nh h́nh dịch, anh có thể sẽ lùi lịch mở cửa đến khi nào sinh viên quay trở lại đi học.
Một quán nhậu khác thậm chí c̣n nghỉ hết tháng 2. Bởi có mở ra cũng chẳng có khách, nên để tiết kiệm chi phí vận hành, quán đóng luôn chờ tin tức.
Xếp hàng cả buổi sáng để mua 1 hộp khẩu
Xếp hàng từ sớm tại một quầy thuốc trên phố Quan Nhân, tuy nhiên tới lượt ḿnh th́ hết khẩu trang. Nhiều người đành sang một cơ sở khác trên phố Tô Vĩnh Diện (Hà Nội) để tiếp tục xếp hàng.
Tại cơ sở này, người dân lại phải chờ thêm 2 tiếng nữa mới mua được một hộp khẩu trang. Cộng thêm thời gian di chuyển th́ nhiều người mất cả buổi sáng chỉ để mua hộp khẩu trang giá 35.000 đồng.
Người dân "đổ xô" đi mua đồ tích trữ pḥng dịch
Lo sợ dịch bệnh do virus corona truyền nhiễm nên người dân Hà Nội đổ xô đi mua đồ tích trữ để tránh di chuyển và tiếp xúc nơi đông người. Điều này đă khiến một số mặt hàng thực phẩm trong siêu thị rơi vào t́nh trạng trống trơn…
Tại một số siêu thị lớn ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), các kệ hàng rau, củ đă hết sạch, các nhân viên chưa thể xếp thêm hàng vào các khay nhựa. Các sản phẩm thịt hộp, thịt xông khói, thịt chế biến sẵn...cũng hút khách trong thời gian gần đây.
Thê thảm dưa hấu 1.000 đồng/kg
Một thương lái chuyên thu mua dưa hấu ở Gia Lai để xuất khẩu sang Trung Quốc - cho biết, giá dưa hấu đang giảm rất mạnh do không xuất được sang Trung Quốc.
Năm trước, giá dưa vụ này bà con bán được khoảng 7.000-9.000 đồng/kg, nhưng hiện tại giá dưa thu mua tại nhà vườn ở Gia Lai chỉ ở mức 800 - 1.000 đồng/kg, nếu tính cả phí công bốc dỡ lên xe th́ giá dao động từ 1.300-1.800 đồng/kg, tùy loại. Thương lái thu mua dưa bán ra các tỉnh phía Bắc cũng chỉ được 3.000-4.500 đồng/kg.
“Dưa hấu ở các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là ở Gia Lai đang vào chính vụ thu hoạch. Như vụ này năm ngoái tôi xuất sang Trung Quốc khoảng trên 5.000 tấn dưa hấu, song thời điểm này do dịch corona, Trung Quốc tạm đóng biên nên thương lái bọn tôi không xuất được hàng” - thương lái này nói.