Theo như các báo ở Việt Nam cho hay tất cả chín thành viên Hội Đồng Kiểm Tra Nhà Nước đă bỏ phiếu thuận kết quả “nghiệm thu có điều kiện” của chủ đầu tư, đưa dựa án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vào khai thác giai đoạn đầu vào hôm 30 Tháng Mười.
Hội đồng này do ông Nguyễn Thanh Nghị, bộ trưởng Bộ Xây Dựng CSVN, con trai trưởng cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm chủ tịch.
Ông Nguyễn Thanh Nghị, bộ trưởng Bộ Xây Dựng CSVN, kiêm chủ tịch Hội Đồng Kiểm Tra Nhà Nước.
Theo báo Chính Phủ, Hội Đồng Kiểm Tra Nhà Nước được thiết lập hồi đầu Tháng Tư, để đánh giá công tác nghiệm thu các công tŕnh xây dựng. Về cơ cấu tổ chức, bộ trưởng Bộ Xây Dựng đương nhiệm được phân công giữ ghế chủ tịch hội đồng.
Báo Thanh Niên hôm 30 Tháng Mười cho biết thêm: “Việc các thành viên hội đồng chấp thuận căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về công tác nghiệm thu công tŕnh xây dựng, công tác kiểm tra kết quả nghiệm thu, căn cứ các báo của chủ đầu tư dự án (Bộ Giao Thông Vận Tải), các chủ thể tham gia vào công tŕnh, báo cáo kết quả khắc phục các tồn tại trong quá tŕnh thực hiện dự án, kết quả nghiệm thu hoàn thành công tŕnh của chủ đầu tư, báo cáo đánh giá của tổ chuyên gia cũng như kết quả kiểm tra hiện trường.”
Cũng theo báo này, Hội Đồng Kiểm Tra Nhà Nước là “cửa ải” cuối cùng mà dự án Cát Linh-Hà Đông phải vượt qua. Trước đó hồi Tháng Năm, liên danh tư vấn Apave-Certifer-Tricc (tư vấn ACT) đă cấp “chứng nhận an toàn hệ thống” cho dự án này sau khi tiến hành đánh giá từ năm 2018.
Việc ông Nghị và các thành viên khác của hội đồng bỏ phiếu thuận cho dự án Cát Linh-Hà Đông diễn ra ba ngày sau khi ông Lê Văn Thành, phó thủ tướng CSVN, yêu cầu khẩn trương hoàn thành các công đoạn để bàn giao dự án cho Hà Nội trước ngày 10 Tháng Mười Một.
Trong phúc tŕnh gửi đến kỳ họp Quốc Hội đang diễn ra, chính phủ cho hay dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông dài 13 cây số, có tổng mức đầu tư ban đầu vào năm 2008 (thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng c̣n làm thủ tướng) là $552.8 triệu. Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên $868 triệu. Dự án sử dụng vốn vay của chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Đây là một trong năm tuyến đường sắt đô thị đội vốn trên toàn quốc.
Dự án Cát Linh-Hà Đông được xem là “biểu tượng” về sự bê bối của nhà thầu Trung Quốc và sự phí phạm hàng trăm triệu đô la từ tiền thuế dân. (H́nh: Ngọc Thắng)
Sau nhiều lần lùi thời gian khai thác, đến Tháng Ba, dự án đă cơ bản hoàn thành các hạng mục xây lắp, lắp đặt thiết bị.
Tuy vậy, tính đến hôm 30 Tháng Mười, vẫn chưa có lịch vận hành chính thức của đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (N.H.K)