Bạn có biết vì sao đôi khi mình hay thức giấc lúc nửa đêm? Đó có thể là cảnh báo sớm của 4 căn bệnh dưới đây, bạn nhất định phải đề phòng.
Thức giấc lúc nửa đêm thực tế không phải tình trạng hiếm gặp. Điều này có thể xảy ra do bạn ngủ ngày quá nhiều, ăn uống không khoa học.
Theo giáo sư Alice Gregory - Đại học London, hiện tượng đột nhiên thức dậy trong đêm là khá bình thường. Giấc ngủ của con người cũng bị ngắt quãng bởi những lần tỉnh dậy ngắn. Tuy nhiên mọi người sẽ ngủ ngay mà không nhận ra sự ngắt quãng này.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên thức giấc lúc nửa đêm thì có thể cơ thể bạn đang có bệnh.
Trầm cảm
Các chuyên gia cho biết, việc bạn thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Trong quá trình phát triển của bệnh, con người sẽ xuất hiện những cảm xúc tiêu cực kéo dài và gây mát ngủ.
Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để kiểm soát tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý.
Ngoài ra, bạn cũng nên điều chỉnh tâm trạng bởi mệt mỏi, bức bối cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.
Bệnh gan
Theo các chuyên gia, gan là bộ phận quan trọng đảm nhận chức năng bài tiết. Trong thời gian con người ngủ, gan vẫn tiếp tục thực hiện quá trình bài tiết độc tố. Nếu gan gặp vấn đề, quá trình này sẽ bị gián đoạn và gây ra hiện tượng mất ngủ.
Do đó, nếu thấy mình thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm thì hãy đi kiểm tra gan càng sớm càng tốt.
Bệnh dạ dày
Nếu thường xuyên tỉnh dậy lúc nửa đêm thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo dạ dày của bạn đang gặp vấn đề.
Khi chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng sẽ khiến giấc ngủ bị đảo lộn, người bệnh thường tỉnh giấc lúc nửa đêm, một trong những căn bệnh dễ mắc nhất là viêm dạ dày trào ngược dịch mật.
Rối loạn ngưng thở khi ngủ
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra, việc bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ. Chứng này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến tim mạch và làm giảm lượng oxy đến cơ thể.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng thức giấc cùng 1 thời điểm lúc giữa đêm?
- Thay đổi lối sống
Bạn nên tuân thủ lối sống khoa học, nói không với đồ uống chứa caffein sau 2, 3 giờ chiều. Điều chỉnh lượng nước uống hàng ngày bởi thiếu nước cũng chính là nguyên nhân làm cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn.
Tập thể dục 30 - 60 phút mỗi ngày.
Hạn chế tiếp xúc với màn hình ánh sáng xanh. Tập đi ngủ 1 giờ cố định.
- Chế độ ăn uống khoa học
Nói không với đồ uống có cồn, tránh xa đồ ăn có thể gây mất ngủ, ợ nóng, ợ hơi...
Nên ăn nhẹ trước khi ngủ bằng 1 số thực phẩm giàu carbohydrate và protein như: Ngũ cốc nguyên hạt với sữa, bánh mì với bơ đậu phộng...
Ăn nhiều trái cây, rau củ, các thực phẩm giàu protein cùng chất béo lành mạnh.