Các nghị sĩ Cộng ḥa đă lên tiếng cảnh báo về tác dụng ngược của lệnh cấm mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc. Họ cho rằng động thái này sẽ đẩy giá cả lên cao và làm giàu cho nước Nga.
Lệnh cấm xuất khẩu dầu của Mỹ được các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ đề xuất hồi tháng trước với mục đích nhằm giữ nguồn cung dầu thô Mỹ tại thị trường nội địa và giúp kiềm chế giá năng lượng đang tăng cao. Mặc dù chưa có quyết định nào được đưa ra nhưng các nghị sĩ Cộng ḥa lo sợ quyết định này sẽ làm tổn hại tới các nhà sản xuất và người tiêu dùng Mỹ.
"Cấm xuất khẩu dầu thô khỏi Mỹ sẽ là một sai lầm thảm khốc, làm tổn hại tới sinh kế của nhân viên cổ cồn xanh ở lưu vực Permian và gây tăng giá dầu thô thế giới giúp Nga thu về thêm lợi nhuận", nghị sĩ Texas August Pfluger tuyên bố trong 1 thông cáo.
Ông Pfluger cho rằng chính sách năng lượng của Mỹ nên ưu tiên Midland (Texas) hơn là Moscow. Ngoài ra, lệnh cấm như vậy có thể khiến các gia đ́nh Mỹ phải trả mức giá cao hơn.
"Chính quyền ông Biden nên khuyến khích, chứ không phải làm tổn thương tới hoạt động sản xuất năng lượng của Mỹ", ông Pfluger nói.
Pfluger là một trong số 61 nghị sĩ Cộng ḥa ở Hạ viện gửi thư tới các Bộ trưởng Năng lượng và Thương mại Mỹ – Jennifer Granholm và Gina Raimondo – để hối thúc chính quyền không tái áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu thô mà Quốc hội đă băi bỏ năm 2015.
Trước đó, bà Granholm khẳng định, lệnh cấm xuất khẩu là một trong những công cụ có thể được sử dụng để giảm giá nhiên liệu. Thứ trưởng Năng lượng David Turk mới đây cũng nói động thái này vẫn đang được cân nhắc và đánh giá t́nh h́nh sẽ được chuyển cho bà Granholm cùng ông Biden để giúp họ đi đến quyết định cuối cùng.
Nếu những lo lắng về hệ quả có thể xảy ra trong ḷng nước Mỹ chưa đủ để lay chuyển ông Biden th́ các nhà lập pháp Mỹ c̣n đưa ra một nỗi lo ngại khác. Đó là nước Nga.
Mỹ và Nga đang là hai nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới. Dầu mỏ và khí đốt chiếm tới 1/5 GDP của Nga.
"Tái áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu sẽ khiến nước Mỹ bị bớt thế cạnh tranh trên trường quốc tế và làm dịch chuyển việc làm lương cao dành cho nhân viên cổ cồn xanh ra nước ngoài", các nghị sĩ nói trong bức thư gửi ông Biden.
Họ cho rằng việc ngừng xuất khẩu sẽ làm tổn hại tới tăng trưởng của ngành công nghiệp dầu khí Mỹ và "không hề giúp giảm bớt những gánh nặng mà người tiêu dùng Mỹ đang chịu đựng".
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc người Mỹ phải chi trả nhiều hơn cho nhiên liệu là một chuyện sẽ sớm xảy ra. Các nhà máy lọc dầu ở Vùng Duyên hải Vịnh Mexico vốn được sử dụng để xử lư các loại dầu thô nhập khẩu sẽ nhanh chóng bắt gặp t́nh trạng giá nhiên liệu thế giới tăng cao và chi phí này sau đó sẽ đến tay người tiêu dùng qua các sản phẩm xăng dầu.
Trung tâm nghiên cứu IHS Markit cảnh báo rằng việc ngừng xuất khẩu dầu thô của Mỹ có thể "tạo một cú shock đối với thị trường thế giới", làm gián đoạn nguồn cung và khiến quá tŕnh phân phối tới các khu vực lọc dầu trở nên tốn kém, thiếu hiệu quả hơn.
"Động thái này sẽ dẫn tới t́nh trạng thiếu hiệu quả trong quá tŕnh xử lư và chuỗi cung ứng, có thể đẩy giá nhiên liệu tăng cao hơn", chuyên gia Kurt Barrow nhận định.
Nghị sĩ Roger Williams quy kết lệnh cấm xuất khẩu dầu đang được đề xuất là bước đi mới nhất trong "cuộc chiến nhằm vào ngành năng lượng Mỹ", bao gồm cả quyết định đ́nh chỉ dự án đường ống Keystone XL của ông Biden.