Bởi vì nhà bếp của bạn có thể (vô tình) trở thành nam châm thu hút sự bừa bộn nên việc dành chút thời gian để giải quyết các vấn đề gây ra sự bừa bộn trong không gian này là việc vô cùng cần thiết.
Giải quyết sự bừa bộn trong bếp theo từng khu vực
Hôm nay, chúng ta sẽ tập trung vào việc dọn dẹp một phần của căn bếp, cho dù đó là tủ (một hoặc tất cả các loại tủ có mặt trong bếp), ngăn kéo, toàn bộ tủ lạnh hay một phần tủ đựng thức ăn... Hãy chọn một cái gì đó có thể thực hiện nhanh chóng và liền lúc.
Bạn sẽ cần một chiếc đồng hồ hẹn giờ và thùng hoặc giỏ tạm thời để thu thập đồ đạc khi di chuyển. Dành ra một chút thời gian mà bạn muốn dành cho việc dọn dẹp - cho dù đó là 15 phút, 30 phút hay một giờ. Khi giỏ đã đầy, bạn sẽ sắp xếp nó và xem liệu nó có cần được vứt bỏ hoặc tái chế hay không. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm ra những gì cần làm với một món đồ, hãy kiểm tra nó bằng bài đánh giá gồm 5 câu hỏi này và đặt sang một bên mọi món đồ mà bạn đang xem xét để tiếp tục cân nhắc sẽ làm vào một ngày khác.
1. Chọn 1 (hoặc 2) khu vực sẽ cần dọn dẹp và làm sạch
- Tủ
- Ngăn kéo
- Quầy bếp
- Tủ lạnh
- Phòng đựng thức ăn hoặc khu vực lưu trữ đồ nấu ăn/phục vụ...
2. Xác định những gì cần tìm kiếm để bắt đầu công cuộc dọn dẹp
- Bất cứ thứ gì thuộc về phòng khác
- Đồ bị hỏng
- Những món đồ mà bạn không cần nữa
- Bất cứ thứ gì bạn chưa sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên, chẳng hạn như dụng cụ nhà bếp hoặc các thiết bị nhỏ...
- Các món đồ nhằm phục vụ theo chủ đề ngày lễ không được sử dụng vào lần tổ chức gần đây nhất
- Các món phụ kiện mới lạ
- Những món đồ bí ẩn bạn không nhớ nó dùng để làm gì
- Chai lọ, bình nước mà bạn sở hữu (và không sử dụng)
- Dụng cụ vệ sinh cũ, thô sơ
- Hộp đựng cũ, ố màu hoặc thừa nhựa
- Gia vị mang đi, đồ nhựa và thực đơn đi lạc
- Phiếu giảm giá và thuốc đã hết hạn
- Túi giấy hoặc túi nhựa
- Những cuốn sách dạy nấu ăn không được dùng tới
- Trong tủ lạnh và tủ đông: Bất cứ thứ gì đã hỏng, thức ăn thừa bí ẩn, những thứ bạn đã thử nhưng không thích và sẽ không sử dụng...
- Trong tủ đựng thức ăn: Bất cứ thứ gì đã bị hỏng, những món đã quá hạn sử dụng, đồ hộp không cần thiết hoặc bất cứ thứ gì bạn đã thử nhưng không thích và sẽ không sử dụng...
Đối với những thứ đã được lấy ra, hãy sử dụng khả năng phán đoán tốt nhất của bạn để xác định xem bạn có cần vứt bỏ, di dời, tái chế hay quyên góp... Nhiều mặt hàng thực phẩm có thể được quyên góp, vì vậy hãy cân nhắc việc làm như vậy. Còn đối với những món đồ bí ẩn, nếu không phải đồ ăn, hãy nhét chúng vào hộp đựng có thể và dành một khoảng thời gian cụ thể để suy nghĩ xem nó dùng để làm gì trước khi vứt chúng đi.
Đồng thời, hãy cân nhắc đầu tư vào các công cụ sắp xếp cho nhà bếp và phòng đựng thức ăn để việc dọn dẹp vào lần tiếp theo sẽ dễ dàng hơn.
Hãy yên tâm, chỉ với vài bước nhỏ này, từng khu vực trong nhà bếp của gia đình bạn sẽ lần lượt được dọn dẹp cẩn thận. Và nhờ vậy, cả không gian căn bếp cũng sẽ được làm sạch sâu.
|