Các thương nhân châu Âu phải đối mặt với sự chậm trễ và phải chịu chi phí phát sinh EU trừng phạt kim cương của Nga.
Giáng đ̣n vào Nga, hỗn loạn xảy ra ở châu Âu
Tờ The Times (Anh) dẫn lời những người chơi kim cương cho biết, những hạn chế của phương Tây đối với việc nhập khẩu kim cương của Nga đă gây bất ổn cho toàn bộ ngành công nghiệp này của châu lục. Các thương nhân trong ngành hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc của các loại đá quư chảy tới Liên minh châu Âu (EU).
Lệnh cấm trực tiếp của EU và G7 đối với kim cương của Nga có hiệu lực vào tháng 1/2024. Phương Tây cũng đang lên cơ chế theo dơi nguồn gốc kim cương, dự tính hoàn thiện trước tháng 9, giúp các nước xác định được nguồn gốc của kim cương nhập khẩu từ Nga.
Ngay sau khi lệnh cấm có hiệu lực, Ủy ban châu Âu đă hạ lệnh rằng tất cả kim cương vào EU phải đi qua Antwerp ở Bỉ để được xác minh là không phải của Nga.
Kể từ đầu tháng 3, tất cả những viên kim cương thô lớn hơn 1 carat đều phải được gửi đến Antwerp, Bỉ để xử lư. Kể từ ngày 1/9, kích thước các viên kim cương phải xử lư ở Antwerp sẽ là từ 0,5 carat.
Tờ The Times dẫn lời các nhà phê b́nh cho biết, các trung tâm kim cương khác ở Ấn Độ, Dubai và Tel Aviv không áp lệnh trừng phạt đối với kim cương Nga. Và kết quả là công ty kim cương Alrosa (thuộc nhà nước Nga) không chịu ảnh hưởng đáng kể tới doanh số bán hàng của ḿnh.
Các quan chức phương Tây yêu cầu các thủ tục giấy tờ phức tạp để chứng minh nguồn gốc của từng lô đá quư, buộc các nhà buôn kim cương phải đối mặt với sự chậm trễ kéo dài và chịu chi phí phát sinh.
Những người bán kim cương cho biết, trước đây mất khoảng 48 giờ để đưa kim cương ra khỏi châu Phi, sau đó loại đá quư này sẽ được xử lư và gửi cho khách hàng. "Bây giờ, quá tŕnh này phải mất tới 2 tuần. Với mức lăi suất ở mức 10-11%, tôi sẽ mất rất nhiều tiền mỗi ngày," một nhà giao dịch kim cương nói với tờ báo Anh.
Một nhà kinh doanh khác cho biết, những viên kim cương đến từ các quốc gia khác nhau gần như giống hệt nhau về mặt hóa học, người này nhấn mạnh "sự vô lư của luật mới đang gây ra t́nh trạng hỗn loạn trên thị trường trang sức quốc tế."
Nút thắt cổ chai đang h́nh thành ở Bỉ?
Ngay sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine năm 2022, phương Tây đă áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với tài nguyên của Moscow - bao gồm nhập khẩu dầu, vàng và thậm chí cả trứng cá muối.
Kim cương chịu lệnh trừng phạt muộn hơn các mặt hàng khác do hoạt động vận động hành lang mạnh mẽ từ Bỉ đă cảnh báo rằng Antwerp - nơi 90% kim cương của thế giới đi qua - có thể phải đối mặt với nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên Bỉ đă thay đổi quan điểm và ủng hộ ư tưởng về hệ thống theo dơi kim cương.
Ủy ban châu Âu phản đối ư kiến cho rằng "nút thắt cổ chai" đang h́nh thành ở Bỉ. Một phát ngôn viên nói với The Times rằng, khối lượng kim cương đi qua Antwerp "cao nhưng không cao hơn quá nhiều so với mức b́nh thường".
Tuy nhiên, ngành kim cương của thành phố đang trong t́nh trạng khó khăn.
Tuần trước, ngành công nghiệp kim cương đă viết thư cho chính phủ Bỉ chỉ trích "sự chậm trễ, tắc nghẽn và chi phí đáng kể trong việc nhập khẩu kim cương vào nước này". Thư được kư bởi giám đốc điều hành của De Beers, nhà sản xuất và phân phối kim cương lớn nhất thế giới.
Pieter Bombeke, một trong những thợ thủ công bậc thầy của thành phố Antwerp, nói với tờ The Times: "Trước đây có 4.000 thợ cắt kim cương ở Antwerp. Bây giờ là 120. Phần lớn công việc đă được chuyển sang Ấn Độ, nơi có giá nhân công rẻ."
Các thương nhân được cho rằng đang lo ngại đại lư có thể bị buộc phải hành động như vậy và rời sang Ấn Độ, Dubai hoặc Tel Aviv - những nơi chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với đá quư của Nga.
Theo một cố vấn tài chính cho ngành công nghiệp kim cương của Antwerp, tờ báo Anh dẫn lời 10 công ty đang có kế hoạch "chuyển đến Dubai hoặc Ấn Độ v́ những quy định mới (đối với việc xác minh nguồn gốc kim cương)."
Một nhà giao dịch kim cương chia sẻ với The Times: "Nếu mỗi lô hàng kim cương bị tŕ hoăn trong 2-3 tuần, ngành này sẽ bị thiệt hại khoảng nửa tỷ USD tại bất cứ thời điểm nào. Ai sẽ trả tiền cho khoản thiệt hại này? Có lẽ sẽ là người tiêu dùng."
VietBF@ Sưu tập
|