Đối với các loại trái cây có nhiều hạt như ổi, khuyến cáo nên loại bỏ hạt trước khi ăn.
Trang Ettoday đưa tin, một người đàn ông 70 tuổi từng phẫu thuật đại tràng, sau đó bị đầy bụng, tắc ruột do ăn ổi nuốt cả hạt. Bệnh nhân phải nhập viện phẫu thuật, t́nh trạng nghiêm trọng tới mức ruột bị thủng và hoại tử, phải cắt bỏ một phần ruột non.
Bác sĩ Huang Hanbin ở Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, khi nhập viện, sắc mặt bệnh nhân tái xanh, nói chuyện yếu ớt. Qua kiểm tra và hỏi sơ bộ, bệnh nhân cho biết ḿnh đă ăn 1 trái ổi c̣n nguyên hạt.
Ăn nguyên cả quả ổi, người đàn ông bị tắc ruột.
Được biết, ổi, chanh dây, dưa hấu là những loại thực phẩm có nhiều hạt, nếu ăn nhiều có thể gây tắc nghẽn ruột.
Ngoài ra, các chất có trong cà chua, chanh leo, lựu có thể h́nh thành sỏi trong dạ dày – ruột. Quả hồng xiêm, táo mèo hay hạt táo đỏ thường được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Đài Loan cũng được cảnh báo có thể gây tắc nghẽn ruột.
Ngoài ra, quả hồng thường được nhắc đến trong các tạp chí y học v́ có chứa axit tannic nên khi tiếp xúc với axit sẽ tạo thành chất giống như chất kết dính và bám vào các cặn thức ăn khác, dẫn đến h́nh thành các cục phân cứng. Chà là đen, táo gai cũng là những thực phẩm có thể gây tắc ruột.
Bác sĩ Huang Hanbin cho biết nhiều người thắc mắc liệu "những người đă từng phẫu thuật có thể ăn các loại trái cây có nhiều hạt không". Tuy nhiên, ông cho biết không có ǵ là tuyệt đối không thể ăn, điều quan trọng là loại bỏ hạt và ăn vừa phải.
Bác sĩ Huang Hanbin cũng giải thích rằng, trong nhiều trường hợp vấn đề xuất phát từ răng miệng, sự giảm bài tiết tiêu hóa hoặc nhu động ruột hoạt động kém. Việc loại bỏ hạt hay không vẫn phụ thuộc vào lượng thức ăn được tiêu thụ, nếu là người có vấn đề tiêu hóa kém, vẫn khuyến nghị loại bỏ hạt là tốt nhất.
"Sỏi đường tiêu hóa" thường được chia thành 4 loại dựa trên thành phần của nó. Bác sĩ Huang Hanbin giải thích rằng, phytobezoar (bao gồm bă thức khó tiêu trong rau hoặc trái cây), trichobezoars (bao gồm tóc và lông), lactobezoars (bao gồm protein sữa) hoặc dược phẩm (kết tụ của nhiều loại thuốc khác nhau). Trong số đó, phytobezoar là phổ biến nhất, chiếm khoảng 40% tổng số sỏi đường tiêu hóa được báo cáo.